Trang chủ »»
Xác quyết luân hồi là đau khổ nên chúng ta đường giải thoát - đó tâm xả ly thật sự
Từ “xả ly” ở đây nghĩa là gì? Đầu tiên, xả ly là từ bỏ mọi mối bận tâm thế tục. Nói cách khác, xả ly nghĩa là không có bất cứ bám víu nào với các vấn đề thế gian và đồng thời, biết rõ ràng về bản tính khổ đau của luân hồi. Thứ hai, hành giả cần nỗ lực tìm kiếm sự giải thoát khỏi mọi khổ đau.
Động cơ tu hành là thế gian hay xuất thế gian là ở chỗ tâm có từ bỏ những theo đuổi thế gian hay không
Ngày nay, ở cả Trung Hoa và Tây Tạng, nhiều người tự xem mình là Phật tử, dù là hành giả cư sĩ hay tu sĩ. Họ thường tham gia vào các hoạt động như phóng sinh hay lễ lạy và thực hành năm pháp tu sơ khởi siêu việt. Nhiều người cảm thấy tự hào rằng họ hành trì mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ lưỡng về động cơ, bạn sẽ thấy rằng một số người thực hành chỉ vì lợi lạc của bản thân trong đời này, chẳng hạn khỏe mạnh, sống lâu hay xua tan chướng...
Phật pháp không phải để lợi danh
Bạn không bao giờ được phép thực hành Phật pháp với mục tiêu danh lợi. Tất nhiên mọi người cho rằng thành công trong cuộc sống đồng nghĩa với sự giàu có, danh tiếng và sức khỏe. Nhưng tôi nghĩ có nhiều cách để đạt được những thứ này, và bạn tuyệt đối không nên lợi dụng Phật pháp.
Trong tù ngục, chúng tôi thực hành, vì thế, chúng tôi không lãng phí thời gian
Con nghĩ rằng nhiều người, nếu họ sống hai mươi năm trong tù như Ngài đã làm, sẽ thấy rằng họ đã đánh mất hai mươi năm trong đời. Ngài có nhìn nhận như vậy hay không?
Không. Đó không phải là lãng phí thời gian. Đó là một sự tịnh hóa rất nhiều nghiệp. Nhiều người chết trong những năm tháng ấy. Chúng tôi mất rất nhiều người bởi chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch, nhưng về cơ bản, tôi đã xoay sở để sống sót qua tất cả...
Bản tính của con người là thích nghe những lời đường mật nhưng ai chỉ ra cho ta sai lầm mới thực sự là người bạn nên trân quý
Nếu may mắn được hạnh ngộ các bậc Thượng sư, những người thầy hay đạo hữu chân chính, bạn phải thấy tri ân vì bằng mọi cách họ sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Ngay cả khi bạn hành xử không tốt, họ vẫn giúp bạn xua tan ảo tưởng, nuôi dưỡng lòng tự tin để giải quyết vấn đề. Và rồi hạnh phúc đích thực, thứ hạnh phúc từ bên trong, sẽ đến với bạn. Bậc Thầy và đạo hữu chân chính có thể giúp bạn đạt được điều đó...
Phật dạy đừng gần gũi kẻ xấu mà hãy lân mẫn bạn hiền những người yêu chân lý
Chúng ta cũng không nên ép buộc mọi người ở bên chúng ta mãi mãi. Đôi khi tôi thấy các mối quan hệ cũng giống như những cuộc hôn nhân.Thật tuyệt vời nếu nó được bền lâu, nhưng nếu nó không thể tiếp tục, chúng ta hãy biết trân trọng rằng ít nhất chúng ta đã từng gặp gỡ và kết nối. Thật đáng buồn nếu sau một thời gian chia sẻ, gắn kết, khi rời bỏ nhau chúng ta lại mang theo những hiểu lầm, buồn khổ, tiếc nuối và oán hận. Tôi luôn thấy sự thực hành...
Hai cách để quán xét các ảnh hưởng tiêu cực từ những người bạn xấu
Điều may mắn là xung quanh ta vẫn còn nhiều bạn tốt, những người sẽ chân thành nhắc nhở mỗi khi ta rời xa bản tính lương thiện. Đối ngược lại, có hai cách để quán xét tính hưởng tiêu cực từ “người bạn” mình. Bạn có thể tự hỏi xem các phẩm chất trí tuệ và tình yêu thương bi mẫn nơi mình có giảm sút khi tiếp xúc với họ không? Nếu lòng từ bi và trí tuệ nơi bạn bị suy giảm, nếu bạn trở nên dễ cáu giận, ngày một tham ái, ngạo mạn và đố kỵ, chắc...
Vẫn thích chơi với bạn xấu dù biết rằng không nên chơi với họ đó là một sự yếu đuối đầy vô minh
Để tránh xa những người có ảnh hưởng tiêu cực là điều không đơn giản vì thực tế có thể bạn cũng thích một mặt nào đó của anh ta, hoặc bạn buộc phải giao tiếp với anh ta hàng ngày, như một đồng nghiệp chẳng hạn. Mặt khác, nếu họ có vẻ ngoài đáng sợ hay đôi mắt ngáo ộp dữ dằn, chúng ta sẽ dễ có quyết định của mình...
Người bạn xấu còn đáng sợ hơn loài thú hoang vì họ sẽ tạo duyên thiêu đốt chúng ta trong ngọn lửa của sân hận, đố kỵ, tham dục
Thật không may, trên thế giới này cũng có những người không tốt, sự hiện diện của họ vô tình tạo duyên thiêu đốt chúng ta trong ngọn lửa của những sân hận, đố kỵ, tham dục hoặc hiểu lầm. Tôi nói “vô tình” vì những cảm xúc đó thực ra là sự phóng chiếu tiêu cực trong bạn, còn họ chỉ đóng vai trò chất xúc tác. Hơn nữa, ngay những người tiêu cực cũng có thể là những bậc thầy nếu chúng ta biết tỉnh táo nhận thức...
Chừng nào tham vọng còn nặng trĩu trên vai thì bạn khó có thể nghe thấy tiếng nói của trực giác bên trong
Bậc thầy tuyệt vời nhất đang an trú ngay trong ta. Giống như những người có thể dẫn đường chỉ lối cho ta trong cuộc sống, bậc Thượng sư bên trong cũng luôn có mặt để giúp bạn đi đúng đường. Bạn có thể gọi đó là trực giác, tâm hồn, trái tim hoặc chiếc la bàn nội tâm của mình. Tuy nhiên, chừng nào tham vọng còn nặng trĩu trên vai, bạn khó có thể nghe thấy tiếng nói của người thầy bên trong, khó có thể nhận biết mình đang nghe theo trái tim hay để u mê, bám...
Thiện tri thức chính là toàn bộ đời sống tâm linh
Một ngày nọ, Tôn giả A Nan, sau một hồi suy ngẫm rất lâu, bước tới bên Đức Phật thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ rằng thiện tri thức là một nửa đời sống tâm linh!”
Đức Phật trả lời “Này A nan, chớ có nói vậy. Thiện tri thức chính là toàn bộ đời sống tâm linh!”
• trích Kinh Tương Ưng
Thật phước lành khi được hạnh ngộ với những bậc thiện tri thức vì họ sẽ thúc đẩy bạn trở về với con người thật của chính mình
Các bậc Thầy thường biết cách khơi nguồn cảm hứng, xua tan những đám mây của vô minh vọng tưởng để trí tuệ và tình yêu thương được hiển lộ. Bạn trải nghiệm những phút giây thật an lạc khi lắng nghe những lời khai thị hay được lân mẫn bên các Ngài. Từ trường và năng lực giác ngộ an lành của bậc Thầy sẽ giúp bạn gỡ bỏ từng lớp vỏ bọc bản ngã để trở về với bản chất tự nhiên vốn có của chính mình...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.