Trang chủ »»
Mọi thứ xảy đến với chúng ta là một cơ hội để chuyển hoá bản tâm
Tác giả: Garchen Rinpoche
Cái đang thực sự ở trong tay chúng ta - tương lai - là cái quan trọng hơn. Vì vậy, tốt hơn hết là con nên khởi tâm yêu thương và lòng bi mẫn để đảm bảo có được một tương lài hạnh phúc. Nếu con nghĩ về khuyết điểm của những người khác, con sẽ chỉ nổi giận và cảm thấy phẫn uất.
Ăn thịt là gieo nhân nợ thân mạng và tái sinh cõi súc sinh
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Lỗi lầm thứ ba liên quan đến việc ăn thịt là đáng sợ nhất và cũng là lý do khiến tôi trở thành người ăn chay. Tôi đã từng ăn thịt. Suy nghĩ của tôi thế này: tôi là người bình thường thậm chí còn chưa bắt đầu tư lương đạo nhưng đã thọ nhận nhiều giáo lý Phật Đà và hoàn toàn biết rằng người ăn thịt sẽ trôi lăn trong sáu cõi.
Ăn chay không phải là hy sinh mà là nuôi dưỡng từ tâm
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lodro
Đức Phật dạy chúng ta trong Luật Tạng rằng cuộc đời tiến triển theo bốn hướng: từ sáng đến sáng, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng và từ tối đến tối. Nếu cứ ăn thịt, cuộc đời chúng ta sẽ từ sáng đến tối. Dĩ nhiên, nếu người ta có thể tránh được tăm tối nhờ thực hành Pháp thì sẽ không phải là nguyên nhân để bận tâm.
Ham mê ăn thịt thì khi đầu thai trong cõi súc sinh sẽ là một động vật hoang dã săn mồi
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Lúc này đang được làm người, chúng ta có khả năng phân biệt điều đúng – sai và có các lựa chọn. Chúng ta biết rõ về những lỗi lầm liên quan đến việc ăn thịt và cũng có thể xoay sở để không ăn thịt. Tuy nhiên, chúng ta lại không, hoặc không sẵn lòng, đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Thói quen ăn thịt sẽ được lưu lại trong tiềm thức và đi theo chúng ta suốt trong luân hồi
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Thứ ba là từ quan điểm của việc làm lợi lạc cả bản thân lẫn người khác, một điểm đặc biệt quan trọng cần chú ý. Nếu người ăn thịt sinh về cõi súc sinh, họ chắc chắn sẽ là loài ăn thịt. Điều này là bởi thiên hướng thích thịt trong đời này để lại một thói quen tập khí mạnh mẽ về việc thèm thịt lưu lại trong A-lại-da thức của họ.
Chứng ngộ tính Không phá hủy tính ích kỷ mà nhờ đó ta dấn thân vô điều kiện làm lợi lạc chúng sinh
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Việc lễ lạy có những khó khăn, gian khổ về phương diện thân và nhờ đó mà ta có thể tịnh hóa nghiệp về thân. Trong khi lễ lạy, chúng ta tụng lời nguyện quy y bằng miệng và nương vào đó mà tịnh hóa nghiệp khẩu như nói dối, nói lưỡi đôi chiều gây chia rẽ, nói lời hung ác, nói lời vô nghĩa. Khi lễ lạy chúng ta nghĩ tưởng tới công đức của Tam bảo và làm tăng trưởng tâm chí thành, chí tín đối với Tam bảo – đó là lúc chúng ta tịnh hóa những ô nhiễm về tâm...
Mê mải chạy đuổi theo lạc thú thế gian thì so ra trong nhiều khía cạnh không khác gì hơn loài vật
Tác giả: Garchen Rinpoche
Cũng có những người mà, do bởi hoàn cảnh văn hóa hoặc vì những điều kiện tài chính thiếu thốn, không bận tâm đến các vấn đề này. Nhưng nếu họ có phương tiện và ý chí thì không bao giờ là quá sớm để bắt đầu giải quyết những câu hỏi này để có được một nhận thức về chân tướng thực tại
Nếu họ thiết tha thực hành Kim Cương Thừa thì vẫn có thể
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Hỏi: Nếu con muốn quán tưởng mình là một vị Phật hay Bổn tôn thì có cần phải nhận quán đảnh từ Bổn sư hay không? Vì con nghe nói nếu quán tưởng mà chưa nhận quán đảnh thì mắc tội. Nếu con muốn quán tưởng Ngài thì có thể thọ nhận nghi lễ không ạ?
Coi tất cả mọi thứ là một phần đời sống của bạn là điều rất quan trọng và hữu ích - đây là một bài học vô cùng trọng yếu
Theo tri kiến và kinh nghiệm của tôi thì việc coi tất cả mọi thứ là một phần đời sống của bạn là rất quan trọng và hữu ích. Đây là một bài học, một bài pháp vô cùng trọng yếu. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi buộc bạn phải theo, tôi chỉ muốn bạn nên tôn trọng bài học đó thông qua hiểu biết chân chính của mình.
Nỗi sợ hãi cũng là một phần của thực tại mà chúng ta cần phải học cách chế ngự
Bởi vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợ hãi, hãy trân trọng sự sợ hãi như một phần của cuộc sống và hãy tận dụng, chuyển hoá nó hơn là mặc kệ nó hoặc bám chấp vào nó và tăng trưởng lòng sân giận nơi mình. Sân giận cũng là một hình thức khác của sợ hãi, nó sẽ thúc đẩy chúng ta đến hành động bất thiện. Khi sợ hãi xuất hiện, chúng ta cần tỉnh thức để quán chiếu xem sợ hãi từ đâu đến, do những nghiệp gì tạo nên, rồi cố gắng tìm ra giải pháp...
Khi sợ hãi điều gì thì chúng ta nên chuyển nỗi sợ hãi đó thành bài học
Bạn nên nói rằng: “Vì tôi ngộ nhận một cách sai lầm nên đã làm điều sai trái này, nhận thức của tôi không được sáng suốt. Tôi đã ngộ nhận”.
Có những người luôn đem đến cho ta cảm giác an lành và những người thường khiến bầu không khí trở nên tồi tệ
Là một người bình thường, bạn cũng có thể cảm nhận được trên thế giới này luôn có những người mà bạn mong muốn được chung sống và chia sẻ. Cho dù họ không phải là những người vĩ đại thì những phẩm hạnh như bao dung, kiên nhẫn, tình bạn chân thật không vị kỷ của họ cũng tỏa ra một từ trường và không gian an lành tới những người xung quanh, bởi phẩm hạnh đó vốn ở bên trong họ.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.