Những bản dịch những bản văn ngắn này đã được làm nhiều lần, trong ba năm nỗ lực. Chúng là kết quả của việc dạy học của Tarthang Tulku ở Berkeley, và phản ảnh sự tìm tòi vẫn đang tiếp tục những phương pháp và khái niệm làm cho sự sâu xa và tinh tế của Phật giáo có thể hiểu được với Tây phương hiện đại. Quan tâm đến việc giới thiệu Phật giáo trong những hình thức vừa tiêu biểu một cách chính xác lý thuyết của nó vừa truyền cảm hứng thực hành của nó là lý do chính khiến chúng tôi chọn lựa hai bản văn này trong hàng ngàn bản văn của những bộ sách sâu sắc trong văn học Nyingma.
Cả hai bản văn đều ngắn, tương đốì đơn giản, hướng đến thực hành, và nhấn mạnh một khai triển từng bước, bắt đầu ở cấp độ căn bản nhất. Như thế chúng khuyến khích người ta bắt đầu trong khi làm nản lòng những sự bắt đầu không thích hợp và những nỗ lực sai giả. Dù chúng ta có thể cảm thấy rằng chúng ta hiểu những chủ đề căn bản như ‘vô thường’ và ‘bất toại nguyện’, và suy nghĩ đi suy nghĩ lại về những cái đẹp (tưởng tượng) của giác ngộ, nhưng thực ra, sự chứng ngộ trong thiền định ít liên quan gì với điều chúng ta nghĩ là chúng ta biết hay với điều chúng ta yêu chuộng. Bản chất bị điều kiện hóa của tất cả hiện hữu, bao gồm những cơ cấu giới hạn và không bền vững mà chúng ta cho là bản ngã của chúng ta, sự bám luyến và thống khổ đó, chúng đến từ sự chiu theo bản ngã này, tất cả phải được xem xét cẩn thận và thấu hiểu trong kinh nghiệm thiền định, không tán thành hay phơn phớt qua loa. Nếu chúng ta thực sự muốn đạt giác ngộ, chúng ta phải thành thực đối diện với những thực tế trực nếp của hoàn cảnh chúng ta. Chỉ bấy giờ chúng ta mới sẽ hiểu sự an lạc có thể đạt đến nhu thế nào và bản chất của nó là gì. Như vậy bản văn thứ nhất làm cho người cầu đạo bỏ những mê lầm và bám luyến căn bản của nó, trong khi bản văn thứ hai giúp làm cho nó tỉnh ngộ về những cặn lóng vi tế hơn của vô minh.
Sự nhấn mạnh của những bản văn này vào sự chuẩn bị có cơ sở, sự khai triển có logic, và sự tránh tuyệt đối hóa bất kỳ cấp độ (hay loại) thiền định nào thành một ‘mục đích’ tĩnh đọng, cố định, sẽ giúp cho chặn trước những mô tả sai lầm về Mật thừa Phật giáo. Kim Cương thừa không từ chối những con đường Tiểu thừa hay Đại thừa, nhưng vượt lên chúng để thành tựu cái cực điểm và kết quả tối hậu của chúng. Nó không chỉ tương hợp với chúng, nó
cần đến chúng và cung cấp một bổ túc triệt để và sau chót cho chúng. Những mô tả Kim Cương thừa như là xâm phạm những nguyên tắc ‘chân chánh’ của Phật giáo (và do đó, đáng chê trách), hay như là ‘phóng khoáng’ (và do đó, thời thượng), hay đặc biệt bao gồm mọi loại hoat động hoặc kinh nghiệm đặc thù, thì nếu thành thật nghiêm túc, đều vô lý.
Cuộc đời riêng của Lama Mipham có thể dùng để gạt bỏ những quan điểm một chiều về Kim Cương thừa. Ngài là một lãnh tụ tâm linh và trí thức của Tây Tạng trong thế kỷ thứ 19, và vị trí của ngài trực tiếp do sự thông thạo đầy sinh lực giáo lý và thực hành truyền thống, kết hợp với một sự ham học hỏi và sáng tạo, những đặc điểm của một “Con Người Phục Hưng”. Sự thể nghiệm và những luận văn về thi ca, hội họa, bài ca, điêu khắc, múa, máy móc, hóa học và luyện kim cùng với hơn ba mươi lăm bộ ngài viết về luận lý học, triết học, Tantra và triết học. Hai bản văn này chỉ có thể vừa đủ để gợi lên ảnh hưởng mà những tác phẩm được dịch của ngài có thể có đối với văn hóa Tây phương và với những cá nhân tìm kiếm một căn cứ cho hy vọng hay con đường đến giác ngộ.
Những bản văn Tây Tạng là những câu rất ngắn gọn của những chỉ dẫn phức tạp, nhiều cấp độ. Chúng tôi muốn bản văn này liên hệ với những người mới bắt đầu cũng như những thiền giả kinh nghiệm, và bởi thế đã tránh nhiều từ ngữ chuyên môn và những phân tiết có thể thay thế như một trình bày đầy đủ đòi hỏi. Chúng tôi hy vọng những bản dịch và bình giảng này sẽ gợi ý những cách diễn đạt đa diện của bản chánh văn Tây Tạng trong khi vẫn tránh được những mơ hồ. Có thể làm nhiều hơn thế nữa; đây là cố gắng của chúng tôi trong hiện thời.
Mangalam
Kính Lễ Văn Thù Sư Lợi,
Văn Thù Sư Lợi cầm thanh kiếm lửa của sự phân biệt trong tay phải ngài. Cây kiếm cắt đứt những chướng ngại cho thiền định, những bám luyến và những ghét bỏ, tư tưởng lang thang, và sự tạo tác ý niệm, lười biếng và thiếu kiên nhẫn, chỉ để cho đối tượng chiếu sáng của sự tập trung. Trong tay trái ngài cầm những kinh điển Đại thừa trong đó có Trí Huệ Phân Biệt Ba La Mật. Những trang sức của ngài chỉ ra sự đạt đến bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, và trí huệ phân biệt ba la mật. Mũ miện Bồ tát của ngài chỉ ra rằng ngài đã chuyển hóa năm độc thành năm trí huệ Phật.