Trang chủ »»
Bạn có muốn giác ngộ?
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Nếu thiếu Trí tuệ Bát nhã, dù thực hiện nhiều thiện hạnh lớn lao như quyên góp hàng triệu đô la cứu trợ, hay xây dựng nhiều chùa chiền, đường xá lợi ích chúng sinh, bạn vẫn thiếu đi điều cơ bản nhất. Bạn có thể tiêu tốn nhiều tiền, mất nhiều thời gian mà không mong chờ báo đáp, tự nguyện cho đi bởi thiện tâm, nhưng câu hỏi cuối cùng vẫn là: Bạn có muốn chứng đạt giác ngộ hay không? Nếu có, những việc bạn làm vẫn chưa đủ. Bạn cần trưởng dưỡng...
Tu tập mà không trưởng dưỡng trí tuệ là đang đi vào tà kiến
Dĩ nhiên, người ta thường nói rằng tín tâm ban đầu cần phải rất mạnh mẽ rồi bạn mới tiến bộ được. Thế nhưng, thực ra rất khó để có được tín tâm mạnh mẽ ngay từ đầu, cho nên một khi bạn đã phần nào hiểu được về người thầy, bạn thực sự cần tận dụng và đừng lãng quên.
Nếu kiến thức Phật Pháp hạn hẹp thì những nghi ngờ có thể khởi lên trong quá trình tu tập
Dĩ nhiên, người ta có thể lựa chọn chỉ học những lý thuyết cần thiết để tiến hành các pháp tu nhất định nào đó, thay vì thu thập kiến thức sâu rộng hơn của các giáo lý Phật Đà, chẳng hạn như Nhị Đế hay Tứ Diệu Đế. Nhưng ngoại trừ những vị căn cơ cao nhất thì rất có thể ta sẽ dễ dàng mắc phải nhiều lỗi lầm hơn nếu đi theo cách thức này [chỉ học riêng giáo lý về một số các pháp tu nhất định].
Ta phải thấy được thật tánh của vạn pháp
Chúng ta không thấy được thật tánh của vạn pháp. Chúng ta chỉ thấy cái khung, cái phần vật-chất, cái thuộc về phần-bên-ngoài mà không thấy cái phần bên-trong, cái phần trong-thể-tánh. Vậy nên ta là kẻ phàm phu và tâm ta là tâm phàm phu. Do đâu ta thành kẻ phàm phu? Chính vô minh đã duyên cho việc đó. Vì không thấy sự kết nối, không thấy thực tánh mà ta có nhiều vô minh, vọng tưởng. Ta phải chỉnh sửa tâm mình. Ta phải biết Pháp.
Tại sao Phật được gọi là Rishi chân thật?
Trong thời cổ ở Ấn Độ, rishi là những nhà khổ hạnh tóc dài sống ẩn cư trong rừng, tự nuôi sống bằng bất kỳ món bố thí nào, và lìa bỏ đời sống gia đình, buôn bán, trồng trọt và những hành động đời thường khác. Họ được gọi là rishi, Tây Tạng là trangsong, nghĩa là “thẳng” hay “thật”, bởi vì hạnh kiểm các ngài thì đứng thẳng và chân thật, khiến các ngài xứng đáng để kính trọng và tôn sùng.
Cho dù có chứng ngộ được bản tánh của thực tại như thế nào chăng nữa thì bạn cũng phải hết sức chú tâm tới những hành vi của bạn và kết quả của những hành vi ấy
Hỡi Đại Vương, trong Mật Thừa của tôi, kiến (cái thấy) là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, đừng để hành động của Ngài sa sẩy theo chiều hướng của cái thấy. Nếu làm như vậy, Ngài sẽ rơi vào tà kiến của ma quỷ, sẽ bày trò phiếm luận rằng thiện thì không mà ác cũng không. Nhưng cũng đừng để cái thấy của Ngài sa sẩy theo chiều hướng của những hành động tạo tác, nếu không, Ngài sẽ bị mắc kẹt vào duy vật và hệ tư tưởng giáo điều, và như vậy, thì...
Người đệ tử cần phải có đủ thông minh để hiểu được các tánh đức của bậc Đạo Sư
Phẩm chất thứ hai là hiểu biết và kiến thức. Người đệ tử cần phải có đủ thông minh để hiểu được các tánh đức của bậc đạo sư. Không có sự hiểu biết, kiến thức thì người đệ tử không biết một bậc đạo sư cần phải có những tánh đức như thế nào. Khi đó người đệ tử không biết được vị thầy [của họ] là tốt hay là xấu. Vì vậy, thông minh và hiểu biết là rất quan trọng.
Có thể xóa bỏ nghi ngờ bằng nghi ngờ đó là một món quà
Quyết định đi theo một người khác - không phải là một vị Chúa, không phải một cỗ máy, không phải tự nhiên, không phải là một hệ thống chính phủ, không phải mặt trời, hoặc mặt trăng, mà là một con người bằng xương bằng thịt, vẫn tắm dưới vòi hoa sen, ngủ, ngáp, đi đại tiện, cáu bẳn, có thể hối lộ được - thì hoặc là điều ngu ngốc nhất mà một người có thể làm, hoặc là xứng đáng nhất. Có được xu hướng và sự can đảm đi theo một người như vậy...
Hoa sen sẽ chỉ nở được ở trong bùn lầy
Trong kinh Duy Ma Cật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng hoa sen sẽ chỉ nở được ở trong bùn lầy. Chúng ta không được phép quên lời dạy đó - nếu không Phật giáo sẽ trở thành một hệ thống đạo đức, khắt khe, hệ thống sẽ giành quyền như một tôn giáo có tổ chức.”
Hãy không chỉ tôn kính tôn giáo mà tôn kính cả cuộc sống hàng ngày của bạn nữa
"Hãy không chỉ tôn kính tôn giáo mà tôn kính cả cuộc sống hàng ngày của bạn nữa. Chẳng hạn, nếu như một người nào đó khóc là bởi vì người đó đau khổ. Bạn phải tôn trọng cảm xúc và nỗi khổ đau của người đó. Qua sự tôn trọng, bạn sẽ có khả năng cảm thông với những gì mà người đó đang trải qua, và rồi bạn phải giúp đỡ họ. Bạn phải gắng hết sức giúp đỡ họ vượt qua sự khổ ải đó."
Hãy làm việc với tâm của bạn để đạt giải thoát
"Ta cố gắng làm vui lòng người khác, nhưng điều đó rất khó khăn. Vì thế hãy nghĩ về những gì thiết yếu—đó là, làm việc với tâm bạn để giải thoát bản thân khỏi những mê lầm và tư tưởng tiêu cực. Một khi bạn tịnh hóa những mê lầm của bạn, bạn sẽ có cơ hội để làm những người khác vui lòng."
Ai có thể nói về lỗi lầm của người khác và ai không thể
...khi người bình phàm nói về lỗi lầm của người khác, bạn đang không làm vậy vì lòng bi mẫn vị tha mà thay vào đó, chỉ bởi những cảm xúc phiền não của chính bạn. Cả hai sẽ phá hủy cội nguồn công đức của bạn và làm sâu sắc thêm thiên kiến của bạn với người khác. Nó giống như sương giá của những chướng ngại bao trùm mùa màng của sự hành trì và cũng sẽ gieo mối bất hòa ngăn cản sự hòa hợp trong Tăng đoàn. Hành vi như vậy chẳng đem lại lợi lạc nào,...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.