Bồ đề tâm là mong muốn đạt đến giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh
“Tư tưởng giác ngộ”, Bồ đề tâm (bodhicitta), là mong muốn đạt đến giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh. Bồ đề tâm có hai phương diện, tương đối và tuyệt đối. Bồ đề tâm tuyệt đối là sự nhận biết Phật tánh hiện diện vốn sẵn có trong mỗi chúng sanh và chỉ có thể thấu hiểu bởi những ai chứng ngộ tánh Không của tất cả hiện tượng; bởi vì không dễ dàng thấu hiểu nó một cách trọn vẹn, chúng ta thường bắt đầu với sự thực hành Bồ đề tâm tương đối, nó ít khó khăn hơn.
Bồ đề tâm tương đối cũng được chia làm hai: nguyện vọng và áp dụng. Cái thứ nhất là ước muốn đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh, và cái thứ hai đưa ước muốn này vào hành động qua sự thực hành sáu ba la mật. Nói cách khác, Bồ đề tâm nguyện vọng là cái nhận ra mục đích, và Bồ đề tâm áp dụng là phương tiện nhờ nó mà mục đích được đạt đến. Điểm then chốt của Đại thừa là cả hai nguyện vọng và áp dụng đều được hướng không phải đến chính mình mà đến tất cả chúng sanh, dù sanh tử còn có thể tồn tại bao nhiêu.
Trích “Kho Tàng Tâm Của Các Bậc Giác Ngộ”, Dilgo Khyentse RinpocheTri Kiến Thanh Tịnh trích dẫnBodhichitta is the wish to attain enlightenment for the sake of all sentient beings
The “thought of enlightenment/’ bodhichitta in Sanskrit, is the wish to attain enlightenment for the sake of all sentient beings. Bodhichitta has two aspects, the relative and the absolute. Abso¬lute bodhichitta is the recognition of the Buddha-nature inher¬ently present in each being and can be grasped only by those who realize the void nature of all phenomena; since it is not easy to understand fully, we usually begin with the practice of relative bodhichitta, which is less difficult.
Relative bodhichitta is also divided into two: aspiration and application. The first is the wish to attain enlightenment for the sake of all beings, and the second is putting this wish into action through the practice of the six paramitas. In other words, aspira¬tion bodhichitta is what identifies the goal, and application bodhichitta is the means by which the goal is attained. The key point of the Mahayana is that both aspiration and application are directed not toward oneself but toward all sentient beings, for however long samsara may last.
^