Nếu thực hành với sự chứng ngộ Đại Phổ Hiền Như Lai thì đây là con đường tốt nhất, nhanh nhất để thành tựu giác ngộ
Hungkar Dorje Rinpoche [1]
Song ngữ – chép Anh dịch Việt
Bài số 12
Chúng ta đang nói về bản tâm, về Quang Minh, đó chính là bản tánh của tâm chúng ta. Chính vì Quang Minh tạng đó, chính vì thực tại đó, mà tất cả mọi thứ đều có thể để chúng ta thực hành và cuối cùng có thể thành tựu chứng ngộ bản tâm. Nếu không có nền tảng hay thực tại này thì không ai có thể đạt tới Phật quả. Nhưng may mắn thay, chúng ta có nền tảng căn bản này của tâm.
Phật tánh, hay bản tâm, chính là Pháp Thân. Pháp thân cũng được gọi là Đại Phổ Hiền Như Lai. Đại Phổ Hiền Như Lai là một vị Phật nhưng không phải vị Phật bằng xương bằng thịt. Samantabhadra chính là là tánh của tâm vốn liên hệ với tánh Không. Bản tánh của tâm là không ô nhiễm. Nó vô cấu nhiễm từ vô thỉ, vì vậy nó tuyệt đối toàn thiện. Samantabhadra có nghĩa là Đại Toàn thiện. [Samantabhadra] toàn thiện như thế nào? Bản tâm tuyệt đối thanh tịnh, không bị ô nhiễm bởi [biên kiến] xấu hay tốt. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng điều gì đó là tốt, nhưng tại sao chúng ta lại nghĩ như vậy? Đó là bởi vì có một cái khác là xấu. Vì vậy, so với cái xấu đó thì cái này là tốt. Vấn đề ở đây là mọi thứ phụ thuộc vào tâm của chúng ta, vào việc chúng ta nghĩ như thế nào, vào việc [ta] cho rằng nó là [tốt] hay là không tốt. Vậy nên chúng ta nói Samantabhadra, hay Đại Toàn Thiện, không thể bị ô nhiễm bởi [biên kiến] tốt hoặc xấu.
Nếu không có Samantabhadra Đại Phổ Hiền Như Lai thì không có bất cứ một thành quả nào từ tất cả những nỗ lực tu hành của chúng ta. Chính nhờ có sức mạnh của tính thanh tịnh này làm nền tảng mà con đường tu của chúng ta có bản chất thành tựu tự nhiên. Chúng ta cần phải hiểu rằng Pháp thân, hay Đại Phổ Hiền Như Lai, hay Phật tánh, hay bản tâm đều là một. Nếu không có bản tâm này thì cho dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa chúng ta vẫn không thể thành tựu được. Chính nhờ tính thanh tịnh bổn lai này mà tất cả mọi thứ đều có thể. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu thực tại này. Chúng ta cần phải rằng hiểu việc hiểu bản tâm và chứng ngộ bản tâm là quan trọng như thế nào. Việc đạt chứng ngộ là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, mỗi nỗ lực tu hành của chúng ta, mỗi Pháp tu chúng ta hành trì, đều là để hiểu tính thanh tịnh nền tảng. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải hiểu thực tại này, cố gắng thọ nhận đầy đủ mọi giáo lý, mọi chỉ giáo và tích lũy hai bồ tư lương để có thể chứng ngộ bản tâm hay Đại Phổ Hiền Như Lai.
“Chúng ta phải xác lập khởi nguồn của Quang Minh thừa này.” Dòng truyền thừa Longchen Nyingthig, hay giáo lý Longchen Nyingthig, hay dòng truyền thừa Dzogpa Chenpo, hay giáo lý Dzogpa Chenpo, chính là Quang Minh thừa. Giáo lý này, dòng truyền thừa này, thừa này chính là Quang Minh thừa – thừa của bản tâm, thừa của bản tánh kim cương, hay thừa của Đại Phổ Hiền Như Lai. Chúng ta có thể nói rằng thừa này, hay dòng truyền thừa này, hay các giáo lý này, là cao nhất trong tất cả các giáo lý của đức Phật. Vi dòng pháp đó được gọi là Quang Minh thừa.
Chúng ta nói rằng Pháp Thân Phổ Hiền Như Lai là khởi nguồn của dòng pháp này – dòng pháp Longchen Nyingthig. Chúng ta có thể nói rằng vị Phật của dòng truyền thừa này là Phật Đại Phổ Hiền. Pháp thân Phật và Đại Phổ Hiền Như Lai về căn bản là một. Đó là bản tâm, đó chính là bản tánh của tâm. Khía cạnh tánh Không của tâm chính là Pháp thân hay Đại Phổ Hiền Như Lai.
“Xét về thực tánh, tất cả chư Phật mười phương đều sinh ra từ bản tánh của Đại Phổ Hiền Như Lai và không được sinh ra bằng bất cứ cách nào khác.” Chúng ta nói rằng chư Phật mười phương đều được sinh ra từ tánh [của Đại Phổ Hiền Như Lai] này – đây là một cách sinh ra rất khác biệt. Chúng ta hiểu con người được sinh ra từ mẹ như thế nào và mọi thứ đều được sinh ra do nhân duyên. Còn đây là một cách sinh rất khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dùng chữ này. Vì vậy, xét về thực tánh tất cả chư Phật không sót một ai đều được sinh ra từ chân tánh này chứ không phải theo bất cứ một cách nào khác. “Có vô số bổn tôn an bình và uy nộ như Kim Cang Trì, Kim Cang Tát Tỏa và các vị Phật của Ngũ Bộ Như Lai – tất cả đều là chiếu diệu từ Pháp Thân mà thị hiện thành những thân thanh tịnh rất vi tế, trang nghiêm bởi các món y phục và trang sức bằng ngọc báu.” Tất nhiên, chư Phật sanh ra từ tánh của Đại Phổ Hiền Như Lai. Không chỉ chư Phật mà cả y áo của các ngài và các món trang sức các ngài đeo cũng đều sanh ra từ chính Pháp thân. Vì vậy, Đại Phổ Hiền Như Lai là nền tảng cho tất cả chư Phật và chư Bồ tát.
Về căn bản, điều đó có nghĩa là tất cả chư Phật và chư Bồ tát, tất cả chư bổn tôn an bình và uy nộ – tất cả đều là hiện thân của Đại Phổ Hiền Như Lai. Đây là cách rất độc đáo cho chúng ta cách hiểu dòng truyền thừa này [như thế nào] và thấy chư Phật, chư Bồ Tát, chư bổn tôn an bình và uy nộ như thế nào, thân tướng của các ngài thị hiện như thế nào. Vì vậy, nếu chúng ta thực hành với sự chứng ngộ Đại Phổ Hiền Như Lai, hay bản tâm, thì đây là con đường tốt nhất, con đường nhanh nhất để tu hành và để kết nối với Đại Phật Phổ Hiền. Khi chúng ta không có sự chứng ngộ này thì phải mất rất nhiều, rất nhiều thời gian để thành tựu bất cứ Pháp tu nào. Tuy nhiên, với loại giáo huấn này, với loại trí tuệ này, với hiểu biết này thì tất cả mọi thứ trở nên dễ hơn, ngắn hơn, nhanh hơn. Vì vậy, dòng pháp Dzogchen, pháp tu Dzogchen có sức mạnh lớn lao nhất để thành tựu nhanh chóng.
Truyền thống Cổ Mật có một cách độc đáo để giải thích về dòng truyền thừa. Thông thường, chúng ta nói về ba phần của dòng truyền thừa. Có ba dòng truyền thừa: dòng tâm truyền của chư Phật, dòng ấn truyền của chư Trì Minh Vương và dòng khẩu truyền của các cá nhân. Vì vậy, khi chúng tôi dạy, khi chúng tôi nói về dòng pháp Dzogchen thì cái chúng tôi dạy phải bao gồm cả 3 phần này thì mới là tuyệt đối đầy đủ. Nếu một phần bị bỏ sót thì dòng pháp [được truyền] sẽ không trọn vẹn. Vì vậy, chúng ta phải nói về ba phần này, ba cách để thành tựu viên mãn dòng pháp Đại Viên Mãn.
“Dòng truyền tâm của chư Phật hằng siêu vượt lên nhị nguyên của [biên kiến] lấy và bỏ.” Chúng ta đang nói về dòng tâm truyền – truyền thừa thứ nhất trong ba dòng truyền thừa; và “Đại Phổ Hiền Như Lai, bậc có bản tánh chân thực [có thể] trao truyền sự chứng ngộ” – điều này [giải thích] cách Đại Phổ Hiền Như Lai trao truyền giáo lý như thế nào và dòng truyền tâm được thiết lập như thế nào. Đại Phổ Hiền Như Lai và các vị Phật khác không sử dụng ngôn từ hay vật chất giống như chúng ta mà trao truyền sự chứng ngộ từ tánh Không tới tánh Không, từ trí tuệ tới trí tuệ; các ngài không cần phải suy nghĩ như chúng ta. Các ngài không phải giải thích giống như chúng ta mà ban truyền sự chứng ngộ từ vị Phật này qua vị Phật khác, từ Đại Phổ Hiền Như Lai [an trụ] trong Tâm, trong trí tuệ, trong tánh Không. Điều đó có nghĩa là [ở đây] không có sự suy nghĩ, không có nỗ lực dụng công, và sự chứng ngộ được ban truyền một cách rất tự nhiên. Như vậy, đây chính là dòng truyền thừa thứ nhất – dòng tâm truyền của chư Phật.
“[Đại Phổ Hiền Như Lai, bậc có thực tánh] trao truyền chứng ngộ, đã ban truyền đầy đủ sự chứng ngộ thường trụ tự nhiên, tự viên thành của ngài. Đó là cách mà Quang Minh Đại Viên Mãn được truyền từ Pháp Thân Đại Phổ Hiền Như Lai tới Vajrasattva và các ngài khác, và giáo Pháp đã được phổ truyền khắp các cõi Phật của Ngũ Bộ Như Lai.” Tất nhiên, dòng truyền thừa Dzogpa Chenpo, trước tiên bắt đầu ở các cõi Phật thuộc Ngũ Bộ Như Lai. Sự chứng ngộ tánh Quang Minh của Đại Phổ Hiền Như Lai, hay trí tuệ, hay chân tánh, được truyền từ Pháp thân Đại Phổ Hiền Như Lai tới Phật Vajrasattva và các vị khác. Đây là cách mà dòng pháp này được truyền ở các cõi Phật.
Lý do mà chúng ta nói về những điều này là bởi vì mỗi dòng truyền thừa, mỗi truyền thống đều phải nói về dòng truyền thừa của họ, về cội nguồn giáo lý của họ. Và chúng ta có cách hiểu của mình, chúng ta có dòng truyền thừa riêng của mình. Trước hết, khởi nguồn của dòng truyền thừa này được thiết lập ở các cõi Phật của Ngũ Bộ Như Lai. Điều đó có nghĩa là tất cả chư Phật đã tu pháp Dzogchen Đại Viên Mãn và bởi vì họ hành trì Pháp này, họ đạt tới chứng ngộ Dzogpa Chenpo. Họ là những vị Phật đích thực. Đó là cách mà chúng ta hiểu. Đây là một phần của thực tại. Đây là phần rất quan trọng của dòng truyền thừa này.
Theo lời dạy của Patrul Dorje Chang, có nghĩa là đức Patrul Rinpoche, chắc tất cả đều biết ngài đúng không? Chúng ta coi đức Patrul Rinpoche là đức Vajradhara và chúng ta gọi ngài là Vajradhara Patrul Rinpoche. Đây là cách tôn kính nhất để gọi đạo sư của mình khi mình rất, rất tôn kính, rất chí thành chí tín với một bậc thầy nào đó thì chúng ta gọi ngài là Dorje Chang. Đức Patrul Rinpoche giống như đức Vajradhara bởi vì trí tuệ của ngài, vì tâm bi mẫn của ngài, vì bồ đề tâm của ngài và vì những nỗ lực lớn lao của ngài, vì lòng tốt của ngài đối với dòng truyền thừa này.
Đây không chỉ là cách mà đức Patrul Rinpoche dạy, đây còn là một phương pháp chung để giải thích về dòng truyền thừa Dzogpa Chenpo[2]. Đức Patrul Rinpoche dạy như vậy và những người khác, tất cả chư đạo sư vĩ đại khác của truyền thống Cổ Mật đều nói như vậy về dòng truyền thừa này. Tóm lại, đó là phần đầu tiên của dòng truyền thừa này. Sự chứng ngộ bản tâm được truyền từ đức Đại Phổ Hiền Như Lai tới đức Kim Cang Tát Đỏa hoặc tới các vị Phật khác của Ngũ Bộ Như Lai.
Hết bài giảng 07.05.2023
Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 07.05.2023: https://drive.google.com/file/d/1CnjBvl4sNyTMKNdkegFIyKiLsRWGJMzpKỹ thuật và đọc bản thảo: Minh Hiền_________
Chú thích:[1] Đây là bài giảng thứ 12 ngày 07.05.23 của Hungkar Dorje Rinpoche về cuốn sách “Điệu Cười Trì Minh Vương của Ba Dòng Truyền Thừa”. Bản tiếng Anh và tựa đề đã gửi Rinpoche duyệt.
[2] Rinpoche giải thích một chi tiết của bản dịch tiếng Anh: “Tóm lại, theo giáo huấn của đức Patrul Dorje Chang, những thứ này không phải là những gì Thầy viết trong bản gốc mà có lẽ dịch giả nghĩ rằng đây là một cái gì đó rất quan trọng. Và vì vậy có nó ở đây. Nhưng không sao, nó có ở đây hay không không sao.”
If practice with this realization of samantabhadra then it’s the best way, the quickest way to achieve enlightment[3]
Hungkar Dorje Rinpoche
Dharma Talk 12
So, we were talking about the nature of the mind, the luminosity, that is being very nature of our own mind. Because of that luminosity, because of that reality, everything is possible for us to practice so that we can accomplish the fundamental mind. If there is no such foundation or nature, then it’s impossible for everyone to reach the Buddhahood. But luckily, we have this fundamental foundation in the mind.
The Buddha nature or the nature of the mind is Dharmakaya. Also, Dharmakaya is called Samantabhadra. Samantabhadra is a Buddha, but it’s not a physical Buddha. It’s related to Emptiness, to the nature. So, the nature of the mind is unstained. It’s stainless from the beginning, so therefore it’s completely good. Samantabhadra means completely good. And why it’s good it’s. It is ideally unstained by either good or bad. Sometimes we think something is good, but why we think it’s good – because there’s a bad [thing]. So compared with that bad thing, this is good. It’s here due to your mind – how you think – it’s [good] or not good. We say Samantabhadra or completely good is unstained by either good or bad.
If there were no Samantabhadra, there would be no result from any effort made on the path. Because of this power of fundamental purity, the path has the nature of natural accomplishment. We have to understand that Dharmakaya or Samantabhadra or Buddha nature or the nature of the mind are all the same. If we don’t have this nature, then no matter how much we try, there’s no result. How much we try to practice for the good result of the path, there’s no result. Because of this fundamental purity, everything is possible. So, we should understand this reality. We should understand how important to understand the nature, [and how important] the realization of this very nature [is]. And it’s very difficult to accomplish the enlightenment. So every effort that we made on the path, every practice that we do for the path is to understand the fundamental purity. And therefore, it is very important to understanding this reality and try to receive the complete instructions and to accomplish the two accumulations to realize the nature or Samantabhadra.
“We have to establish a source or beginning of this yana of Luminosity.” So, the Longchen Nyingthig lineage or the teachings of Longchen Nyingthig or the lineage of Dzogpa Chenpo, the teaching of Dzogpa Chenpo is the Yana of Luminosity. This teaching, this lineage, this Yana is a yana of Luminosity, yana of the nature, yana of the vajra nature or Samantabhadra. We can say that this yana or this lineage or these instructions are the highest among all the teachings of the Buddha. Therefore, it is called yana of Luminosity.
We say that the Dharmakaya Samantabhadra is the origin of the dharma lineage – the lineage of Longchen Nyingthig. We can say the Buddha of this lineage is the Buddha Samantabhadra. Dharmakaya and Samantabhadra are basically the same. They both are the nature, the very nature of the mind. The emptiness part of the mind is the Dharmakaya or Samantabhadra.
“In terms of this true nature, all the buddha in the ten directions were born from the nature of Samantabhadra and were not born in any other way.” We say the Buddhas in the ten directions were born from the nature of this [Samantabhadra] – this is a different way of being born. We understand how we born from a mother and things were born from their own causes. It’s a different way of being born. But we still use this word. So, in terms of this true nature, all Buddhas, every Buddha is born from this very nature but not in other ways. “There are countless peaceful and wrathful deities, such as Vajradhara, Vajarsattva and the Buddhas of Five Families, which are the dharmakaya’s radiance as pure bodies, the appearance of pure and subtle bodies wearing costumes and jewelry.” Of course, the Buddhas were born from the nature of the Samantabhadra. Not only the Buddhas but also the costumes they’re wearing, the things that wearing were also born from the same Dharmakaya. So, the Samantabhadra is the base for all the Buddhas and Bodhisattvas.
So basically, it means all the Buddhas and Bodhisattvas, all like the peaceful and wrathful deities – everyone are manifestations of the Samantabhadra. This is the unique way we understand this lineage, how it sees the Buddhas and Bodhisattvas or the peaceful deities or the wrathful deities, how they appearance. So, if we practice with this realization of the Samantabhadra or the nature of the mind, then, it’s the best way, the quickest way to practice or to make the connection to this Buddha. When we do not have this kind of realization and then it takes much, much longer, takes a lot of time to accomplish any practice. But with this kind of instruction, this kind of wisdom, or understanding, everything comes easier and shorter and quicker and faster. Therefore, the lineage Dzogchen, practice Dzogchen has the most power to accomplish this quickly.
The tradition of the Nyingma tradition has a unique way to explain the lineage. Usually, they talk about three parts of the Lineages. There are three lineages: the Mind Lineage of the Buddhas and the Symbol Lineage of Vidyadharas and the Oral Lineage of individuals. So, when we teach or when we talk about the lineage of the Dzogpa Chenpo then what we teach in these three parts that complete the lineage. if we missed one then it’s not a complete lineage. So, we have to talk about these three things, or three ways to accomplish complete the lineage of Dzogpa Chenpo.
“The mind lineage of the Buddhas is constantly beyond the duality of the adoption and rejection.” So, we are talking about the lineage of the mind, the first lineage of the three lineages; and “Samantabhadra, having the true nature that bestows realization” – that means Samantabhadra, the mind lineage how it comes, how it teaches. Samantabhadra or the other Buddhas do not use physical or words or like we do but they transfer the realization from emptiness to emptiness, wisdom to wisdom – they don’t have to think like we do. They don’t have to explain like we do but they bestow the realization from each other to the Buddhas from the Samantabhadra in the mind, in the wisdom, in the emptiness. That means no thinking, no effort, but it is bestowed like very naturally. So, this is the first lineage of mind the mind lineage of the Buddhas.
“… completely conveyed his self- arisen, naturally present realization. That is how Luminosity Great Perfection was transmitted from dharmakaya Samantabhadra to Vajrasattva and others, and the teaching was spread through the realms of the Buddha of the Five Families.” Of course, the lineage teaching of Dzogpa Chenpo start firstly in the realms of the Buddhas of the five family. And the realization of the luminosity of Samantabhadra or the wisdom or the nature is [transmitted] from Dharmakaya Samantabhadra to the Buddha Vajrasattva and others. So, this is how it began the lineage in the realms of Buddhas.
So, the reason that we talk about these things because every lineage, every tradition always to talk about their lineage and the source of teachings. So, that we have our own understanding and our own way of lineage. First, beginning of this lineage was established in the realms of the Buddhas of Five Families. It means all the Buddhas have practiced Dzogpa Chenpo and because they practice, and they realized the realization of the Dzogpa Chenpo. They are real Buddhas. So, this is how we understand. And it is part of the reality. This is the very important part of this lineage.
According to the teachings of Patrul Dorje Chang – Patrul Rinpoche everyone knows, right? And we see Patrul Rinpoche as Vajradhara – we call him Vajradhara Patrul Rinpoche. It’s the most respected way to see ones’ Guru and most, very, very faithful at very very pure devoted to someone, then we say Dorje Chang. So Patrul Rinpoche was like Vajradhara because of his wisdom, his compassion, his Boddhichitta and his hard work and his kindness to this lineage.
This is not only the way of Patrul Rinpoche teaching but this is the general way of explaining the lineage of Dzogpa Chenpo. So according to the teachings of Patrul Dorje Chang, this is I say that this word or this thing is not my writing original but probably the translator thinks that this is something very important. So, it’s there. It doesn’t matter if it’s there or not. Patrul Rinpoche teaches this way and everyone else, all the great masters in the Nyingma tradition talked about the same way of this lineage. So that was the first part of this lineage – [realization of] the nature of the mind is transmitted from Samantabhadra to Vajrasattva or [to] other Buddhas of the five families.
End of teaching on 07.05.2023
Transcript by Tri Minh Tara & Dieu HueExcerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching on 07.05.2023: https://drive.google.com/file/d/1CnjBvl4sNyTMKNdkegFIyKiLsRWGJMzp_________
Note:[3] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s 12th teaching on May 07, 23 on the book “The Melodious Sound of the Laughter of the Vidyadhars of the Three Lineages”. English version and the title have been sent to Rinpoche for approval.