Trang chủ »»
Tấn trò đời
Một ngày kia khi A La Hán Katyayana đi ra ngoài để khất thực, ngài tình cờ gặp một người đàn ông ôm một đứa bé trong lòng. Người đàn ông đang ăn một con cá với vẻ thật thích thú, và ném những hòn đá vào con chó cái đang cố vồ những miếng xương. Tuy nhiên, bằng sự thấu thị, vị Đạo Sư nhìn thấy như sau. Con cá đã từng là cha của người đàn ông ngay trong đời đó, và con chó cái đã là mẹ của ông ta. Một kẻ thù mà ông đã từng giết trong một đời quá khứ đã...
Mười tám điều kiện thuận lợi để tu tập giải thoát sinh tử
Việc sở hữu mười tám phẩm tính thuận lợi giống như đến một đảo ngọc, nơi có thể tìm thấy những viên ngọc như ý. Nếu một người có một cơ hội như thế mà trở về tay không, cả thế giới sẽ coi người đó là ngu xuẩn hay điên khùng. Tương tự như thế, người đã đến cổng của sự giác ngộ và không vào mà quay trở lại nhà tù sinh tử thì vô cùng bất hạnh.
Cái đầu tiên phải nghĩ tới khi thức giấc là lý vô thường
Trong cuộc đời người tu đạo bất cứ thời khắc nào cũng là tu. Tuy nhiên, trong xã hội như xã hội ngày nay, bận rộn thế này thì thật khó dành phần lớn thời gian cho việc hành trì. Nhưng chúng ta [vẫn] phải cố gắng để dành một phần thời gian cho việc tu. Sáng sớm, hãy thức dậy trong chánh niệm, hãy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và bản chất vô thường của nó. Để làm tươi mát tâm mình hãy nghĩ về vô thường.
Nhiều của cải có thực sự là hạnh phúc?
Dĩ nhiên là một số của cải vật chất rất ích lợi, nhưng ta nên truy xét xem chúng có phải là cội gốc đích thực của hạnh phúc hay không. Chẳng hạn như tôi có thể không có một chiếc xe hơi, vì thế tôi muốn có một chiếc. Sau đó tôi nghĩ: “Tôi muốn đi lại tự do và đi bất kỳ nơi đâu mà không tùy thuộc vào người khác.” Mặc dù thế, ngay khi tôi có một chiếc xe hơi, tôi phải lo lắng về việc bảo hiểm và xăng dầu. Và nếu chiếc xe có một vết trầy, tôi sẽ...
Bản ngã là một ảo giác, vì mọi kinh nghiệm trong luân hồi đều vô thường
Với tâm “tương đối” hay tâm phàm tục, chúng ta chấp ngã như thể nó vững chắc và có thực. Tuy nhiên, bản ngã là một ảo giác, vì mọi kinh nghiệm trong luân hồi đều tạm thời, thay đổi và diệt mất. Tâm phàm tục của chúng ta nghĩ bản ngã như là một cái gì đó thực sự hiện hữu như một thực thể độc lập. Nhưng trong quan điểm đạo Phật, bản ngã không thực sự hiện hữu. Nó không cố định hoặc là một cái gì bền vững, mà chỉ là một mệnh danh, được dán...
Phép lạ thật sự là chấm dứt nhân khổ đau và tạo ra nhân hạnh phúc
Phép lạ thật sự là phải chuyển hóa tâm mình, vì sự chuyển hóa này sẽ bảo vệ chúng ta trong nhiều kiếp sống. Thái độ tích cực sẽ giúp ta chấm dứt việc tạo ra nhân của các vấn đề bất ổn, nhờ đó sẽ đảm bảo hạnh phúc không chỉ trong đời này mà còn cho hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn kiếp sống tương lai, cho tới khi đạt được giác ngộ. Đây mới là sự thành công vĩ đại nhất.
Tất cả mọi kinh nghiệm khổ đau và hạnh phúc đều là quả, từ nhân mà sinh ra
Duyên khởi trong Phật giáo có nghĩa là tất cả hạnh phúc và khổ đau đều tùy theo nhân duyên và thuận theo nhân quả mà có. Vì vậy, muốn được hạnh phúc lìa khổ đau, chỉ cần cấy trồng nhân hạnh phúc, vất bỏ nhân khổ đau...
Tất cả mọi thứ đều tồn tại trong mối quan hệ với nhau và luôn biến đổi
Tất cả mọi thứ đều tồn tại trong mối quan hệ với nhau, và sự tồn tại được ghi dấu bởi sự thay đổi. Có lẽ cách tốt nhất để làm rõ điều này là lấy cơ thể làm thí dụ. Cơ thể luôn thay đổi. Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng hơn ở các em bé bởi vì chúng lớn rất nhanh. Nhưng chúng ta cũng đều biết rằng mọi cơ thể đều thay đổi, thậm chí thay đổi từng ngày, chẳng hạn như thay đổi theo thứ mà chúng ta ăn và cân nặng của chúng ta là bao nhiêu ...
Xả ly đích thực là gì?
Sống cuộc đời “xả ly” như một vị Tăng hay Ni bao hàm ý nghĩa tương tự với việc chúng ta phải để lại nhà cửa ở đằng sau để tìm kiếm giải thoát rốt ráo. Nhà ở đây nghĩa là thế giới thế tục. Sẽ là không phải từ bỏ mọi bám víu thế gian nếu chỉ bước khỏi nhà và khoác lên mình bộ y tu sĩ mà cần phải phát triển cảm giác thực sự chán ghét luân hồi.
Ác hạnh chín muồi khi ta chết
Mặc dù các ác hạnh của chúng ta có thể không chín mùi suốt trong tiến trình của đời này, chúng sẽ nhất định chín mùi vào lúc chúng ta chết, rất giống cái bóng của một con chim không thể nhìn thấy được khi chim bay trên cao, nó sẽ bất ngờ xuất hiện lúc chim đáp xuống đất ...
Họa phúc đều do ta mà ra
Nếu dùng tham sân si để xử lý mọi việc thì kết quả là trời đất sẽ u ám, sinh đủ tai nạn. Nếu dùng giới định huệ để giải quyết vấn đề thì trời đất trong sáng, mọi sự kiết tường. Nên nói: Nơi nào nhiều kẻ ác, nơi ấy nhiều tai nạn; chốn nào nhiều người thiện, chốn ấy thường an vui. Tai nạn hay an bình đều do người mà ra cả.
Người cày ruộng
Một thời, Thế Tôn ở Magadha, tại làng Ekanàlà. Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, Bà la môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt khoảng năm trăm lưỡi cày, đang phân phát đồ ăn cho nhân công thì Thế Tôn đi đến. Bà la môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng khất thực, thấy vậy liền nói: Này Sa môn, tôi cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Còn ông, ông có cày và gieo mạ không, nếu không thì lấy gì ông ăn?
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.