Trang chủ »»
Cần phải hiểu cái gì là Pháp thật, cái gì là Pháp giả
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Chúng ta đang nói về Pháp quan trọng và cần thiết như thế nào cho cả những người là Phật tử và những ai không phải là Phật tử. Và lý do để chúng ta làm việc này là cần phải hiểu cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là Pháp chân thật, cái gì là Pháp giả.
Cần phải thấy rõ cái gì là Pháp, cái gì là phi Pháp - nếu không chúng ta có thể lạc lối
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
“Họ thậm chí còn đi xa tới mức dẫm lên những giới nguyện cần phải giữ giữa lama và đệ tử.” Họ không được làm như vậy. Tâm ganh ghen, đố kỵ có mặt ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi người đều có những loại phiền não trong tâm kiểu như thế. Và điều này thực sự đang xảy ra.
Khi chúng ta thấy mọi thứ quan trọng như vậy thì chúng ta không còn quan tâm đến Pháp
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Bận rộn vì một thứ gì đó có nghĩa là bị tán tâm bởi những thứ lăng xăng. Tóm lại, những thứ này, những thứ vật chất này, những thứ thuộc về thế tục này ảnh hưởng tất cả mọi người. Tất cả mọi người đều bận rộn về những thứ đó. “[Điều đó hủy hoại] an bình nội tâm, sự tôn trọng lẫn nhau và thậm chí lòng tin đối với luật nhân quả” - có nghĩa là người ta bị tán tâm bởi những thứ này và nó hủy diệt trí tuệ và lòng tin của họ.
Những tước hiệu làm cho họ bận rộn và không có thời gian để thực hành Pháp
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Ở Trung Quốc và Tây Tạng, trong tất cả mọi dòng phái đều có những vị tulku. Các bạn biết rằng “tulku” có nghĩa là hóa thân, và điều đó có nghĩa là một người quan trọng hơn những vị tăng, những vị ni khác, và điều đó làm cho các vị tulku bận rộn. Tulku đương nhiên có rất nhiều trọng trách và điều đó làm cho các vị tulku bận rộn và có thể không có thời gian để thực hành Pháp.
Những thứ đó làm cho mọi người, như chư tăng, ni, xa rời con đường đạo và không bao giờ ngồi xuống được
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Nếu quan sát cẩn thận, chúng ta sẽ thấy những người tu hành, thậm chí những người thuộc hàng ngũ đệ tử gần cận với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, như chư tăng, chư ni, cũng rất bận rộn. Họ không bận rộn vì phải thực hành Pháp mà bận rộn vì rất nhiều thứ khác.
Chúng ta nửa là người tu mà nửa không phải là người tu
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Chúng ta không thực sự là hành giả đích thực, tuy nhiên, chúng ta đang cố gắng để trở thành người tu chân chính, mặc dầu ta không thực sự làm theo lời Phật một cách đúng đắn. Chúng ta vẫn còn đang lầm lạc, chúng ta vẫn còn đang bị sai sử bởi những suy nghĩ không hợp với Pháp - phi Pháp Phật. Điều đó là trái với Pháp.
Nghĩ rằng Phật, Chúa, hay các vị thánh làm tất cả cho mình và mình không cần phải làm bất cứ thứ gì nữa là hoàn toàn sai lầm
Tác giả: Sonam Rinpoche
Việt Nam là đất của đạo Phật nên nhiều người có xu hướng tin theo thói quen truyền từ gia đình, bố mẹ. Ông bà theo đạo Phật thì chúng ta cũng theo đạo Phật mà không có sự tìm hiểu cá nhân thấu đáo, không có sự tầm cầu cá nhân. Ngoài truyền thống gia đình chúng ta cần có thêm sự tầm cầu cá nhân.
Các vị thần thế gian này tâm vẫn còn nhiễm ngũ độc nên có thể tạo ra chướng ngại cho các con
Quy y có hai tầng nghĩa cao và thấp. Quy y với nghĩa cao là hoàn toàn nương tựa và đi theo chư Phật, chư Bồ tát, theo hạnh nguyện Bồ tát của các Ngài. Còn quy y với nghĩa thấp chỉ là xin các Ngài giúp đỡ trong các mưu cầu thế tục.
Câu chuyện một hành giả Dzogchen tái sanh làm con chó
Họ đã không tu dưỡng chánh kiến. Trên thực tế, họ chỉ như những cái đèn flash chớp lóe gắn trên đầu. “Ta là một hành giả DZOGCHEN! Ta là một hành giả DZOGCHEN! Hãy xem ta đây! Hãy xem ta đây! Hãy xem ta đây!”
Trong ba thừa Phật giáo việc tu hành phải thứ tự từng bước một - không thể đốt cháy giai đoạn
Tác giả: Sonam Rinpoche
Khi nói về pháp tu trong Phật giáo thì có thể chia ra Hiển giáo và Mật giáo. Hiển Giáo bao gồm Nguyên thủy và Đại thừa, còn Mật giáo thì có Kim Cang thừa. Pháp tu của Kim Cang thừa có thể đối trị với tất cả mọi loại xúc tình tiêu cực – ngũ độc (tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, đố kỵ) – từ mức độ thô tới mức độ vi tế nhất.
Nếu chúng ta chỉ giả vờ tu tập thì đó sẽ trở thành nguyên nhân để chúng ta đọa vào ba cõi thấp
Tác giả: Garchen Rinpoche
Nếu chúng ta không tu tập theo Giáo pháp một cách đúng đắn, hoặc giả nếu ta chỉ giả vờ tu tập mà thật ra là đang tạo nhiều phiền não, tạo ra nhiều bất ổn, lại khởi sinh nhiều sân hận, thì phải hiểu rằng chính việc tu tập giả vờ đó sẽ trở thành nguyên nhân để chúng ta đọa vào ba cõi thấp.
Đã phát triển được tâm xả ly chân chính thì mọi thực hành tu tập đều là xuất thế gian
Khi đã phát triển được sự xả ly chân chính, mọi thiện hạnh mà chúng ta làm sẽ đều là xuất thế gian. A-tì- đạt-ma-câu-xá luận nói rằng hành giả bước vào con đường Tiểu thừa sau khi đã vun bồi thành công hạnh xả ly. Ở đây, bước vào con đường nghĩa là bắt đầu bước đầu tiên trong việc tu học truyền thống Tiểu thừa. Nó cho thấy tầm quan trọng của sự xả ly.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.