CHÚNG TA KHÔNG MUỐN Ở TRONG NHÓM NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN ĐÓ*
Bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche
08.01.23, Zoom
Song ngữ - chép Anh dịch Việt
(Bài số 6)
Chúng ta đang nói về Pháp quan trọng và cần thiết như thế nào cho cả những người là Phật tử và những ai không phải là Phật tử. Và lý do để chúng ta làm việc này là cần phải hiểu cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là Pháp chân thật, cái gì là Pháp giả. Theo Thầy, điều rất quan trọng đối với chúng ta là phải học tập để biết cái gì là pháp chân thật, ai đang thực sự tu hành chân thật, và ai đang ở trong môi trường tu hành chân thật như vậy. Theo Thầy, đây là một chủ đề rất quan trọng. Điều này không có nghĩa là chúng ta muốn phê phán những người khác, mà chúng ta muốn hiểu làm sao để trở thành một người tu chân thực.
Chúng ta xem phần tiếp theo. “Đức Phật trước hết quán chiếu sinh, lão, bệnh, tử và Ngài nhận ra rằng nền tảng để đoạn diệt khổ đau là đừng bị dối gạt bởi dục lạc, bởi tám ngọn gió đời, bởi tham luyến, sân hận.” Nguyên nhân để đức Phật chuyển bánh xe Pháp lần thứ nhất, Tứ Diệu Đế, là Ngài muốn chúng ta hiểu bản chất của luân hồi, của cuộc đời. Mặc dầu, chúng ta đã nghe về những điều này rất nhiều, mặc dầu, chúng ta biết rằng đời là bể khổ và chúng ta sẽ phải trải nghiệm nhiều bất ổn, nhưng chúng ta vẫn không tránh được khổ đau. Bởi vì chúng ta không có sự hiểu biết đầy đủ về thực tại của sinh tồn và có rất nhiều tham luyến đối với thế gian này.
Mặc dầu, ta nghĩ rằng mình đang tu và đang cố gắng đoạn diệt tham luyến thế tục nhưng trên thực tế ta luôn làm rất nhiều điều là nguyên nhân cho tham luyến và đau khổ. Điều này là một hiện thực bắt nguồn từ vô minh. Chúng ta thực sự không biết mình đang làm gì và việc ta làm có phải thật là tu hay không. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng mình đang làm việc tốt, đó là Pháp chân thật, và ta là người chân tu. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, như đã nói ở trên, có nhiều người tu Phật, từ cao tới thấp, từ quan trọng tới bình thường, tất cả đều cố đạt một cái gì đó thuộc về tám ngọn gió đời. Chính vì vậy mà chúng ta cần [phải biết] sự thật, cần phải hiểu, cần phải nghiên cứu những gì là thật, những gì là Pháp thật, và cố gắng làm ĐÚNG theo những giáo huấn, càng chính xác càng tốt.
Thế nhưng, chúng ta, những người đang theo Phật, lại đang có một cuộc sống hoàn toàn trái ngược. Tất cả những gì chúng ta đạt được lại trái ngược với những gì cần phải thành tựu. Điều này có thật, phải không? Đức Phật ĐÃ đạt giác ngộ và giải thoát, trong khi đó những người được gọi là đệ tử của Ngài như chúng ta lại đi ngược với hướng mà Ngài đã chọn. Những gì chúng ta thành tựu hoàn toàn khác. Đức Phật đã tận diệt vô minh và tham luyến, trong khi đó chúng ta đang tạo thêm nhiều phiền não và tham chấp. Chúng ta không thể đoạn diệt phiền não, chúng ta kẹt ở đó; ta chạy theo những gì tâm [phiền não] rỉ tai, chạy theo bất cứ điều gì tham luyến sai sử, bất cứ điều gì dục vọng lôi kéo. Nếu nhìn kỹ bản thân, nhìn các hành vi và động cơ của mình, thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu và nhận ra rằng mình đang đi ngược lại với con đường đức Phật đã chọn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nói về những vấn nạn của luân hồi.
Hiểu về tám ngọn gió đời trước hết sẽ giúp chúng ta thực hành Pháp dễ dàng hơn. Nếu không hiểu sự khác biệt giữa pháp thế gian và Pháp chân chính, thì ta có thể nhầm lẫn và lạc lối; khi đó Pháp không còn lợi lạc nữa. Có lẽ, một số người trong chúng ta đang ở trong một tình trạng giống nhau: ta thấy mình tu mà không tiến. Vì vậy, điều quan trọng là trước hết cần phải học để biết cái gì là phi pháp, rồi phải học để biết Phật đã trở thành Phật như thế nào, đã tu hành như thế nào, Ngài đã buông bỏ vật chất, của cải như thế nào. Ngài đã có thể buông bỏ; và Ngài không chỉ đã có thể buông bỏ - Ngài không có lựa chọn nào khác hơn là buông bỏ. Ngài đã buông bỏ vì Pháp, vì thành tựu và giác ngộ. Vì vậy, ngài đã tuyệt đối buông bỏ tất cả và trở thành một sa môn. Ngài đã bỏ lại tất cả để tới một nơi không có gì cả và để trở thành không-ai-cả. Ngài đã tu trì rất miên mật, rất tinh tấn. Ngài đã trải qua muôn vàn gian khó vì Pháp. Chính nhờ vậy Ngài đã đạt được thành tựu lớn lao.
“Khi đối mặt với kiến, tu và Phật tánh, cái tâm nhỏ bé của chúng ta như cái khe hẹp chẳng thể dung chứa nổi những thứ lớn lao như vậy và chúng ta dẫm lên cả ý nghĩa chân thực và sức mạnh lớn lao của tâm. Thay vào đó, chúng ta ngụy tạo một mạng lưới những tư tưởng, ý nghĩ để vui hưởng luân hồi này; ta nghĩ rằng cái kiến, cái hạnh mà ta có là hoàn toàn đúng Pháp; không những thế, đây là Pháp tối hảo.” Đôi khi chúng ta làm ra vẻ - không phải làm ra vẻ mà chúng ta thực sự tin như vậy - chúng ta tin rằng mình đang tu và tu tốt nhất: “Tôi đang thực hành Pháp chân chánh.”
Đôi khi, chúng ta không thực sự suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng mà chỉ đơn giản làm theo những gì người khác đang làm. Chúng ta nghĩ: “Ồ, tất cả mọi người đang làm như vậy [thế thì] cái mà tôi đang làm chắc chắn phải ổn, bởi vì hầu như tất cả đều cùng làm y như vậy.” Những người đó đang dùng mác hiệu Pháp và có lẽ họ trông giống những người chân tu đang làm được nhiều thứ. Điều đó khiến chúng ta lẫn lộn. Bởi vì tất cả đều làm một việc giống nhau nên ta nghĩ: “Ồ, tôi giống như người đó và cái tôi đang làm có lẽ là ổn; tôi đang làm điều đúng đắn” - và đây cũng là một vấn đề không ổn. Có thể là một vấn đề không ổn chung [cho tất cả].
Chúng ta không nhìn vào tấm gương cuộc đời của đức Phật hoặc cuộc đời của những hành giả chân chính như Milarepa hay Patrul Rinpoche, mà lại nhìn vào hành vi của những kẻ khác: “Ồ, người này rất nổi tiếng, người này có nhiều đệ tử, người này có vị trí rất cao. Và tôi có thể cố gắng để cũng được như vậy. Tôi phải đạt được những thứ đó.” Ở Tây Tạng, mọi người chạy theo những vị mà chúng ta nhắc đến ở trên - những vị lạt ma cao trọng hoặc những người quan trọng. Kẻ bình phàm là như vậy. Hành vi của họ, hành động của họ là như vậy. Ở Tây Tạng, chúng tôi có nhiều hành giả vĩ đại nhưng họ không theo hoặc không cố gắng hết sức để noi theo tấm gương của các ngài. Ngược lại, họ chạy theo những người không giống các hành giả vĩ đại này. Theo Thầy, đây là một vấn đề chung cho tất cả mọi người mà chúng ta cần phải tỉnh giác.
Ở đây chúng ta nói về “cái tâm nhỏ bé của chúng ta như cái khe hẹp chẳng thể dung chứa kiến, tu và Phật tánh.” Có mâu thuẫn giữa các dòng phái Phật giáo khác nhau và nhiều người nghĩ: “Dòng phái chúng ta là tốt nhất.” Tất cả đều nghĩ rằng dòng phái của họ là tốt nhất và nghĩ như vậy cũng được thôi. Tuy nhiên, đôi lúc tâm của chúng ta quá bé nhỏ và hẹp hòi, những gì vĩ đại sẽ không lọt được vào đó. Vì vậy, tâm từ chối những thứ đó và phê phán rằng những thứ đó là sai. Và đây là một vấn đề. Ví dụ, pháp ngondro này mang cái kiến của Dzogpa Chenpo - Đại viên mãn, Rigpa. Và cái kiến đó vĩ đại, bao la. [Thế nhưng] có một số người không thể hiểu được Phật tánh và họ nghĩ rằng những thứ này là sai. Và đó là vấn đề. Điều đó xảy ra bởi vì tâm họ quá nhỏ bé và trí tuệ của họ không đủ lớn. Vì vậy, nhiều vấn đề, nhiều xung đột xảy ra giữa các dòng phái khác nhau. Nhưng nếu chúng ta thực sự thực hành Pháp một cách chân chính, nếu chúng ta cố gắng làm theo lời Phật dạy một cách đúng đắn, thì loại vấn đề này chắc chắn sẽ được giải quyết.
Một lần nữa, Thầy muốn nhấn mạnh vấn đề tư tưởng bộ phái, kỳ thị, phân biệt. “Ồ dòng phái của tôi là tốt nhất còn dòng phái của anh sai” - điều này xảy ra rất thường xuyên giữa các truyền thống khác nhau, trong Phật giáo Tây Tạng, giữa Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Hoa và vân vân. Điều này tạo nên nhiều tâm ganh ghen, đố kỵ và nhiều thứ tiêu cực khác. Để cho điều này không xảy ra với chúng ta cần phải học để biết cái gì là đúng, cái gì là sai ngay từ ban đầu. Hơn nữa, bởi vì chúng ta nghĩ rằng cái kiến của những người khác là sai, nên chúng ta phê phán họ, nói xấu họ sau lưng. Điều đó xảy ra khắp nơi, không chỉ giữa những người bình thường, mà cả trong cộng đồng Phật giáo nơi mà người ta nói những điều tệ hại nhất về những người khác. Đây không phải là Pháp chân chính bởi vì Pháp làm cho tâm của chúng ta được điều phục tâm, an bình hơn, và có nhiều ý nguyện trong sáng hơn. Nhưng một khi ai đó đang đi lạc hướng thì điều này sẽ dẫn đến rất nhiều cái nhìn sai lầm, thái độ sai lầm. Chúng ta coi thường những người khác và nghĩ: “Họ không thông minh hoặc không tốt. Họ sai, họ không phải là người tu Phật.” Họ nói bất cứ điều gì họ có thể nghĩ ra. Tại sao họ liên tục làm những điều không tốt như vậy? Bởi vì tâm họ chịu sự sai sử của vô minh và không nhìn thấy những điều có thật. Nó không nhìn thấy những phẩm tính tốt đẹp của người khác, không thể thấy cái gì là đúng, cái gì làm sai.
Điều đó không có nghĩa là những ai làm những việc này không thông minh; thật ra, họ có trí khôn [thế tục] nhưng có thể nói rằng do vô minh mà họ làm như vậy. “Vô minh và chấp ngã khiến chúng ta hành động [theo cách] dường như là luân hồi và thế giới này rất tốt đẹp, tráng lệ, chắc thật và trường tồn” - điều này có nghĩa là bạn càng chạy theo sai sử của vô minh thì luân hồi của bạn càng bền vững và mạnh mẽ hơn. Điều này khiến cho chúng ta không bao giờ thực sự kết thúc được luân hồi mà cứ tiếp tục lăn lóc nơi này. Cái kiến và cái hạnh, hay cái bạn nghĩ và cái bạn làm, đang ngụy tạo một luân hồi đẹp hơn. Thầy không biết rằng dùng chữ “đẹp” có phù hợp không nhưng trong tâm của chúng ta nó đẹp, có phải không? “Ồ, tôi đang cố gắng rất nhiều để làm nhiều việc cho dòng truyền thừa của tôi, cho truyền thống của tôi và rất thành công, rất tốt đẹp.” Họ nghĩ rằng nó tốt đẹp và họ làm cho nó tốt đẹp hơn, nhưng đó không phải là Pháp chân thực. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Chúng ta không nên chịu sự sai sử của vô minh mà phải nghe theo tiếng nói của trí tuệ. Chỉ trí tuệ mới có khả năng nhìn mọi thứ đúng đắn và thanh tịnh.
“Nương tựa nơi Pháp bảo, chúng ta phải chặt đứt sợi dây ràng buộc chặt chẽ chúng ta với căn nhà mênh mông là luân hồi.” Đúng như vậy, chúng ta phải có khả năng trải nghiệm an bình thật sự, hạnh phúc thật sự nhờ thực hành Pháp. Thế nhưng, bởi vì chúng ta đang sử dụng Pháp cho những chuyện thế tục, chúng ta không bao giờ có thể trải nghiệm cảnh giới của tịnh độ, của an bình và hạnh phúc, không cấu uế vì cái ngã. Mặc dầu chúng ta đang thực hiện những công việc của người tu hành nhưng chúng ta làm những việc đó với tâm chấp ngã. Chúng ta làm tất cả mọi thứ với tâm chấp ngã. Việc tu hành là để giảm bớt và chặt đứt chấp ngã. Thế nhưng chúng ta thường không làm được điều đó mà [ngược lại] chúng ta chỉ khiến cho cái ngã càng lớn lên mà thôi. Mục đích của việc tu hành là để trải nghiệm an bình, hạnh phúc thật sự nhưng chúng ta đang làm điều trái ngược với mục đích này. Chúng ta không thực sự thực hành Pháp chân chính mà thực hành Pháp vì cuộc sống thế tục. Chính vì vậy chúng ta không bao giờ trải nghiệm an bình, từ bi thực sự, không bao giờ thấy được cõi tịnh độ thực sự.
Chúng ta có thể thấy thực trạng của Phật Pháp và những người tu Phật bằng cách so sánh với những gì trong quá khứ. Trong quá khứ, các bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng coi dâng hiến cuộc đời cho việc tu hành là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Và nhờ vậy, họ đạt tới những quả vị như quả dự lưu, vị kiến đạo, tam địa và vân vân. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi: cách chúng ta nói, chúng ta nhìn cái gì là quan trọng bây giờ đã thay đổi. Hồi xưa, các hành giả chỉ thấy thành tựu trên con đường tu là quan trọng nhất. Nhưng ngày nay, các chư vị cao trọng tìm kiếm một cái gì đó khác chứ không phải điều này. Ví dụ như trong quá khứ, đức Long Thọ đã thành tựu vị kiến tánh. Có rất nhiều vị Bồ tát và đạo sư vĩ đại đã đạt được những thành tựu vĩ đại trên đường tu như tam địa Bồ tát và vân vân. Đây là cái mà các ngài thực sự muốn thành tựu và có thể thành tựu bởi vì các ngài rất tinh tấn và thực sự chân thật để đạt tới những điều này. Vì vậy, các ngài đã có thể buông bỏ những thứ của thế gian và thể hiện điều này trong kết quả là các địa và vị. Các hành giả trong quá khứ thành tựu trên đạo lộ được như vậy bởi vì các ngài đã thực hành Pháp chân chính và các phẩm tánh đặc biệt này làm nên chủ đề chính trong tiểu sử của các ngài.
Tóm lại, các hành giả trong quá khứ là những bậc thành tựu tôn quý. Các ngài kể về tiểu sử a la hán của các ngài, các ngài đã đạt tới các địa bồ tát như thế nào, các ngài đã thành tựu trên đạo lộ nhờ thực hành Pháp như thế nào. Đó là chủ đề chính trong tiểu sử của các ngài. Tuy nhiên, ngày nay có những người nói rằng họ đã đạt tới trình độ của một bậc thầy nhưng thử hỏi trong tiểu sử của họ có gì hơn là những công việc thuần túy thế tục, những bận tâm thế tục. Đây là sự thật, có đúng không? Ngày nay, những người như Thầy hoặc thậm chí những người có vị trí cao hơn, nổi tiếng và quan trọng hơn, không có những tiểu sử Pháp chân thật như vậy để kể mà họ nhìn thấy mọi thứ theo một cách khác, họ thấy các thứ thế tục như địa vị trong xã hội, trong chính quyền quan trọng hơn. Họ bắt đầu bằng việc kể về nỗ lưc để thành đạt, có địa vị hay tiếng tăm, và tuyên bố: “Tôi bây giờ có nhiều đệ tử. Tôi có những đệ tử này. Tôi là trụ trì của tu viện này, là người đứng đầu tổ chức nọ, tôi là chủ tịch của một hội này hội khác.” Đây là sự thật, có đúng không? Theo Thầy, đó là sự thật. Thầy nghĩ rằng các bạn hiểu điều đó - cái gì đang xảy ra trong xã hội hiện nay. Thầy thấy ở Việt Nam cũng có nhiều vị tăng có vị trí trong chính phủ và họ nghĩ: “Ồ, a ha, tôi thành công và tôi rất quan trọng (cười). Điều này xảy ra khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở khắp mọi nơi. Đây là sự khác biệt giữa những người tu trong quá khứ và hiện nay. Các bạn có thấy sự khác biệt đó không? Các bạn có thấy rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa những hành giả trong quá khứ và những người tu hiện nay hay không?
Cách nhìn của những hành giả trong quá khứ rất khác: họ gần hơn đối với Pháp và với sự chứng ngộ. Ngày nay, với số lượng những người vô minh tham gia vào các hoạt động Phật Pháp ngày càng gia tăng thì cách những người tu nhìn mọi thứ rất khác so với quá khứ. Ngày nay, những người tu hành ngày càng xa rời Pháp. Trong quá khứ, các hành giả, các bậc đạo sư có nhiều trí tuệ hơn và trí tuệ thanh tịnh hơn; ngày nay chúng ta không có trí tuệ thanh tịnh và vĩ đại như vậy mà có rất nhiều vô minh. Tóm lại, số lượng những người tham gia vào các hoạt động Phật Pháp với tâm vô minh ngày càng gia tăng. Kết quả là Pháp ngày càng xa những người tu hành, đặc biệt là những người tu hành cao trọng. Ngày nay, những kẻ mượn Pháp để mưu cầu những chuyện thế tục để đạt được địa vị hoặc quyền lực cùng tất cả những loại hành vi đồi bại đang xuất hiện ngày càng nhiều như nấm mọc trên đồng.” Loại người này xuất hiện nhiều hơn và nhiều hơn mỗi ngày ở khắp mọi nơi. Và Thầy nghĩ rằng những loại người đó xuất hiện ngày càng nhiều hơn bởi vì vô minh và phiền não là những nguyên nhân chính yếu tạo nên những người như vậy. Tâm rất dễ sanh loại động cơ [bất tịnh] như vậy, chứ không phải loại động cơ thanh tịnh và trí tuệ thanh tịnh. Chúng tôi thấy chính mình cũng giống như vậy, nhưng có lẽ những người khác giống loại người tu như vậy hơn - những kẻ không đạt được một điều gì liên quan đến Pháp nhưng lại đang dùng Pháp để đạt những thứ của luân hồi. Họ muốn mưu cầu chức tước, địa vị trong môi trường tu hành và nhiều người còn sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành quyền lực hoặc vị trí trong tăng già, trong tu viện. Nguyên nhân chính yếu đã tạo nên những điều này chắc chắn là vô minh và phiền não chứ không phải một điều gì tốt lành thanh tịnh. Loại người như thế này xuất hiện ở khắp mọi nơi ngày càng nhiều, ở tất cả các nước. Và chúng ta có thể nhìn thấy. Chắc là chúng ta có thấy những người như vậy, phải không?
“Trong các dòng truyền thừa những phần tử tư lợi và vị kỷ chất chứa trong tâm họ cả một biển đầy những tham, sân.” Có lẽ đó là sự thật. Có nhiều người muốn thấy “tôi là ai” – họ là những người có tâm hẹp hòi và trái tim không rộng mở. Chỉ có một số người, những người của họ, là có thể chui lọt vào trái tim của họ mà thôi - đó chính là chủ nghĩa bè phái, phân biệt, kì thị. Tất nhiên, đây không phải là Pháp. “Họ thường xuyên thèm rỏ dãi những thứ của thế gian như chính trị, quyền lực, danh tiếng. Họ đắm chìm trong những mối bận tâm thế tục cả ngày lẫn đêm. Dường như khó có thể kể xiết tai họa đang xảy ra với giáo Pháp, với thời đại của chúng ta.” Như đã nhắc tới ở trên, trong tất cả các truyền thống Phật giáo, trong tất cả các nước, những người như vậy tham gia rất nhiều vào những loại pháp thế gian như chính trị và quyền lực. “Họ đắm chìm trong những mối bận tâm thế tục cả ngày lẫn đêm.” Những người như vậy thực sự tồn tại và tất nhiên, chúng ta không nói rằng 100%, nhưng theo Thầy đa số mọi người là như vậy. Dường như không thể kể xiết tai họa xảy ra với giáo Pháp, với thời đại của chúng ta. Và đây là một mất mát lớn, một hiểm họa lớn cho Phật Pháp. Đây là những thứ độc hại và những phương cách độc hại có thể hủy diệt một phần lớn của cả một truyền thống. Đây cũng là một mất mát lớn đối với giáo Pháp bởi vì chúng ta cần Phật, chúng ta cần giáo lý của Phật. Giáo pháp cần những hành giả vĩ đại. Chỉ bằng cách đó giáo Pháp sẽ có lợi lạc, giáo Pháp sẽ có tác dụng. Pháp rất lợi lạc cho chúng sinh nhưng nếu Pháp được dùng cho những mưu toan thế tục thì Pháp không thể sống và Pháp trở thành vô giá trị.
Đây là điều có thật đang xảy ra hiện nay, trong thế giới này, với Phật giáo và với người tu Phật. Và điều này thật đáng buồn. Nhưng chúng ta cũng không thể làm được gì nhiều. Đó là xu hướng của họ, đó là sự lựa chọn của họ và đương nhiên họ muốn chọn hướng đi này. Nhưng ít nhất, Thầy nghĩ rằng có những người thanh tịnh hơn, chân thật hơn. Vẫn còn những người như vậy. Nhưng đa số mọi người hiện nay khá là điên và chúng ta không muốn ở trong nhóm những người đó, trong nhóm điên đó (cười). Vì vậy, xin hãy hiểu và hãy khiêm hạ, giữ tâm thanh tịnh và chân thành với giáo Pháp.
“Nếu một ai đó sử dụng quyền lực và địa vị để làm lợi lạc cho những người khác thì đó là điều tốt; nhưng nếu chúng ta khảo sát mọi thứ một cách chi tiết thì chúng ta sẽ thấy rằng sẽ thấy rằng rất sâu trong tim họ, những người có quyền lực và tiền bạc, của cải không muốn làm lợi lạc cho bất cứ ai ngoài chính bản thân họ và những người theo họ.” Điều này thực sự đúng đối với các dòng phái. Ví dụ như ở Tây Tạng, giữa các truyền thống khác nhau, họ chỉ cố gắng hết sức mình để phát triển truyền thống riêng của mình và làm lợi lạc cho những người theo truyền thống của mình. Khi nỗ lực như vậy, họ thực sự muốn làm bất cứ điều gì cho những người thuộc dòng phái mình và chính bản thân mình, nhưng đồng thời họ có thể làm hại những người khác vì lợi ích của bản thân họ. Và đây chính là vấn đề. Đây chính là phần “không đẹp” (cười). Có một số người, một số truyền thống thực sự gây rất nhiều tác hại đến các truyền thống khác; họ cố phá hủy thành công của các truyền thống khác, của những người khác, cố gây sức ép đối với những người khác và làm nhiều điều [có hại] khác nữa. Đây chính là vấn đề. Và nếu khảo sát kỹ, chúng ta sẽ thấy sâu trong tim của họ có rất nhiều tham chấp và sân hận. “Làm lợi lạc cho những người khác” không có nghĩa là làm lợi lạc chỉ cho những người liên quan tới bạn. Điều đó đúng có phải không” Ví dụ, đối với Phật và chư Bồ tát không có một khác biệt nào. Không có ai là không có liên quan gì đến các ngài. Đó là bồ tát đích thực. Còn chúng ta thì ngược lại - chúng ta có tâm phân biệt, bộ phái. Chúng ta chỉ thấy những người của truyền thống mình là tốt, là quan trọng, trong khi những người khác thì “không, không, không, không”. Đây là điều nghiêm trọng đang xảy ra hiện nay, vì vậy chúng ta cần cố gắng giữ tâm mình thật an bình, và không rơi vào thái cực mà phải giữ trung đạo.
Tất nhiên, tất cả mọi người đều hiểu cái gì thực sự là lợi lạc cho những người khác, tuy đôi khi chúng ta vẫn quên. “Làm lợi lạc cho những người khác” có nghĩa là trước hết hành động để làm lợi lạc cho người khác mà không có tâm phân biệt, thiên vị, bám chấp hay sân hận. Nhưng trong tâm những người này chỉ nghĩ về truyền thống của họ và những người theo họ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Đã từng có chiến tranh giữa các truyền thống khác nhau do vì tham và sân như vậy. Nhiều truyền thống trong Phật giáo là như vậy. Trong Phật Giáo Tây Tạng đã có rất nhiều xung đột, tranh cãi, đánh nhau và tệ hơn cả là giết nhau vì truyền thống riêng của mình (cười). Điều này là có căn cứ dựa trên lịch sử, trên sự thật; Thầy không hư cấu những chuyện như vậy và cũng không nghĩ rằng có lẽ họ là như vậy. Không, điều này là sự thật lịch sử. “Họ không gì khác hơn là những người thế tục xức lên mình thứ nước hoa dán nhãn ‘Pháp’.” Loại hành vi này và những thứ họ làm khiến cho họ ngày càng xa rời Pháp. Những phiền não rất mạnh của họ đã đưa đường dẫn lối cho họ, khiến họ làm những điều rất tồi tệ và làm xuống cấp những phẩm chất người tu của họ. Họ không có tâm tu hành. Bạn có thể nói rằng “họ xức lên mình cứ nước hoa dán nhãn hiệu ‘Pháp’.” Đây không phải là Pháp, họ không có mùi thơm của Pháp (cười) mà “hành xử theo cách với tư tưởng bộ phái phân biệt, kỳ thị, thiên vị được xem là hành động xấu.” Tất nhiên, bè phái và không trung thực là xấu, không chỉ trong cộng đồng tu môi trường tu mà thậm chí trong bối cảnh của các giá trị đạo đức xã hội bình thường. Vậy thì làm sao đây lại có thể xem là đạo hạnh của một bậc giác ngộ?
Hết bài giảng 08.01.2023
Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 08.01.2023: https://lienhoaquang.com/q_7wlcdyaKỹ thuật và đánh máy: Minh Hiền------------------------------
* Đây là bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche trên Zoom ngày 08.01.2023. Bài giảng có lược bỏ những phần nói về tổ chức buổi giảng. Tiêu đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc. Bản tiếng Anh của bài giảng này đã gửi Rinpoche duyệt.
WE DO NOT WANT TO BE IN THAT CRAZY GROUP
Hungkar Dorje Rinpoche’s teaching
08.01.2023, Zoom
We were talking about how important and how necessary Dharma is for both non-Buddhist and Buddhist people, and the reason for us to talk about this is to understand what is right and what is wrong, what is real Dharma and what is fake Dharma. I think it's important for us to study what genuine Dharma is; who is really practicing genuine Dharma; who's being in that position or in that environment. I think this is a very important subject. It doesn't mean that we try to be critical of others, but we try to understand how to be a real Dharma practitioner.
So, let’s go through the book. “The Buddha first contemplated aging, sickness, and death, and knew that the basis for eliminating those states of suffering was to not be delivered by the pleasures of existence, the eight worldly concerns, attachment, and eversion”. The reason for the Buddha to turn the first wheel Dharma, Four Noble Truths, is that he wished us to understand the nature of samsara and the nature of life. Even though we’ve heard about these teachings a lot, and even though we understand that the life is full of sufferings or full of troubles and there are so many problems that we need to go through, we still have to suffer because we don’t have enough understanding of this reality and get a lot of attachments to this world.
Although we think we are practicing Dharma and we try not to have attachment to this world, actually we are making many things in many times that creates more sufferings and attachments. This is a real problem because of our ignorance. We are not really aware what we are doing, it's a real Dharma or not. You probably think we're doing something good which is a real Dharma practice and we are a real Dharma practitioner. But the problem is that we were talking about it earlier that many Buddhist people, from high down to low, from important to ordinary people, everyone is trying to accomplish something that is related to eight worldly concerns. Therefore, we need [to know] the truth, to understand and to study the real thing, real Dharma, and try to follow the instructions exactly as much as possible.
However, we, who followed his teachings, lead a life that is opposite to his. Everything we accomplish are opposite and contrary to what to be accomplished. That is true, right? Buddha accomplished enlightenment and liberation while the so-called followers like us are going the other direction, opposite to that he had accomplished. Things that he had accomplished are different. He had completely cut off his ignorance and attachments whilst we are building more emotions and attachments. And we are not able to release these negative emotions, we are stuck in there, and we just follow whatever the mind says, whatever your desire says, and we just go after wherever our attachments take. If we look carefully at us and at our conducts or motivation, probably we understand and we are able to aware that we are going the opposite direction to the Buddha path. So, this is the reason why we are talking about problems of samsara.
Understanding eight worldly concerns first will make us easier in practicing Dharma. If we do not understand the difference between worldly dharmas and real Dharma, then we are confused and we are lost and Dharma sometimes doesn't benefit. Probably, some of us are in similar situation, which do not really see much improvement on the path. So, it's important to learn what it is non-Dharma first. And then we have to study the Dharma, how the Buddha became Buddha, how he practiced, and how he gave up material things and possessions. So, he was able to give up and not only he was able to give up, he also had no other choice but just gave up. He's given up for the Dharma, for the accomplishment and enlightenment. So therefore, he gave up completely everything and he became a monk who left everything behind him to where there is nothing, (to become) no-one. He practiced very hard, tried very hard. He went through so much hardship, difficult times too, for the Dharma. Therefore, he attained such a great accomplishment.
“The view, practice, and true nature cannot fit into the small aperture of our minds and so when we encounter them, we trample upon both the true meaning and the power of the mind. Instead, we set up networks of thoughts that delight in this world. Then we think that the views and conduct we have created are not only in agreement with the Dharma, but also that they are the best in Dharma.” Yeah, sometimes we try to be; not try to be [but we think] we are like that. We think what one is doing is the best: “I'm doing the real Dharma”.
Sometimes, we do not really think carefully, and we just do whatever others are doing. We think: “Oh, everybody's doing like that and what I am doing must be OK, because most people do the same thing.” They are using the title of Dharma and probably they look like a real Dharma practitioner and do many things. That makes us confused, because everyone is doing the similar things and we think: “Oh, I’m similar to that and that I'm doing probably OK, I'm doing the correct thing”, and this is also a problem. Maybe the common one.
We do not look at things like the Buddha’s life or the life of real Dharma practitioners such as Milarepa or Patrul Rinpoche, but we look at others’ conduct: “Oh, this is very famous, and this has many followers and this has very good position and I might try like that. I must accomplish those things.” In Tibet, everyone follows those we mentioned earlier - high lamas or important people. The ordinary people are like that. Their conducts, their actions are more like that. And here in Tibet, we have so many great Dharma practitioners but [they] do not really follow or [do not] try very hard to follow them exactly. On the contrary, we follow those that are not like these great Dharma practitioners. And this is, I think, a common problem that we need to be aware of.
Here we say about “the view, practice, and true nature cannot fit into the small aperture of our minds.” It's contradiction between different Buddhist schools and some think “We are the best”. Everyone think their own tradition is the best and it's OK to think this way. But sometimes, the mind is too small, too narrow, that the greatness will not fit in in the mind and they reject. They criticize and they think that's wrong, and this is the problem. For example, this ngondro is for the view of Dzogpa Chenpo - the great perfection, Rigpa. And that view is very great and vast. [But] some people cannot really understand the nature, and they think this is wrong. Now, that is the problem. That is what happens, because of their small aperture or their mind is narrow and their wisdom is not great enough. Therefore, many problems are created and many conflicts happen among different schools. But if we practice the real Dharma; and if we try to follow the Buddha’s instructions correctly, then this kind of problems are naturally solved.
Once again, I must lay stress on the problem of sectarianism. “Oh, my school is the best and yours are wrong” - this is happening a lot among different schools, within Tibetan Buddhist tradition and between Tibetan and Chinese Buddhism etc. This has created a lot of jealousy and negative things for us, so to make sure that it will not happen to us, we need to study what is right and what is wrong, right at the beginning. Moreover, since we think that the views of others are wrong, then we criticize them and run them down behind their backs. It happens the same everywhere, not only among ordinary people, but also in the Buddhist society where they probably talk the worst about others. This is not a real Dharma because Dharma only makes our mind more tamed, more peaceful and create more pure wills. But when one is going the wrong direction, it will lead to a lot of wrong views and bad attitudes toward others. We look down upon others: “They are not smart and they're not good. They are wrong, they're not Buddha’s stuff”. They say about whatever they could think of. Why are we doing these bad things continually all the time? Because we are following the command of ignorance. The mind is under the power of ignorance, and it doesn't see the real things. It doesn't see the qualities of the others, and it doesn't see the right or the wrong.
It's not that the people who are doing these things are not intelligent, in fact, they have [worldly] wisdom, but that’s because of their ignorance, we can say that. And “Ignorance and self-fixation and we act as if all of samsara and the world were beautiful, magnificent, solid and enduring” means that the more you follow your ignorance, the more stable or stronger one’s samsara is, which makes us never really end samara but continuing to be indulged in samsara. The view and the conduct or the ways that we think and we do that are creating our own samsara more beautiful. I don't know if it's a suitable word to use “beautiful” but in our mind it's beautiful, right? “Oh, I'm trying very hard to do things for my Lineages and for my school and very successful and it's a beautiful”. They think it's beautiful and there's some sort of making more beautiful, but not really the Dharma they're making. So that's completely wrong. We should not follow the commands of ignorance but our wisdom. It is wisdom that sees things correctly and purely.
“Through the Dharma, we should sever our strong ties to the vast dwelling, or home, that is samsara.” That's right, we should be able to experience a real peace and happiness through Dharma practice. But because we are using Dharma for worldly Dharma, we have never experienced a realm or pure land of peace and happiness, unstained by self-fixation. Even though we are doing Dharma things, we do that with the self-fixation. Because of self-fixation, we do everything. And the Dharma practice is used to cut self-fixation and to release or to make least self-fixation. But most times, we are not able to do that (but) build more things with self-fixation. The goal to practice Dharma is to really experience real peace and happiness, but now we are doing something opposite to this, not really practicing genuine Dharma for the path but for other things in this life. Because of that, we have never experienced a real peace, real compassion and we never have seen a real pure land.
We can see what it is like now: the Dharma or the Dharma people by comparing it to the past. In the past, great Dharma masters of India and Tibet were dedicated to practicing the path above all else. And in that way, they attend to the result of Stream entrance - a level of Dharma practice, Arhat, the path of seeing, and the third Bhumi and so on. The way has changed: the way we talk about it, the way we see what is important has changed now. In the early society, the Dharma practitioners only see this as the most important - to accomplish, to achieve. But now high religious people look for something else, not this. In the past, for example, Nagarjuna accomplished the first path of seeing. There are many great Bodhisattvas and great Dharma masters achieved such great levels on the path like third Bhumi and so on. This is something that they really want to achieve and they're able to achieve because they are very diligent and really sincere for these things. Hence, they were able to give up worldly stuffs and manifested that in the results of the paths and levels. These people in the past had achieved so much on the path because they practiced genuine Dharma, and their special qualities make up the principal subject in their respective biographies.
So, the Dharma practitioners in the past are very accomplished noble beings. They talked about their Arhat biography of their lives: how they achieved the Bhumi, or the achievement of the path through the Dharma. That is the principal subject of their biographies. However, in present days, there are those who say that they have attained the level of being master but what else is there in their autobiographies other than involvement with worldly concerns. And this is true, right? Nowadays, in the present times, people like me, and even higher, more important and famous people, do not have such real Dharma stories in their life to talk about, but they see things differently and see things in the world, positions in the world, in the government more important. They begin with account of their striving for attainment and status, and then declaire: “I now have many followers. I have these students. I am the abbot of this monastery and the head of that organization. I am a chairman of this or that community.” This is real, right? I think it's real. I think you understand very well what is like in the society right now? I see in Vietnam many monks who may get a job in the government, and they think: “Wow, A Ha, I’m so successful and so important” (laugh). This happens everywhere, not only in Vietnam or China, everywhere. This is the difference between the past and the present with religious people. Do you see the differences now? And do you see there is a big difference between the Dharma practitioners in the past and Dharma people now?
Because the way they see things is different in the past: they were closer and closer to the Dharma and result of Dharma and with the number of those ignorantly involved in Dharma activities increases the way Dharma people see things is different from the past. Now, Dharma people are going further and further [from] the Dharma. In the past Dharma practitioners or masters had more and purer wisdom; nowadays, we don't have such great or pure wisdom, but a lot of ignorance; thus, the number of those ignorantly involved with non-Dharma activities is increasing. As the result, as Dharma is in our mind, so Dharma is further and further away from Dharma practitioners and especially important Dharma people. “In these times, those who engage in non-Dharma activities—and all kinds of perverse behavior—in order to obtain Dharma status and Dharma power, are appearing in great numbers, like mushrooms in a field.” This kind of people appear more and more every day, everywhere and I think it is easy to appear more because ignorance or negative emotions are main causes to create such people. And it is easy to have this kind of motivation, but not pure motivation for Dharma, pure wisdom. So, we see ourselves also being like this, but probably others are more being like this kind of Dharma people who don’t achieve anything related to Dharma, but are using the power of Dharma to achieve stuffs in samsara. They just want to gain the title of that position related to Dharma and many are willing to compete with each other for the power of Dharma or position in the sangha or in the monastery. The main reason is, of course, ignorance and mental klesha, not something good or something pure that is creating this thing. There are more this kind of people appearing everywhere, in every country. So, we can see, maybe we can see those, right?
“Members of Dharma traditions who have self-interest and self-concern have an ocean of aversion and attachment in their hearts.” Probably it is true, really. There are many people who want to see “who I'm” – [they] are very narrow minded, not open-hearted. Only some people, their people, fit in their hearts - that’s sectarianism. Of course, it's not Dharma. “They are continuously salivating at the thought of such worldly concerns as politics, power and fame. They engage in worldly concerns day and night. It does not appear possible to counter this misfortune that has befallen our time and the teaching.” As we mentioned earlier, in every Buddhist tradition, in every country, those people are involved so much in this kind of worldly dharmas, politics and power. “They engage in worldly concerns day and night.” Such people really exist and, of course, we don’t say 100%, but I think most people are like this now. It does not appear possible to count the misfortune that has befallen in our time, and this is a great harm to the Dharma. It's a big loss and harm for the Dharma. These are harmful things or ways to destroy the great part of the tradition. It's also a great loss for the Buddhist teachings because we need Buddha and Buddha teachings. Dharma needs great Dharma practitioners. Only by that way, will Dharma work and be useful. Dharma is very beneficial to sentient beings, but if it is only used for worldly stuffs, then real Dharma cannot live, or it becomes valueless.
This is a real thing happening right now in this world with the Buddhist tradition and Buddhist people and it's kind of sad. But not much thing can be done for that. It’s their direction, it's their option and naturally they want to pick that direction. But at least I think there are people who are purer, more sincere. Still there is. But most people are going a little crazy right now and we do not want to be in that group, that crazy group (laugh). So please understand and make yourself humble, be pure and sincere to the Dharma.
“If someone uses their power and rank to benefit others then that is a good thing, but if we examine this in detail, we see that deep in their hearts, people with power and wealth don’t wish to benefit anyone other than themselves and their followers.” This is really true among the lineages. In Tibet, for example, between different traditions, they only try their best to develop their own traditions and benefit their own people. When they try very hard, they're willing to do anything for their people, for themselves, and at the same time, they are able to harm others for themselves. So, that is the problem. That is the “not beautiful” part (laugh). Some people, some traditions are really harmful to others and they try to destroy others’ success, try to give pressure on them, and do many other things. That is the problem. So, if we examine carefully, we’ll see deep in their hearts, there is a lot of attachment and aversion. “Benefiting others” does not mean benefiting only those associated with yourself. This is true, right? Like [for] the Buddha and Bodhisattvas, there's no difference. There’re no such people that are not associated with them, not related to them. This is real Boddhisatva. We are opposite to this, and we are being very sectarian. We see only our own people, our own tradition good and important while others are “no, no, no, no”. That is seriously happening right now, thus we should try to keep our mind in a very peaceful position and not to go to any extremes, but try to be in the middle way.
Of course, everyone understands - but sometimes we forget - what is really beneficial for others. “Benefit others” means to primarily act to benefit others without partiality, attachment or aversion. But in the minds of these people, there are only thoughts about their own traditions and followers. It is a serious problem. There have been wars between religions and religious traditions because of this kind of attachment and aversion. Many traditions are like that, of course, in the Buddhism, too. In Tibetan Buddhism, there have been lots of conflicts and debates, or fighting (laugh). It is worse to kill each other for their own tradition. This is based on history, on reality, not I'm making these things and not thinking maybe they are like this. No, it is related to the history. And “they are nothing other than worldly people who have sprayed themselves with the perfume of the Dharma.” This kind of conduct and the things they have done make them further and further from the Dharma. Their strong emotions have led them to do such bad things that reduce their qualities related to the Dharma. They have no Dharma mind. You can say that “spray to themselves with the perfume of Dharma.” It is not Dharma, they have no smell of Dharma (laugh) but “act in a sectarian and bias way is considered to be bad”. Of course, being sectarian and dishonest is bad, not only in the Dharma, but even in the context of worldly values. So how could it ever be considered the conduct of an enlightenment or enlightened being?
End of lecture on 08.01.2023
Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching MP3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching 08.01.2023: https://lienhoaquang.com/q_7wlcdya