Trang chủ »»
Cho dù được tái sinh trong cõi cao hay cõi thấp ta cũng chẳng hề nằm ngoài vòng luân hồi sinh tử
Thuật ngữ samsara, tức bánh xe hay vòng quay của sự hiện hữu, được dùng ở đây để ngụ ý một sự xoay vòng từ nơi này sang nơi khác trong một vòng tròn, giống như một bánh xe bằng gốm, hay bánh xe của một cái máy xay nước vậy. Khi một con ruồi bị bẫy trong một cái chai đóng kín thì dù có bay chỗ nào chăng nữa nó cũng không thể thoát ra được. Tương tự như vậy, cho dù được sinh trong cõi cao hay cõi thấp, ta cũng chẳng hề nằm ngoài vòng luân hồi sinh tử.
Ở đời này hạnh phúc hay khổ đau là do nghiệp quả và nghiệp quả là một chân lý vũ trụ
Chúng ta mang thân người sinh vào thế giới này. Khi trải nghiệm sướng khổ kiếp người ta bộc lộ những niềm vui nỗi buồn muôn vẻ. Ta như đứa trẻ lang thang qua hạnh phúc, khổ đau, cười đó rồi lại khóc đó.
Thử hỏi đâu là nguồn gốc của hạnh phúc, khổ đau vốn phù du vô thường như mây trên trời xanh vậy?
Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào cái chúng ta đang làm và đang nghĩ ở hiện tại
Để có được thân người phải hội đủ nhân duyên. Nhân duyên đó là thiện nghiệp, thiện hạnh. Trong quá khứ ta đã từng vun trồng thiện hạnh như trì giới, bố thí, phát thiện nguyện nên mới nhận được quả lành kiếp này. Thân người này không phải là quả của ác hạnh, nó là quả của thiện nghiệp. Nhưng ta không biết và không gắng sức làm lành. Một khi mất nó rồi sẽ khó mà có lại. Đó là ý nghĩa lời Phật dạy. Tóm lại, duyên ta tạo từ tiền kiếp phải rất...
Nhớ về lý vô thường của cuộc đời là Pháp đối trị tật lười biếng
Chúng ta không được lười biếng, chúng ta phải đấu tranh với bệnh lười biếng của mình. Từng ngày chúng ta phải cố gắng giảm bệnh lười của mình, càng nhiều càng tốt để rồi cuối cùng đạt tới thành tựu. Nhưng nếu chúng ta thậm chí không hiểu vấn đề đó thì hoàn toàn không còn cách nào, không còn cơ hội nào để tự hoàn thiện bản thân. Trong những năm tháng qua, Thầy đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu giáo lý và công phu hành trì; chướng ngại lớn nhất...
Nỗi đau của con cá bị mổ sống
"Người bếp trưởng mở toang dạ dày của con cá, nạo sạch các bộ phận và ném nó vào dầu sôi—tất cả những động tác đó được làm trong khi con cá vẫn còn sống. Ở trong chảo, con cá kêu xèo xèo trong vài giây rồi nhảy lên. Hãy hình dung nỗi đau khổ đó! Đây là loại đau khổ bất lực mà ta kinh nghiệm trong sinh, lão, bệnh, và tử...."
Để có quyết tâm tu hành lớn lao thì ta phải nhìn thấy được những đau khổ của cuộc đời này
Để nuôi lớn tâm Bồ Đề, hạnh xả ly thì điều quan trọng là người tu phải nhìn thấy mọi thứ trong xã hội, phải nhìn thấy những bất ổn, những khổ đau, những vấn nạn đang tồn tại trong xã hội. Nếu không thấy được điều này, nếu không biết được điều này, thì ta không có khát khao muốn tu dưỡng động cơ ấy. Còn nếu ta nhìn thấy những vấn nạn như vậy, những sự việc như vậy thì ta sẽ hiểu: “Đây không phải là cái ta mong muốn. Đây không phải là giá...
Mặc dù biết vô thường nhưng chúng ta vẫn thích bận rộn và không dừng lại được
"Mặc dầu biết rằng vạn pháp là vô thường, nhưng chúng ta vẫn nuôi thói quen thích bận rộn nhiều chuyện, càng nhiều chuyện càng tốt. Và chúng ta thích bận rộn đến mức không thể dừng lại được."
Phần lớn hành động của cha mẹ đều dễ dàng trở thành bất thiện vì tâm bám chấp, luyến ái
"...hầu hết tất cả mỗi hành động của các bậc cha mẹ đều dễ dàng trở thành bất thiện bởi vì được thực hiện bởi tâm bám chấp và luyến ái. Để tránh xảy ra điều này, cách tốt nhất khi nuôi dạy con cái mình là hãy nhớ nghĩ về chúng đơn giản là một chúng sinh hơn là quan niệm: “đây là đứa con duy nhất của tôi, là đối tượng duy nhất tôi cần chăm sóc, giáo dưỡng.”"
Người trí phân biệt được đúng sai còn kẻ không tu tự do làm bừa như trẻ nhỏ
"Người theo đường sáng hành động đúng đắn, tốt lành, còn kẻ chọn đường sai thì kẹt vào chướng nạn và thậm chí kết thúc cuộc đời ở đó. Cái gì làm nên kẻ phàm? Vô minh. Vô minh khiến ta làm kẻ ngu, không biết thực tại. Chúng ta nói kẻ phàm như trẻ nhỏ. Bậc hiền trí nhìn chúng ta như con trẻ. “Trẻ nhỏ” là kẻ không lớn lên về tinh thần. Kẻ thiếu hiểu biết là trẻ nhỏ."
Mọi Sự Vật Hiện Tượng Sinh Ra Đều Phải Nương Theo Nhân Duyên Tương Sinh
"Khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, đặc biệt là bánh xe Pháp Đại Thừa – Bát Nhã Ba La Mật – thì Ngài dạy rằng tất cả vạn pháp tồn tại nương vào nhiều yếu tố, nương vào nhân duyên tương sinh. Không có cái gì thực sự tồn tại hay có tự tánh, mà tất cả đều nương theo rất nhiều nhân duyên."
Quán chiếu vô thường giúp chúng ta trân trọng thời gian sống và tận lực cho những điều ý nghĩa nhất
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Quan điểm đối lập của vô thường là quan điểm của những người theo chủ nghĩa vĩnh cửu, cho rằng mọi hiện tượng đều an trụ mãi mãi. Quan điểm vĩnh cửu là niềm tin bẩm sinh của chúng ta. Mọi người thường xem mọi hình tướng là trường tồn vĩnh viễn và vì thế phát triển nhận thức ham muốn hay thù ghét. Tuy nhiên, nếu họ đạt được một sự hiểu biết nhất định về vô thường, họ sẽ không thể giữ sự hận thù với người khác trong thời gian dài, bởi kẻ...
Không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trong vòng luân hồi
Khổ đau của sanh còn đáng sợ hơn khổ đau của chết. Không có hạnh phúc nào bất kể bạn sanh ra ở đâu, vì bản chất của dòng sanh tử thì giống như một ngọn lửa dữ dội. Thế nên hãy tìm kiếm một phương pháp để giải thoát khỏi nó ngay bây giờ.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.