Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội cho những người được-gọi-là hành giả Kim Cương thừa
Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
Nếu bạn nghĩ hoặc tin rằng mình là hành giả Kim Cương thừa — và điều đó có đúng hay không vẫn còn là chuyện phải bàn, nhưng chỉ cần bạn nghĩ mình là một hành giả Kim Cương thừa — thì bạn cần có trách nhiệm bảo vệ truyền thống thâm sâu này.
Trong Kim Cương thừa, giữ bí mật là điều quan trọng. Kim Cương thừa được gọi là “mật chú thừa” vì nó được truyền trao để thực hành trong bí mật. Sự bí mật không phải là vì có điều gì đó cần che giấu, mà là để bảo vệ hành giả tránh khỏi những cạm bẫy và sự suy đồi mà bản ngã có thể mang đến cho việc thực hành. Đặc biệt, những hành giả có xu hướng trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa duy vật tâm linh”, nơi mà việc thực hành của họ chỉ là một tuyên bố thời thượng khác nhằm tô vẽ cho bản ngã của chính mình và khiến họ cảm thấy mình quan trọng, hoặc khiến họ cảm thấy rằng họ là một phần của một nhóm thành phần xã hội “cool-ngầu” , hơn là việc họ có thể thuần phục và chuyển hóa tâm thức của chính mình. Khi hành giả thực hành theo cách này, con đường Kim Cương thừa không những trở nên vô ích mà thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Hơn nữa, giáo lý Kim Cương thừa được “giữ bí mật ” theo nghĩa rằng ý nghĩa của chúng không được phơi bày rõ ràng trước những người chưa nhận được những chỉ dẫn phù hợp. Nó giống như một loại ngoại ngữ. Vì một số hình ảnh và biểu tượng dường như có vẻ kỳ lạ hoặc thậm chí là bạo lực đối với những người chưa được khai tâm, nên nói chung, bạn nên giữ chúng bí mật để những người mới thực hành không hiểu lầm, bởi họ có thể phát khởi quan kiến sai lầm về con đường Phật giáo nói chung và con đường Kim Cương thừa nói riêng.
Khi đăng bài viết trên mạng xã hội, hãy nhớ rằng bạn không chỉ đăng bài để thỏa mãn sở thích đọc của riêng mình mà còn cho cả thế giới rộng lớn, những người rất có thể không có cùng hứng thú với bạn trước những bức ảnh điên rồ, cũng như sự ngưỡng mộ và tưởng tượng kỳ lạ như bạn đối với một số nhân vật mà bạn gọi là Guru – Đạo Sư.
01. Căn cứ vào những điểm trên, sau đây là một số gợi ý tôi đưa ra cho hành giả Kim Cương thừa để bạn có thể tự bảo vệ mình — bằng cách tránh các tình huống đáng xấu hổ và bảo vệ việc thực hành Pháp của bạn — đồng thời bảo vệ truyền thống Kim Cương thừa thâm sâu:
• Giữ bí mật về Kim Cương thừa (bao gồm bí mật về vị thầy của bạn, việc thực hành của bạn, hình ảnh mật tông, các lễ quán đảnh bạn đã nhận được, những buổi giảng bạn đã tham dự, v.v.)
• Không đăng hình ảnh Mật tông: Nếu bạn nghĩ rằng việc đăng hình ảnh Mật thừa có tính chất khêu gợi (chẳng hạn như hình ảnh các vị bổn tôn nhiều tay, đầu thú, những bổn tôn hợp nhất với phối ngẫu và các vị bổn tôn phẫn nộ) khiến bạn trở nên quan trọng, thì chắc chắn là bạn không hiểu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
• Không đăng các câu minh chú và chủng tự gốc: Nếu bạn nghĩ rằng những câu minh chú và chủng tự gốc nên được đăng trên Facebook như là cách thức để cải thiện tâm trạng và tự làm mình cảm thấy tốt hơn, thì việc thay đổi diện mạo hoặc cắt tóc có thể hiệu quả hơn.
• Đừng nói về các lễ quán đảnh của bạn: Nếu bạn nghĩ rằng hình ảnh từ lễ quán đảnh Kim Cương thừa vừa diễn ra vào cuối tuần xứng đáng được đăng bên cạnh hình ảnh những chú mèo của bạn trên Facebook, bạn nên gửi những chú mèo ấy đến Nepal để làm lễ đăng quang Pháp-tòa. Trừ khi bạn đã xin phép Đạo Sư của mình, nếu không bạn không nên đăng bất kỳ hình ảnh, video hoặc bản ghi âm nào về các lễ quán đảnh, giáo huấn hoặc minh chú Kim Cương thừa.
• Đừng nói về những giáo lý thâm sâu/bí mật mà bạn có thể đã nhận được: Một số người dường như cảm thấy việc treo những từ như “Đại Viên Mãn” và “Đại Ấn” nơi cửa miệng là thời thượng. Nếu bạn đã nhận được những chỉ dẫn thâm sâu, tốt nhất là hãy làm theo những chỉ dẫn đó và giữ chúng cho riêng mình.
02. Đừng bị khuất phục trước những cám dỗ của chủ nghĩa duy vật tâm linh và sử dụng Pháp để phục vụ cho bản ngã của bạn (đừng cố gắng khoe khoang về vị Đạo Sư, sự hiểu biết và việc thực hành của bạn,.v.v.. Tương tự như vậy, đừng nói xấu những người thực hành theo tông phái khác hoặc dòng tu khác.)
• Đừng chia sẻ những kinh nghiệm và thứ gọi là thành tựu của bạn: Nếu bạn nghĩ rằng việc tuyên bố những gì bạn nghĩ mình đã đạt được là việc đáng làm rất có thể bạn đang bận gia cố ảo tưởng của mình. Việc cố gắng gây ấn tượng với người khác bằng thực hành cá nhân của mình không phải là một phần của việc thực hành Pháp. Hãy cố gắng thành thật và khiêm cung. Chẳng ai quan tâm đến những trải nghiệm của bạn trong thiền định đâu, ngay cả khi chúng bao gồm những linh kiến về chư Phật, kỳ lân hay cầu vồng. Nếu bạn nghĩ rằng mình không tự lừa dối bản thân, cứ tiếp tục, và hãy suy nghĩ thêm lần nữa.
• Đừng khoe khoang về Đạo Sư của bạn: Cho dù bạn nghĩ vị Thầy của mình vĩ đại đến đâu, thì có lẽ tốt hơn là bạn nên giữ lòng sùng mộ ấy cho riêng mình. Hãy nhớ rằng trở thành Phật tử không phải là tham gia vào một hệ thống sùng bái cuồng tín. Nếu bạn nghĩ rằng Thầy của mình giỏi hơn Thầy của người khác, thì chắc chắn bạn cũng nghĩ rằng tâm bình đẳng và nhận thức thuần tịnh của mình tốt hơn của người khác.
• Đừng cố chia sẻ thứ gọi là trí tuệ của bạn: Nếu bạn nghĩ rằng việc nhận được những lời dạy thâm sâu cho phép bạn tuyên bố chúng, thì dường như bạn sẽ chỉ hiển bày sự vô minh của bản thân. Trước khi bạn “chia sẻ” một câu trích dẫn từ Đức Phật hoặc từ bất kỳ vị thầy nào của bạn, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ xem họ có thực sự nói những lời đó không và đối tượng mà họ muốn hướng đến là ai.
• Đừng nhầm lẫn Phật giáo với những khái niệm phi-Phật-giáo: Bất kể bạn có hứng thú với cầu vồng và địa cầu như thế nào, hay bạn tin chắc về ngày tận thế ra sao, hãy cố gắng không trộn lẫn những tưởng tượng/những cách diễn giải của riêng bạn với Phật giáo.
• Hãy tôn trọng người khác: Nếu không có Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa làm nền tảng, sẽ không có Kim Cương thừa. Thật là ngu ngốc khi những người thực hành Kim Cương thừa coi thường hoặc tỏ ra khinh thường Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa. Nếu bạn nghĩ rằng việc tấn công những Phật tử khác sẽ cải thiện Phật giáo, hay vào đó hãy làm một việc có ích cho Phật giáo, hãy nhắm vào bản ngã và sự thiên vị của chính bạn.
• Đừng tạo ra sự bất hòa: Hãy cố gắng trở thành người mang lại sự hòa hợp cho cộng đồng Tăng đoàn bằng những cuộc trò chuyện của bạn trên các nền tảng xã hội, thay vì gây tạo thêm rắc rối và tranh chấp.
• Luôn luôn lưu ý đến động cơ của bạn: Xin đừng cố gắng thể hiện “trí tuệ điên” bằng những hành xử qua mạng xã hội, hãy chỉ truyền cảm hứng để người khác có một trái tim thiện lành. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang đăng một cái gì đó vì lòng từ bi, trước tiên hãy cố gắng đảm bảo rằng bạn không gây tổn thương đến ai. Bất cứ khi nào bạn không thể từ bỏ cơn ngứa ngáy buộc mình phải đăng một nội dung nào đó, hãy đảm bảo rằng nó sẽ hữu ích cho bất kỳ ai đọc được và lợi lạc cho Phật pháp.
Bản hiệu đính ngày 11 tháng 08 năm 2024Ban Biên Phiên Dịch Siddhartha’s Intent Vietnam (SIVN) – Bổn Nguyện Tất Đạt Đa chuyển dịch Việt Ngữ từ bài viết trên Facebook ngày 28 tháng 1 năm 2013 của Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche.
Nguồn: https://siddharthasintent.org/
Social Media Guidelines For So-Called Vajrayana Students
Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
If you think or believe that you are a student of Vajrayana—whether or not that's true is another matter—but as long as you think you are a Vajrayana practitioner, it becomes your responsibility to protect this profound tradition.
It’s important to maintain secrecy in the Vajrayana. The Vajrayana is called ‘the secret mantra yana’ because it is intended to be practiced in secrecy. It is not secret because there is something to hide, but in order to protect the practitioner from the pitfalls and downfalls that ego can bring to the practice. In particular, practitioners tend to fall prey to “spiritual materialism,” where their practice becomes just another fashion statement intended to adorn their egos and make them feel important, or have them feel that they’re part of a ‘cool’ social tribe, rather than to tame and transform their minds. When practiced in this way, the Vajrayana path becomes worse than useless.
Also, the Vajrayana teachings are ‘hidden’ in the sense that their meaning is not apparent to someone who has not received the appropriate teachings. It’s like a foreign language. Because some of the imagery and symbolism can seem strange or even violent to the uninitiated, it’s generally recommended to keep it hidden so that it doesn’t put off newer practitioners, who might develop wrong views about the Buddhist path in general and the Vajrayana path in particular.
While posting on social media, please bear in mind that you are not only posting for your own reading pleasure, but to the whole wide world who most likely don't share your amusement over crazy photos, nor your peculiar adoration and fantasies of certain personalities you call as guru.
Given this, here are some suggestions I offer fellow so-called Vajrayana students about how you can protect yourself—both by avoiding embarrassment and by protecting your Dharma practice—and also protect the profound Vajrayana tradition:
(1) Maintain the secrecy of the Vajrayana (this includes secrecy about your guru, your practice, tantric images, empowerments you have received, teachings you have attended, etc.)
- Don’t post tantric images: If you think posting provocative tantric images (such as images of deities with multiple arms, animal heads, those in union, and wrathful deities) makes you important, you probably don’t understand their meaning.
- Don’t post mantras and seed syllables: If you think mantras and seed syllables should be posted on Facebook as mood enhancement and self-improvement aids, a makeover or haircut might do a better job.
- Don’t talk about your empowerments: If you think images from your weekend Vajrayana empowerment are worthy of being posted up next to photos of your cat on Facebook, you should send your cat to Nepal for enthronement. Unless you have obtained permission from the teacher, do not post any photo, video or audio
recording of Vajrayana empowerments, teachings or mantras. - Don’t talk about profound/secret teachings you may have received: Some
people seem to find it fashionable to hang words like "Dzogchen" and "Mahamudra" in their mouths. If you have received profound instructions, it is good to follow those instructions and keep them to yourself.
(2) Avoid giving in to the temptations of spiritual materialism and using Dharma in service of your ego (do not attempt to show off about your guru, your understanding, your practice etc. Likewise, do not speak badly of other practitioners or paths.)
- Don’t share your experiences and so-called attainments: If you think declaring what you think you have attained is worthwhile, you may have been busy bolstering your delusion. Trying to impress others with your practice is not part of the practice. Try to be genuine and humble. Nobody cares about your experiences in meditation, even if they include visions of buddhas, unicorns or rainbows. If you think you are free of self deception, go ahead, think again.
- Don’t boast about your guru: No matter how great you think your guru is, it would probably serve better for you to keep your devotion to yourself. Remember that being buddhist is not joining a cult. If you think your guru is better than another’s, you probably think your equanimity and pure perception are better than another’s.
- Don’t attempt to share your so-called wisdom: If you think receiving profound teachings gives you license to proclaim them, you will probably only display your ignorance. Before you “share” a quote from the Buddha or from any of your teachers, take a moment to think if they really said those words, and who the audience was meant to be.
- Don’t confuse Buddhism with non-Buddhist ideas: No matter how inspired you might be of rainbows and orbs, and how convinced you are about the end of the world, try not to mix your own fantasies/idiosyncracies with Buddhism.
- Be respectful to others: Without Theravada and Mahayana as foundation, there would be no Vajrayana. It would be completely foolish of Vajrayana practitioners to look down on or show disdain towards Theravada and Mahayana. If you think attacking other buddhists will improve Buddhism, do a service for Buddhism, take aim at your own ego and biasedness instead.
- Don’t create disharmony: Try to be the one who brings harmony into the sangha community with your online chatter, instead of trouble and disputes.
- Always be mindful of your motivation: Please do not attempt to display "crazy wisdom" behaviors online, just inspire others to have a good heart. If you think you are posting something out of compassion, try first to make sure you are doing no harm. Whenever you can't let go of the itch to post something, make sure that it helps whoever who reads it and the Dharma.
Source: https://www.facebook.com/djkhyentse Source: https://siddharthasintent.org/