Trang chủ »»
Tu quán
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Hồng Như
Sau khi thành tựu chỉ, hãy nên thiền quán bằng suy nghĩ như sau: Tất cả giáo pháp của Phật đều là giáo pháp tuyệt hảo, đều trực tiếp hay gián tiếp làm hiển lộ tánh như và dẫn đường tới tánh như cực kỳ trong sáng. Nếu hiểu được tánh như, sẽ thoát lưới tà kiến, như bóng tối tan khi ánh sáng hiện. Thiền chỉ một chiều không thể thanh tịnh bản giác, cũng không thể xua tan bóng tối của chướng nghiệp. Dùng tuệ để quán tánh như cho đúng cách thì thanh tịnh được...
Tu chỉ
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Hồng Như
Đầu tiên, hướng về tánh như: các giáo pháp như là vô thường, khổ, những giáo pháp này hướng về chân thực tại [chân đế]. Thứ hai, sẽ dẫn đến tánh như, đây là những giáo pháp nói về sự không có thực tại độc lập cố định, là tánh không, không có sự đối đãi giữa chủ thể và đối tượng, đây là loại giáo pháp sẽ dẫn đến tánh như. Cuối cùng, chứng biết mọi sự đều vắng bặt, không có tự tánh, không có thực thể, đây là giáo pháp đã dẫn đến tánh...
Thầy và đệ tử
Giáo huấn của Hungkar Dorje Rinpoche.
Không có hạnh phúc nào bằng sự bình lặng tuyệt đối của tâm
Tác giả: Lama Yeshe
Dịch giả: Minh Chánh
Thật vô cùng quan trọng nếu bạn dành trọn đời mình để chế ngự tâm voi điên loạn và phát huy năng lực tâm thức. Nếu không điều chỉnh năng lực tâm thức, thì vô minh sẽ tiếp tục hoành hành trong tâm bạn và cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn hoang phí. Hãy khéo léo với tâm mình như bạn có thể. Điều đó khiến cuộc sống của bạn trở nên có giá trị.
Những Huấn Thị Chỉ Dẫn Thiền Định của Đức Liên Hoa Sinh
Tác giả: Liên Hoa Sanh (Terma)
Vì sinh tử không có bản chất cố hữu, nên trong khi huân tập, tất cả các loại định danh, dán nhãn khác nhau – như là “hình tướng” hay “không hình tướng” của các mọi sự; hoặc là chúng “không sinh khởi cũng không hoại diệt” và v.v… – đều chỉ là những nhãn mác tạm thời được dùng để diễn tả, ám chỉ thực tại vào lúc đó. Vì vậy, khi con thực hành theo lối này, con đi đến chứng ngộ rằng mọi thứ mà con cho là cố hữu này thì đều không có bất kỳ...
Những lợi lạc của mật chú tinh túy Đạo sư thành tựu
Tác giả: Apang Terton
Dịch giả: Pema Jyana
Trì tụng Mật chú hai mươi mốt biến mỗi ngày sẽ hoàn toàn xua tan chướng ngại bên ngoài, bên trong và bí mật. Trì tụng Mật chú một trăm linh tám biến mỗi ngày sẽ tịnh hóa các lỗi lầm của rất nhiều vô lượng kiếp và các đời quá khứ sẽ được hồi nhớ. Nhờ trì tụng thậm chí nhiều hơn, mọi thành tựu của bốn hoạt động giác ngộ sẽ được tiến hành không nỗ lực. Và, hiển nhiên, nhờ trì tụng Mật chú một nghìn biến mỗi ngày, hạnh phúc tự nhiên và...
Tầm Quan Trọng Của Nhập Thất Ba Năm
Tác giả: Garchen Rinpoche
Dịch giả: Pema Jyana
Cần phải nhấn mạnh rằng có được thân người là một cơ hội vô cùng quý báu bởi nó thích hợp để đạt giải thoát. Tuy nhiên nó không duy trì trong thời gian dài, người ta có thể chết bất cứ lúc nào, bởi tuổi thọ không phải là vô biên. Sau khi chết, thần thức không thể trở thành không-tồn tại mà thay vào đó, nó bị kiểm soát bởi nghiệp, thứ quyết định sự tái sinh tiếp theo – dù đó là có hay không có hình tướng. Trong luân hồi, chúng sinh liên tục gặp phải...
Chỉ và quán
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Dịch giả: Hồng Như
Chỉ, tiếng Tạng gọi là Shinê , tiếng Anh gọi là calm abiding . Đây là trạng thái tâm thức thu nhiếp vào một đối tượng nhất định, hoàn toàn không tán loạn chạy theo bất cứ một đề mục nào khác, đơn giản chuyên chú vào đề mục đã chọn, một cách thoải mái an định. Tâm này được gọi là chỉ. Nói cho thật chính xác, đây là trạng thái tâm thức tập trung cao độ, đi kèm với sự hỉ lạc đến từ sự nhu nhuyễn khinh an của thân và tâm. Nói về lãnh vực này, thiền...
Thờ cúng trong Kim Cang Thừa
Tác giả: Sonam Jourphel Rinpoche
Dịch giả: Hiếu Thiện
Trước hết, nói về phòng tu tập. Nên có một phòng riêng, ở phía trên. Không nên để bàn thờ ở phía dưới, nơi có phòng sinh hoạt ở trên.
Bàn thờ nên có 2 tầng...
Nhập thất
Tác giả: Sonam Jourphel Rinpoche
Dịch giả: Lotsawa (Hiếu Thiện)
“Hành giả Mật tông là ẩn tu trong từng thời khắc.”
Trong khi nhập thất cần lưu ý:
1. Phải cắt đứt tất cả mọi hình thức liên lạc với bên ngoài trong thời gian nhập thất như: email, điện thoại, tin nhắn v. v.
2. Tịnh khẩu, không được nói chuyện trong thời gian nhập thất...
Tịnh Tu Nhập Thất
Tác giả: Tenzin Palmo
Dịch giả: Giác Anh
Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. Mỗi khi nhắc...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.