Trang chủ »»
Bản tánh của tâm
Tác giả: Sakya Trizin
Dịch giả: Thanh Liên
Đối với chúng con, khi nghe nói về việc chuyển hóa tâm, điều này có vẻ rất khó khăn trong nền văn hoá của chúng con. Chúng ta nói về việc “làm an định” tâm, nhưng có lẽ khó có thể nghĩ được rằng phương tiện đó thực sự chuyển hóa được tâm chúng con. Bạn thấy đấy, dù bạn gọi nó là sự chuyển hóa hay cái gì khác, thì nó cũng có nghĩa là cái gì đó đang phát triển. Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa...
Dòng Pháp Longchen Nyingthik
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Dịch giả: Dương Đạt
Nói cho cùng, tất cả truyền thống Phật Giáo trên đời này đều có cùng một mục đích, bởi vậy chúng ta không nên phân biệt hay dở, cao thấp giữa các truyền thống. Tuy thế, cũng chẳng có gì sai nếu ta thực sự tin tưởng dòng pháp của mình là cao thâm hơn cả. Đức Liên Hoa Sanh Đại Sĩ, vị Phật thứ hai của thời đại này, là bậc vĩ đại nhất trong dòng chuỗi vàng những vị học sĩ và thành tựu giả của Ấn Độ và Tây Tạng. Ngài như ánh trăng vằng vặc giữa những vì...
Dzogchen – thừa thứ chín
Tác giả: Garab Dorje, Patrul Rinpoche
Dịch giả: BDT Thiện Tri Thức
Atiyoga Tantrayana, “Thừa Hợp Nhất Tối Hậu”, còn được biết với tên Dzogchen, “Đại Toàn Thiện, Đại Viên Mãn”. Trong hệ thống Nyingma, thừa thứ chín, Atiyoga hay Dzogchen, được xếp loại là một Tantra. Tuy nhiên, Dzogchen tồn tại trong lãnh vực riêng của nó, độc lập với những phương pháp của Tantra. Ở đây sự thực hành của nó không đòi hỏi tiến trình tiên quyết nào chuyển hóa thành một vị bổn tôn trú trong chiều kích thanh tịnh của mạn đà la, như trong trường...
Thực hành Đại Ấn
Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche
Dịch giả: BDT Thiện Tri Thức
Có nhiều truyền thống lớn của Phật giáo, và trong đó những giáo pháp đại ấn là đặc biệt giúp ích trong thời hiện đại này. Lý do khiến tôi nghĩ rằng những giáo pháp đại ấn thì đặc biệt thích hợp và lợi lạc ngày nay là vì chúng ta đang ở trong hoàn cảnh rất tương tự với thời những đại hành giả đại ấn nhiều thế kỷ trước. Tám mươi bốn đại thành tựu giả sống ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ mười hai đã thấy nó cần thiết khi thực...
Hướng Dẫn Vào Thiền Định Shamatha
Tác giả: Thrangu Rinpoche
Dịch giả: Thanh Liên
Thiền giả quá hăm hở khi nắm bắt những giáo huấn thiền định đúng đắn có thể bị cuốn hút khiến lướt vội qua những đề mục về lòng sùng mộ, niềm tin, sự cầu nguyện dòng truyền thừa mà chỉ chú tâm vào các kỹ thuật chẳng hạn như làm thế nào duy trì tư thế thiền định của mình. Đây chính là bỏ quên toàn bộ tinh tuý của sự thiền định. Tinh tuý ấy là một phương cách toàn hảo để nhận chân thế giới, một phương pháp để phát triển mối tương quan của...
Lời Nguyện Đại Toàn Thiện của Phổ Hiền Như Lai
Hô! Vạn pháp – Hiện tướng và hiện hữu, luân hồi và niết bàn – tuy cùng một Bản Tâm, nhưng có hai con đường và hai kết quả
và [tất cả] đươc hiển bày một cách nhiệm màu qua sự Tỉnh Giác hoặc không tỉnh giác. Qua lời nguyện của Phật Phổ Hiền,
nguyện tất cả chúng sanh đều thành Phật, hoàn toàn viên mãn trong trụ xứ của Pháp Giới.
Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu
Tác giả: Orgyen Kusum Lingpa
Dịch giả: Thanh Liên
Cái thấy (kiến) là Longchen Rabjam (Sự Bao La Vô hạn Vĩ Đại).
Sự thiền định (thiền) là Khyentse Ozer (Những Tia sáng của Trí Huệ và Tình Thương).
Hành động (hành) là Gyalwe Nyugu (Con trai của các Đấng Chiến Thắng).
Đối với người thực hành theo cách này,
Thì không nghi ngờ gì nữa về sự giác ngộ trong một đời.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.