Giáo Pháp luôn được truyền qua khẩu để bảo đảm sức mạnh gia trì của Giáo lý cội nguồn và ngăn những kẻ được gọi là “thầy” chỉ do ý muốn của riêng họ
Trong truyền thống Phật giáo, bất kể cấp độ truyền dạy và thực hành là Tiểu thừa, Đại thừa hay Kim cương thừa, nền tảng của tiến trình phát triển tâm linh là đệ tử nương tựa vào một bậc thầy. Chúng ta có thể gọi người thầy đó là lạt ma, đạo sư, hoặc bất cứ danh từ nào, nhưng điểm cốt yếu ở đây là giáo lý phải được truyền dạy theo cách truyền miệng: người thầy dạy, còn học trò lắng nghe lời chỉ dạy, tiếp thu ý nghĩa của giáo lý và đưa vào thực hành.
Có một lý do khiến cho việc giáo lý truyền thừa qua khẩu được nhấn mạnh. Từ thời đức Phật cho đến ngày nay, Phật Pháp luôn được truyền thừa qua khẩu và phải được trao truyền theo phương cách đó, nhằm duy trì sức sống động của truyền thống, bảo đảm lực gia trì và sức mạnh của Giáo lý nguồn cội nguyên ủy. Điều này cũng nhằm ngăn chặn khả năng xuất hiện những kẻ được gọi là “thầy” chỉ đơn giản là do ý tưởng của riêng họ. Thay vào đó, bậc Đạo sư trao truyền một truyền thống giáo lý đã được kiểm nghiệm và chứng minh [tính chân xác của nó].
Điều này làm cho Phật pháp khác với các loại học tập, nghiên cứu khác, nơi người ta có thể đổi mới [truyền thống]. Trong những lĩnh vực học tập, nghiên cứu như vậy, có thể thích hợp để đưa ra những hệ thống tư tưởng mới hoặc giới thiệu những ý tưởng mới. Nhưng khi chúng ta đang nói về Phật Pháp thì mọi lời dạy phải kết nối với những lời dạy ban đầu của Đức Phật để một lời dạy có chân giá trị. Giáo lý không thể là thứ mà ai đó tự mình nghĩ ra. Giáo lý là thứ được người thầy truyền thừa.
Cũng như thế, trong các loại hoạt động tri thức khác của con người thì người ta có thể được phép trình bày thông tin theo cách giải trí và khả ái nhất. Tuy nhiên [trong Phật giáo] mặc dù việc Giáo lý phải được trình bày cho dễ nghe là cần thiết, nhưng điều tối quan trọng là Giáo lý được trao truyền phải có sức mạnh gia trì và điều phục người nghe theo hướng tích cực - không chỉ trong đời này, mà trong cả những kiếp tương lai. Vì vậy, tuy Giáo lý nên được trình bày rõ ràng và thanh nhã, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là lực gia trì của giáo huấn cốt tủy.
Trích dịch từ "Teaching: Guru Yoga", Penor Rinpoche.
The Dharma is always transmitted orally in order to secure the blessing power of the Root Teachings and prevent so-called "teachers" who appear by their own will
Regardless of the particular level of teaching or practice that we are discussing in the Buddhist tradition, whether it be Hinayana, Mahayana or Vajrayana, the process of spiritual development is one of the student relying upon a teacher. We may call that teacher a lama, a guru, or whatever, but the essential point is that there is an oral transmission that takes place in which a teacher teaches the student: the student listens to the teachings, absorbs their meaning and puts them into practice.
There is a reason for this emphasis on an oral transmission. From the time of the Buddha up to the present day, the buddha dharma has always been transmitted and meant to be transmitted orally, ensuring that there is a living tradition that is still embued with the blessing and power of the original teachings. It also guards against the possibility of so-called teachers simply coming up with their own ideas. Instead, the teacher passes on a proven tradition of teachings.
This makes the buddha dharma different from other kinds of learning where it may be possible for people to innovate. In such realms of learning it may be appropriate to come up with new systems of thought or to introduce new ideas. But when we are talking about the buddha dharma, every teaching must connect with the original teachings of the Buddha in order for a teaching to be valid. The teachings cannot be something that someone is simply coming up with on their own. The teachings are something that the teacher passes on. Similarly, in other types of human knowledge it may be permissible to present information in a manner as entertaining and pleasing as possible. But although it is important for dharma teachings to be presented in a manner which is pleasant to hear, it is most important that the transmitted teachings have the power to bless and influence those who hear them in a positive way – not only in this lifetime, but in future lifetimes as well. So even though the teaching of the dharma should be elegant and well-presented, what is most important is the blessing of the essential message.
Penor Rinpoche, excerpt from "Teaching: Guru Yoga".
Translated by Dieu Am.
Source: https://palyul.org/wp/teachings-guru-yoga/
Nguồn ảnh bìa: Nhị Đặng