Trang chủ »»
Tâm thành thật thì tốt hơn nhiều so với cái gọi là chứng ngộ cao
Trong thời đen tối này, có người nói, ‘Tôi đã chứng ngộ tánh không hay bản tánh của tâm và (sự chứng ngộ) cái thấy của tôi là cao.’ Nhưng thật sự họ đã tăng trưởng niềm tin của họ vào những hạnh xấu, và xúc cảm phiền não của họ thô lỗ dữ dội hơn. Họ chỉ tập chú vào truyền thống ngôn ngữ. Khi họ đối mặt với những mối nối quyết định của sanh, chết và trạng thái trung ấm, (sự tin tưởng của họ vào cái gọi là chứng ngộ cao) hóa ra còn thấp hơn...
Tâm ta là cõi tịnh độ nhưng ta luôn bỏ cõi tịnh độ phía sau lưng
Tâm ta giống như cõi tịnh độ. Thế nhưng chúng ta lại không ở trong cõi tịnh độ ấy. Chúng ta bỏ lại cõi tịnh độ sau lưng, ở một nơi nào đó, và tới một nơi chốn khác. Chúng ta không trụ lại đó (cõi tịnh độ) được. Chúng ta đi với phiền não, vọng tưởng. Chúng ta cần phải đưa mình trở về nơi chốn ban sơ ấy - BÀ MẸ TỰ TÁNH.
Người học Phật chân chánh phải cẩn thận tu hành
Tuy nay là đời mạt pháp, nhưng thực ra pháp không mạt tận, mà chỉ tại do người. Tại sao? Người người chỉ lo đàm luận suông thiền này Phật nọ. Giảng Phật học rất nhiều, nhưng không chịu học Phật. Xem thường hạnh Phật, chẳng rõ nhân quả, phá giới luật Phật chế. Những tệ đoan xấu xa, đại khái phát xuất từ những nguyên nhân đó. Vì vậy, chúng ta, những người chân chánh vì sanh tử mà học Phật, phải cẩn thận chú ý, chớ xem thường bỏ qua.
Tham tu tập nhiều pháp môn thì không thể chứng đắc
Pháp môn tuy nhiều, nhưng mỗi mỗi đều vì cắt đứt sanh tử luân hồi. Kinh Lăng Nghiêm thuyết: Xoay về nguồn tánh thì không hai, nhưng phương tiện lại có nhiều. Trong hai mươi lăm vị thánh, mỗi vị chuyên môn tu một pháp môn. Do đó, chư Tổ bảo rằng phải thâm nhập một pháp môn. Chư thánh hiền nếu tham tu tập nhiều pháp môn thì e rằng không thể chứng đắc đạo viên thông. Vì vậy, thọ trì sáu mươi hai ức hằng sa danh tự của các vị Pháp Vương Tử, không bằng thọ trì...
Ta thường đem tám ngọn gió đời trộn lẫn vào việc tu hành
…cái vấn nạn lớn nhất của chúng ta, cái lỗi lầm người tu thường mắc phải – đó là chúng ta luôn đem tám ngọn gió đời (lợi, suy, vui, khổ, vinh, nhục, khen, chê – LND) trộn lẫn vào việc tu Phật của mình. Đây không chỉ là cái nạn của những hành giả sơ cơ bị kẹt vào những toan tính thế tục...
Người học Phật quý tại chân thật chứ không biểu diễn tu Đạo
Người học Phật quý tại chân thật, chứ không biểu diễn tu đạo; phải thường dẹp trừ những tâm kiêu ngạo giả dối; chí nguyện phải kiên cố; chẳng tham đắm thần thông diệu dụng; tin sâu lý nhân quả; kiên trì giữ giới như giữ hạt sương mai buổi sớm; tận lực hành trì chẳng phạm giới pháp thì sẽ có ngày thành Phật mà tuyệt nhiên không có gì là kỳ lạ. Tâm, Phật, chúng sanh vốn không sai biệt. Tự tâm là Phật. Tự tâm làm Phật...
Thái độ bên trong và cách hành xử bên ngoài của bạn phải vượt xa một người thế tục
Để sử dụng giáo huấn này một cách dễ dàng, ngay từ lúc bạn đi vào Thánh Pháp và trở thành một hành giả của Pháp, thái độ bên trong và cách hành xử (giới hạnh) bên ngoài của bạn cần vượt xa thái độ và hành xử của một người thế tục bình thường. Như một câu tục ngữ nói:
Dấu hiệu của sự hiểu biết chân thực là một tánh khí an bình,
Và dấu hiệu của việc đã thiền định là ít phiền não.
Phải chân thật tu hành
Các bạn có thể ngày nay quy y Tam Bảo là vì các bạn đã trồng căn lành to lớn trong quá khứ. Ngày nay khi họp mặt với nhau, đại chúng nên phát lòng bồ đề, cầu đạo vô thượng. Không nên làm loài sâu bọ trong Phật giáo, không nên làm kẻ hư đốn bại hoại. Hễ bạn thấy ai hủy báng Phật giáo, bạn chớ cùng họ tranh biện. Bạn hãy tu hành với hành động chắc thật. Dùng sự tu hành để hiển minh lời Phật dạy. Đừng nên dùng lời nói ngoài miệng (khẩu đầu thiền) để...
Hành giả tu lâu năm đừng để tâm trở nên chai cứng
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm...
Thước đo phân biệt giữa thế gian với xuất thế gian
Hãy lấy ví dụ về việc cúng dường đèn bơ lên Tam Bảo. Với cùng đối tượng của sự cúng dường, hành động cúng dường và người cúng dường, việc thực hành sẽ là việc thế gian khi sự xả ly không được sinh khởi và mục đích của sự cúng dường là đạt được những lợi lạc thế gian như mạnh khỏe, trường thọ, thăng tiến công việc, của cải hay tương tự, hoặc để có được một sự tái sinh thuận lợi. Trái lại, cúng dường đèn bơ vì hạnh xả ly chân chính...
An bình không có nghĩa là tách mình ra khỏi dòng đời
Khi tôi nói về an bình, đôi khi mọi người tưởng lầm rằng điều này có nghĩa là tách mình ra khỏi dòng đời. Họ xem an bình là một thứ gì đó xa lạ, có thể là một cảm giác tê liệt hoặc buồn ngủ, bị say thuốc hay ở trong một trạng thái tinh thần khác. Nó không thể xa rời chân lý được. Bạn có thể “an bình” trong khi đang ngủ, nhưng đó chỉ là sự vắng mặt của ý thức mà thôi. Phương cách thực sự chữa lành cuộc sống của bạn là nhận biết những niềm vui...
Tu Giới Định Tuệ giải thoát khổ đau
Ba môn vô lậu học Giới Ðịnh Tuệ có khả năng giải thoát người tu ra khỏi ba loại khổ. Nhờ Giới mà thoát khỏi dục giới, lên sắc giới, diệt được loại khổ đau thể xác tinh thần [khổ khổ]. Nhờ Ðịnh mà thoát khỏi sắc giới, diệt được loại khổ đau đến từ sự thay đổi [hoại khổ]. Nhờ Tuệ mà thấy được chân tướng của sinh tử, diệt được tất cả các loại khổ đau đến từ cảnh sống trong luân hồi [hành khổ].
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.