Trang chủ »»
Không nên có bất kỳ sự cố chấp hoặc cách nhìn nhận cuồng tín nào về tâm linh
Chúng ta đã nói về tầm quan trọng của con đường Trung đạo giữa hai thái cực này. Đó là cách đi vào tâm linh. Nhưng nếu cùng lúc bạn cố chấp với tên gọi “tâm linh” thì cũng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, không nên có bất kỳ sự cố chấp hoặc sự cuồng tín nào khi xem xét một vấn đề tâm linh. Nếu bạn nhìn nhận tâm linh một cách cuồng tín, một lần nữa, điều đó sẽ đưa bạn quay trở lại lãnh địa cực đoan.
Bản thân tài sản và các mối quan hệ chẳng xấu, cũng chẳng tốt; việc chúng trở thành tốt hay xấu phụ thuộc vào tâm của chúng ta
Đức Phật đã dạy chúng ta phải thực hành Trung Đạo để tránh tình trạng quá cực đoan trong bất kỳ trường hợp nào. Chúng ta không cần phải bực bội, chán ghét, bi quan trong cuộc đời này, nhưng cũng không nên xem cuộc đời là hoàn hảo.
Thiên hạ quen thói nói theo cái họ thích, chứ có mấy ai nói với sự hiểu biết chân thực
Theo thầy, người ta cần phải tự quyết định với chính lòng mình cho rõ ràng rằng: họ có thật sự khát khao, gắn bó hay không? Khi ai đó phán xét rằng việc này hay việc kia là thiện hay ác, thì lời phán xét đó chưa hẳn có chút giá trị nào cả. Bởi vì, thiên hạ quen thói nói theo cái họ thích, chứ có mấy ai nói với sự hiểu biết chân thực. Trong trường hợp như vậy, người ta phải tự quyết định lấy việc học hỏi, khảo sát, và tư duy quán chiếu...
Bạn có thể trở nên rất cuồng tín
Một vài người có thể nói: “Tôi là Phật tử. Tôi là thế này hoặc tôi là thế kia. Mẹ của tôi là người tuyệt vời nhất nhưng mẹ anh là người không tốt.” Tuy nhiên, đừng nói về xấu hay tốt, hãy tạo dựng cho bản thân sự tự do. Đó là vấn đề. Tạo cho mình sự tự do thoát khỏi tất cả những điều vô nghĩa. Đừng nói về bất cứ điều gì. Đó là tâm linh. Đó là tinh hoa của tôn giáo. Các bạn có đồng ý không?
Chúng ta hiểu biết bao nhiêu về tâm linh hay bản chất của tôn giáo?
Khi vào đền, chùa, hoặc những nơi thờ phụng, chúng ta gò ép mình trong một khuôn khổ bảo thủ vì chúng ta cố gắng tỏ ra cung kính. Dĩ nhiên cung kính là tốt. Cung kính tốt hơn là không cung kính, nhưng cùng lúc đó, mọi người không nên bị gò ép hoặc bị xao nhãng bởi những điều vô nghĩa. Đó là lý do tại sao tôi luôn nói rằng, không nên xem xét hay thực hành tôn giáo, bất kỳ một tôn giáo nào, một cách cứng nhắc. Tôn giáo cần luôn được coi như một loại thực thể tinh...
Luôn quan sát cẩn thận để thấy rõ liệu mình đi trên con đường đúng hay sai
Bạn phải quan sát cẩn thận để thấy rõ liệu mình đi trên con đường đúng hay sai. Bạn không nên mù quáng tiếp tục đi theo con đường sai lầm mình đã chọn. Quan trọng, bạn quan sát con đường tâm linh của mình hơn là những món hàng bạn mua...
Khi Tu Tập Chúng Ta Phải Tránh Không để Rơi vào Biên Kiến
Trong việc tu tập của mình chúng ta phải tránh không để rơi vào biên kiến. Một là từ bỏ tất cả các ham muốn vật chất. Một số tôn giáo cổ ở Ấn Độ đã đề cao lối sống khổ hạnh - họ không ăn uống trong một thời gian rất dài không mặc quần áo không nói chuyện thậm chí còn hành xác tàn nhẫn. Đức Phật đã không chấp nhận các cách thực hành này và thậm chí còn cho rằng trong chừng mực nhất định, chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe chúng ta Một thái...
Hãy bảo vệ tâm bạn bằng Pháp
Hầu hết các cuộc trò chuyện không có nhiều ý nghĩa và chỉ là một sự lãng phí thời gian. Khi bạn tham dự một cuộc trò chuyện, hãy sử dụng những lời lẽ dễ thương và sử dụng lượng thời gian thích hợp để tỏ bày ý kiến. Hãy truyền đạt vấn đề một cách chính xác và nói năng với trái tim tốt lành để làm lợi lạc chúng sinh. Khi bạn nhìn chúng sinh khác, hãy nhìn với lòng từ ái và bi mẫn. Hãy nghĩ: “Dù những hoàn cảnh này tốt hay xấu, bởi tùy thuộc vào...
Sự khác biệt giữa Kinh thừa và Mật thừa
"Sự khác biệt giữa hai truyền thống Kinh Thừa và Mật Thừa là PHƯƠNG TIỆN. Trong Kim Cương Thừa có nhiều sự lựa chọn, có nhiều phương tiện hơn. Các phương tiện này đơn giản hơn, thuận tiện hơn. Còn trong truyền thống Kinh Thừa, trừ phi người tu thật sự thực hành rất nhiều, học tập, nghiên cứu rất nhiều, còn thì việc lĩnh hội và sắp xếp tất cả mọi thứ [trong Giáo lí] lại để đưa vào thực hành là điều không dễ dàng chút nào."
Tứ Pháp Y
Phật giáo có nói về tứ pháp y, nghĩa là bốn nơi đáng tin cậy, đó là: 1. dựa theo giáo pháp, không theo cá nhân người nói pháp; 2. dựa theo ý nghĩa, không theo ngôn từ; 3. dựa theo ý nghĩa rốt ráo, không theo ý nghĩa giai đoạn; 4. dựa theo kinh nghiệm thực chứng, không theo kiến thức*. Vậy chính đức Phật khuyến khích Phật tử phải biết phân tích mổ xẻ lời Phật dạy. Phải dùng trí tuệ phán xét quan điểm nào chính xác chứ không thể chỉ trích dẫn lời dạy của Phật.
Các giáo lí được xây dựng cái này trên cái kia
Trước hết, Đức Phật giảng dạy theo một cách thức đơn giản, và sau đó giáo lý của Ngài dần dần trở nên thâm sâu hơn. Quy y giống như việc học mẫu giáo. Kế đó, việc giữ các giới nguyện tu viện như trường sơ cấp. Thực hành Bồ Tát giống như trường trung học. Sau đó, ta có thể học Đại học và nghiên cứu Kim cương thừa. Khi ta lấy một văn bằng Tiến sĩ, ta vẫn có đủ mọi phẩm tính mà ta nhận được từ trường mẫu giáo trở lên. Theo cách này các giáo lý...
Điều quan trọng nhất là nhận ra được bản tâm
Trong Kim Cang thừa, chúng ta có tất cả bốn dòng truyền thừa chính, gồm có: Sakya, Nyingma, Gelug và Kagyu. Bốn dòng truyền thừa này đều có những pháp tu khác nhau, những phương thức tiếp cận khác nhau. Trên thực tế, cho dù chúng ta thọ nhận Giáo pháp từ một bậc đạo sư, một lama hay một guru nào đi chăng nữa, thì tựu trung tất cả chỉ có một con đường ...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.