Trang chủ »»
Tại sao Guru Yoga chỉ được nhắc đến trong Kim Cương Thừa?
Pháp thực hành Guru Yoga chỉ được đề cập trong Kim Cương thừa, không được đề cập tới trong các thừa khác. Lý do là vì các thừa khác là những thừa phổ dụng với chúng sinh phàm tình. Thông thường, những con người bình thường này phải trải qua vô vàn chướng ngại mới hiểu được rằng Thượng sư có thể là hiện thân của chân lý vũ trụ. Để phù hợp với những gì chúng sinh phàm tình hằng tin và cảm nhận, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng những giáo lý...
Bậc Thầy hướng đạo
Pháp Bảo không phải là đối tượng quy y duy nhất, vì niềm tri ân sẽ tự hướng mỗi người tới bậc Thầy đã khai thị và truyền trao Pháp cho họ, tức là Đức Phật lịch sử và bậc Thượng sư giác ngộ của mình. Vì Thượng sư chỉ cho chúng ta con đường nên đương nhiên Ngài cũng là đối tượng để chúng ta quy y. Đây không phải sự áp đặt từ bậc Thầy hay theo niềm ham thích cá nhân mà chỉ đơn giản hợp với lẽ tự nhiên.
Tâm chí thành thanh tịnh không còn vướng mắc với tình cảm
Tâm chí thành là một hình thức của sự hiểu biết. Đây là điều cốt tủy khi đàm luận về tâm chí thành. Trong các giáo phái, trong các tôn giáo khác phẩm hạnh này có thể có những tên gọi, danh hiệu và cách biểu đạt khác nhau. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều cốt yếu là phải có sự hiểu biết chân thực về tâm chí thành.
Nếu bạn có thái độ phân biệt thì điều đó có nghĩa bạn chưa thực sự hiểu biết chân thật về Thượng sư
Điều tôi muốn nhắn gửi đến các bạn là dẫu cho một cách tương đối, bạn có thể xếp các bậc đạo sư của mình các vị trí thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba về mặt tình cảm hoặc trong sự tu tập nhưng bạn vẫn luôn phải sùng kính các vị đạo sư một cách bình đẳng không chỉ là đạo sư của bạn.
Hãy nhất tâm trưởng dưỡng tâm bồ đề vô ngã vị tha và sự tu trì của bạn sẽ là sự tu tập chân chính
Thượng sư nên thực tế và cần phải kiểm tra tâm bồ đề của đệ tử. Sau đó, cố gắng trưởng dưỡng cho người đệ tử. Còn người trò không nên vội vàng hấp tấp lao vào các pháp tu cao cấp mà không bắt đầu bằng tu trì pháp tu mở đầu.
Mối liên hệ giữa thượng sư và đệ tử đơn thuần là vấn đề liên quan đến trưởng dưỡng tín tâm
Mối liên hệ giữa thượng sư và đệ tử đơn thuần là vấn đề liên quan đến trưởng dưỡng tín tâm. Như tôi vẫn thường nói, tín tâm là chính kiến bởi lẽ chỉ thông qua chính kiến thì lòng tin chân chính mới phát khởi.
Pháp là đối tượng quy y quan trọng nhất và là keo dính kết nối mạnh mẽ giữa bạn và đạo sư
Đó là nguyên tắc tương tự như khi chúng ta quy y Phật, Pháp và Tăng. Pháp là đối tượng quy y quan trọng nhất bởi lẽ sau khi hiểu được chân lý và vẻ đẹp của Pháp, bạn sẽ, một cách tự nhiên vô tác, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca vì Ngài chính là người truyền dạy giáo pháp.
Dù bạn có thể có mối liên hệ ‘tốt’ với đạo sư nhưng lại không có kết nối trong tu tập và giáo pháp của đạo sư thì bạn sẽ dễ trật khỏi chính đạo
Tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra trên thế giới này nhưng mấu chốt căn bản là bạn đừng để bị chi phối. Không bao giờ để tín tâm dâng hiến của bạn đối với giáo pháp của đức thượng sư và sự tu tập bị xao lãng.
Tu tập vì lợi ích chúng sinh là trưởng dưỡng tín tâm dâng hiến đối với đạo sư
Nếu thực sự là những hành giả tu hành chân chính, chúng ta cần phải phát tâm vì lợi ích của chúng sinh. Đây là phương cách tu tập trưởng dưỡng tín tâm dâng hiến đối với đạo sư.
Rất nhiều người muốn người thầy lúc nào cũng dành sự chú ý về mình
Những điều nhỏ nhiệm không mấy thuận lợi có thể sẽ gây cho bạn rất nhiều trở ngại và tổn hại đến tín tâm của bạn. Vì động cơ của bạn là có điều kiện nên bạn rất dễ sân hận. Tuy nhiên, nếu bạn nhất tâm phát nguyện thì bạn sẽ không bị sân hận chi phối.
Nếu quy y với Guru chỉ vì danh hiệu của ngài thì sẽ không tiếp xúc được trí tuệ và từ bi nơi ngài
Hơn thế nữa, tôi còn chứng kiến nhiều người đệ tử có chiều hướng muốn thay đổi đạo sư của mình. Đây là điều tôi không sao hiểu được! Thoạt đầu bạn cho rằng một người nào đó là một đạo sư tốt nên bạn quyết định đi theo Ngài, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng người thầy của mình không ‘cao cấp’ lắm!
Người đệ tử được thầy yêu thương không điều kiện dù đệ tử có cúng dường thầy thật nhiều tiền hay chẳng cúng dường chút nào
Thượng sư phải có vô duyên từ bi - tình thương và lòng từ bi vô điều kiện không phân biệt đối với tất cả chúng sinh. Hãy thử tưởng tượng nếu một người thầy yêu người Pháp hơn người Ý, hay thương người Tây Tạng hơn người Châu Âu, thì sẽ thế nào? Sự thực là không nên có bất kỳ tình yêu thương thiên lệch phân biệt nào, nhất là đối với các đệ tử dù họ là ai.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.