Trang chủ »»
Pháp dễ nói khó làm
Nói chung, khái niệm “học giả” là một thứ khác xa với khái niệm “hành giả”. Có nhiều học giả tuy thông tuệ, uyên bác nhưng vẫn lăn lóc trong luân hồi, thậm chí không có khả năng tự đoạn diệt phiền não ...
Lòng tin thôi thì chưa đủ
Tất cả chúng ta ở đây đều có lòng tin vào Phật, Pháp. Ta cũng có lòng tin vào nhân quả. Nhưng để thực sự tu hành thì như vậy chưa đủ. Lòng tin thôi chưa đủ. Lòng tin là một nền tảng căn bản, nhưng tin thế nào rất quan trọng. Chúng ta hiểu nghiệp thế nào? Hiểu nhân quả thế nào?
Lắng nghe để biết cách làm sao tu cho đúng - đó mới thật là quan trọng
Cũng bình thường thôi khi ở mọi nơi, kể cả Tây Tạng, được gặp các bậc thầy, các Rinpoche thì ai nấy đều phấn khích. Cũng tốt thôi rằng mọi người vui và phấn khích. Thế nhưng, cái lợi lạc không thể dừng ở việc gặp mà cần phải lắng nghe lời các đạo sư. Lắng nghe và rút ra cho mình những bài học - đó mới là điều chính yếu ...
Sống với Pháp bạn phải thách thức chính mình
Điều quan trọng là tranh biện với chính bản thân mình về những gì mình nghe được từ bậc Đạo sư. Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới đi sâu hơn và sâu hơn. Và lần sau khi quý vị đọc bất cứ một điều gì [về giáo pháp], quý vị sẽ hiểu điều mình đọc sâu sắc hơn ...
Chúng ta thường chỉ nói suông
... nhiều khi chúng ta không hoàn toàn trung thực khi nói: Tôi thật sự hiểu Khổ Đế. Miệng ta nói: Ôi, làm người thì sanh, lão, bệnh, tử ... nhưng thật ra, sâu trong tâm, chúng ta không nghiêm túc nghĩ về điều đó. Ta chỉ nói: Ok, sanh là như vậy, bệnh là như vậy, lão là như vậy .... Nhưng thật ra, cố gắng để hiểu, và để cho hiểu biết về thực tại thấm sâu vào trong tâm là hoàn toàn khác với việc cứ nói rằng ta phải thế này, thế nọ. Ta phải làm cho điều đó thấm...
Pháp chuyển hóa tâm và gia trì, gia hộ
Sức mạnh của Pháp (Dharma) là ở chỗ nào? Làm cho tâm ta tốt lành hơn. Tại sao tâm ta lại cần phải chuyển hóa thành tốt lành hơn nương vào năng lực chữa lành của Pháp? Như Thầy đã nói ở trên, tâm ta không hoàn hảo. Nó cấu uế. Vì vậy, nó luôn lầm lạc. Vì tâm ta không hoàn hảo nên ta phải chuyển hóa nó. Vậy Pháp có thể làm được gì? Điều phục cái tâm điên đảo cho nó thành thuần tịnh hơn. Đó được gọi là Pháp ...
Hãy trân quý Giáo Pháp
Đức Milarepa nói: “Để thoát khỏi đau khổ, chúng sinh tạo thêm đau khổ.” Ta không cố ý làm điều này. Như thế điều gì xảy ra? Kiểu mẫu đau khổ của ta được tạo nên bởi mê lầm và vô minh. Giáo pháp chỉ cho ta con đường, cách thức chân thực để hiểu biết về đau khổ và thoát khỏi nguyên nhân của nó ..
Khảo sát giáo lý trước khi thực hành
Đức Phật nói: “Hãy khảo sát ta. Hãy khảo sát giáo lý của ta. Hãy tự mình quyết định xem giáo lý đó có chân thật hay không và hãy làm việc cho các con.” Trước khi quy y, bạn nên nghiên cứu về những điều Đức Phật đã giảng dạy, dấn mình vào việc thực hành và lắng nghe giáo lý, và sau đó tự mình quyết định xem con đường có ý nghĩa hay không ...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.