Bài giảng ngày 10.10.2012
THẦY – TRÒ
“…được gặp lại những trái tim nhân hậu,
chí thành và trung thực mới là điều đáng mong mỏi hơn.”
Thầy đã gặp và quen biết nhiều bạn đạo Việt Nam. Đó là những người có tâm thành tín với Phật, với Pháp và với Phật giáo Tây Tạng. Chắc chắn giữa chúng ta, và giữa các bạn với Pháp Bảo, có một kết nối thiện nghiệp tốt lành. Thầy đã tới Việt Nam bốn lần, gặp nhiều người tu có tâm đạo, thấy cảnh thiên nhiên tươi đẹp và rất vui khi trở lại. Nhưng được gặp lại những trái tim nhân hậu, trung thành, trung thực mới là điều mong mỏi hơn cả. Được gần những người luôn tự sửa mình để chân thật tu đạo là điều ta luôn khát khao, mong mỏi hơn.
“Phải hết lòng trân quý những gì nghe được
và đưa vào áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.”
Cũng bình thường thôi khi ở mọi nơi, kể cả Tây Tạng, được gặp các bậc thầy, các Rinpoche thì ai nấy đều phấn khích. Cũng tốt thôi rằng mọi người vui và phấn khích. Thế nhưng, cái lợi lạc không thể dừng ở việc gặp mà cần phải lắng nghe lời các đạo sư. Lắng nghe và rút ra cho mình những bài học - đó mới là điều chính yếu.
Kẻ làm trò, điều quan trọng nhất là phải lắng nghe (văn) và tư duy quán chiếu (tư). Phải hết lòng trân quý những gì nghe được và đưa vào áp dụng trong cuộc sống hàng ngày (tu). Lấy đó làm phương thuốc quý chữa lành phiền não trong tâm. Đó là điều trọng yếu.
Đối với bậc làm thầy, cần phải dạy học trò một cách đúng đắn. Không nhất thiết phải rất uyên áo, mà quan trọng là phải trực chỉ vào tận vấn đề và dạy sao cho khế hợp với căn cơ kẻ học. Đó là lối dạy đúng đắn.
Có người ở đây chắc đã từng thọ pháp nhiều vị thầy từ Tây Tạng hoặc từ những truyền thống khác. Bất luận là Tây Tạng, Trung Quốc hay Việt Nam, Phật giáo đều cùng chung một nền tảng. Hiểu cho được nền tảng chung này là điều thiết yếu.
Chẳng có ý nghĩa gì khi ta khoe: “Tôi theo dòng này” hay “Tôi theo thừa nọ.” Điều cần thiết là phải biết làm sao để hiểu dòng tu, để hiểu đạo sư. Làm sao tu cho đúng. Làm sao biết cách mà tu cho đúng. Đó mới thật là quan trọng.
TU ĐẠO
“Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần.”
Phật dạy ác nghiệp, ám chướng nơi tâm chúng sinh nước sông chẳng thể gột sạch. Đau khổ của chúng sinh Phật chẳng thể làm vơi. Chứng ngộ của Phật chẳng rót được vào tâm chúng sinh. Chỉ con đường tu đạo và trao truyền giáo lý là cách duy nhất để cứu họ. Còn đối với kẻ học đạo thì nghe pháp (văn), tư duy quán chiếu (tư) và đưa vào thực hành (tu) – đó là con đường duy nhất đưa tới giải thoát.
Đức Phật nói: “Ta đã chỉ ra con đường. Phải hiểu, tất cả phụ thuộc vào các ông.” Giải thoát được hay không là ở nơi các vị. Do các vị hiểu ra sao, nỗ lực tới đâu, và hành trì như thế nào. Vậy nên Phật dạy giải thoát phụ thuộc vào chính người tu đạo.
Thành tựu phụ thuộc vào kẻ tu, nhưng mặt khác thành tựu cũng tùy thuộc vào ngoại duyên. Chẳng hạn như để nghe pháp - và để văn, tư, tu - cần phải có một vị chân sư. Sau đó phải dốc lòng công phu. Chỉ có như vậy mới mong thành tựu được.
Hoàn toàn sai lầm nếu có kẻ thọ được chút pháp để rồi bỏ đó. Dù có nuôi hy vọng: “Ta sẽ được giải thoát” thì cũng chỉ vô ích. Cách duy nhất đúng là một khi đã biết phải tu ra sao thì đưa tất cả vào thực hành – miên mật và tinh cần. Mà cũng không được tùy hứng: khi vui thì tu còn khi buồn thì bỏ. Thế rồi ta cũng quên Pháp luôn. Cách đó không được.
Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần. Thói hư tật xấu sâu dày khiến ta không đủ kham nhẫn để tu hành. Ta thường thối chí và bỏ cuộc. Ta để tâm tán loạn đuổi theo đủ thứ, đủ chuyện của đời thường. Tất cả những thứ này là chướng duyên khiến ta có tu cũng không tiến. Ta phải rất cẩn trọng và tỉnh giác. Phải có phương cách đúng đắn để sửa đổi lối nghĩ, lối tu học của mình. Chỉ như vậy mới hòng mong chuyển hóa được tâm.
“Thông thường ta luôn nhìn nhận mọi thứ
sai khác với bản chất của chúng.”
Ta có thể hỏi: “Tại sao chúng ta cần Pháp?” “Lợi lạc của việc tu ở đâu?” Cần tìm ra câu trả lời, bằng không ta sẽ không bao giờ thực sự hiểu tại sao ta lại làm việc này hay việc khác. Chúng ta không biết Pháp có tác dụng gì. Nếu quyết tìm ra lời đáp đúng thì sẽ thấy ta có lý do để tu đạo. Và lý do nằm ở sức mạnh, ở lợi lạc Pháp đem lại. Vậy nên, đặt câu hỏi và tìm ra lời đáp đúng là rất quan trọng.
Tại sao chúng ta cần Pháp? Bởi ta có quá nhiều phóng dật khiến tâm bị tắc nghẽn. Khiến ta không thể nhìn mọi thứ một cách đúng đắn. Ta sống trong vô minh. Thông thường ta luôn nhìn nhận mọi thứ sai khác với bản chất của chúng. Và từ đó phát sinh phiền não. Vì nhìn nhận sự việc sai khác đi mà mọi thứ đều hỏng. Vì nhìn nhận sự việc sai lầm mà sinh rắc rối. Rắc rối sinh ra từ phiền não và phiền não bắt rễ từ vô minh, từ cách nhìn sai lạc của ta. Vì thế mà ta cần Pháp. Pháp giúp ta điều chỉnh lại tất cả.
Tu hành là gì? Là để chuyển tâm theo hướng đúng. Tâm ta sai lạc. Vì vậy, cách ta cảm nhận, xem xét mọi thứ đều không ổn, đều sai. Ta phải điều phục tâm mình. Làm sao để điều phục tâm? Ta phải tu đạo.
TÁNH KHÔNG - TÂM BỒ ĐỀ
“Giáo lý của Đức Phật có hai phần …
Một về tánh không và một về tâm bồ đề.”
Giáo lý của Đức Phật có hai phần. Phần thứ nhất là giáo lý tánh Không, phần thứ hai là giáo lý về tâm Bồ đề. Tu Phật có nghĩa là hợp nhất hai phần làm một. Đây là con đường đúng đắn để thực hành giáo lý Phật đà. Khi lắng nghe giáo lý chúng ta phải nhận ra hai phần này. Một về tánh Không và một về tâm Bồ đề. Nếu người tu chỉ biết có một phần thì chưa hoàn chỉnh. Khi tu đạo chúng ta tu tâm Bồ đề trước. Ta bắt đầu với việc tu tâm Bồ đề và tâm Từ Bi. Rồi sau đó tiếp tục công phu về tánh Không.
TÁNH KHÔNG - LÝ NHÂN DUYÊN
“...không hiểu lý nhân duyên thì
không có cách nào để hiểu được giáo lý tánh Không.”
Phải công phu về tánh Không thế nào? Tánh Không là gì? Trước hết ta cần phải hiểu lý nhân duyên. Theo giáo lý duyên khởi tất cả vạn pháp đều phụ thuộc lẫn nhau. Nếu người tu không hiểu lý nhân duyên thì không có cách nào để hiểu được giáo lý tánh Không. Tánh Không thậm thâm thật khó mà chứng ngộ, vì vậy mà người tu phải dựa vào việc hiểu tâm bồ đề và tâm từ bi. Một người hiểu sâu sắc, đúng đắn về tâm bồ đề và tâm từ bi thì có nhiều cơ duyên thấu đạt chân nghĩa của tánh Không.
Về ý nghĩa của lý nhân duyên? Như Thầy đã nói ở trên, sự sinh tồn của mọi thứ phụ thuộc vào những thứ khác, mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có một pháp nào độc lập. Không có một pháp nào tồn tại không phụ thuộc vào các pháp khác. Mọi thứ để thành trụ đều phải nương vào các thứ khác. Điều đó có nghĩa là vạn pháp đều không có tự tánh. Vạn pháp đều thành trụ không phải nhờ tự tánh của chúng mà nhờ các duyên, nhờ các pháp khác.
“không có cái ngã tự thân tồn tại độc lập.
Ngã có tánh phụ thuộc.”
Nhưng chúng ta không hiểu điều này và ta tưởng rằng ta thành trụ là do chính bản thân mình. Ta tưởng rằng ta độc lập và từ đó mà nuôi tâm cống cao ngã mạn. Đó là chấp ngã. Ta tưởng là ta thành trụ tự thân nào ngờ ta thành trụ được là do nhiều yếu tố, nhiều duyên [tụ hợp lại]. Nhưng thông thường chúng ta không nhìn thấy điều đó. Ta chỉ thấy cái hiển lộ ra ngoài [trên bề mặt] và điều này tạo nên rắc rối. Ta xem mình là trung tâm, thành tựu không bởi cái gì cả. Ta là trung tâm, ta là quan trọng, ta là quyền lực. Và ta muốn thâu tóm, muốn điều hành tất cả. Ta không thấy rằng sự sinh tồn của ta phụ thuộc vào chúng sinh khác. Ta chỉ thấy có ta và ta nói: Tôi, của Tôi, chính Tôi v.v. Tôi là quan trọng, Tôi là vua, Tôi là Chúa tể, Tôi là lãnh tụ v.v.
Ta chỉ đang lầm mà thôi.
Theo tri kiến của Phật giáo chư pháp vô ngã. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là không có cái ngã tự thân tồn tại độc lập. Ngã có tánh phụ thuộc. Đời là ảo huyễn. Tại sao ta nói đời ảo huyễn như giấc mộng? Bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều thứ. Khi mọi thứ tụ lại thì tạo thành một cái gì đó. Thứ đó giống như giấc mộng. Ví dụ, ngày hôm qua giống như giấc mộng. Ngày hôm qua khi nhiều thứ tụ lại thì có ngày hôm qua. Rồi thì nó tan biến. Bởi vì các thành tố, các duyên tạo thành ngày hôm qua tán nên nó cũng tán, nó tan biến. Ngày hôm qua tan biến như giấc mộng.
Tất cả mọi thứ đều như vậy. Cuộc đời này cũng như vậy. Vào thời điểm này ta thấy nó như thực. Ta nói: “Cái này xấu”, “Cái này tốt” và đưa ra nhiều phán xét. Nhưng duyên biến dịch thì quả cũng biến dịch. Không có gì thường trụ và không bao giờ biến dịch. Vạn pháp đều biến dịch. Câu trả lời là: ngày hôm qua như giấc mộng, vạn pháp đều như vậy. Đó là thực tánh của vạn pháp. Không có sức mạnh nào giữ được chúng thường trụ. Đó gọi là lý nhân duyên.
TỪ BI - LÝ NHÂN DUYÊN
“... ta cần phải tốt với nhau, từ bi với nhau.
Vì ta phụ thuộc vào nhau.”
Vậy nên con người phải phụ thuộc lẫn nhau. Chúng sinh hữu tình phụ thuộc lẫn nhau. Phụ thuộc như thế nào? Chúng ta [thoạt tiên] thấy người trong một nhóm nhỏ phụ thuộc lẫn nhau. Rồi bức tranh mở rộng dần, mở rộng dần … Rồi ta thấy cả vũ trụ sinh loài đều phụ thuộc lẫn nhau. Thấy và hiểu được sự kết nối này rất có lợi cho việc trưởng dưỡng tâm bồ đề của chúng ta. Bởi vì ta [sẽ thấy ta] cần phải tốt với nhau, từ bi với nhau. Vì ta phụ thuộc vào nhau. Đó là tri kiến của Phật giáo được gọi là lý nhân duyên.
Hiểu được điều này là một phương thức thâm diệu để chứng ngộ tánh Không. Đó chính là tánh Không. Nhưng chúng ta không biết, không thấy sự kết nối này. Ta không thấy nó vận hành một cách thâm diệu và vi tế ra sao. Chúng ta chỉ thấy mọi thứ ở cấp độ thô. Chúng ta chỉ thấy thực tại trên bề mặt mà không thấy chi tiết của nó. Vì vậy mà ta là kẻ trên-bề-mặt. Ta chỉ lang thang giữa sự vật hiện tượng (vạn pháp) mà không thể nào thấy được chân tánh của chúng.
Chúng ta không thấy được thật tánh của vạn pháp. Chúng ta chỉ thấy cái khung, cái phần vật-chất, cái thuộc về phần-bên-ngoài mà không thấy cái phần bên-trong, cái phần trong-thể-tánh. Vậy nên ta là kẻ phàm phu và tâm ta là tâm phàm phu. Do đâu ta thành kẻ phàm phu? Chính vô minh đã duyên cho việc đó. Vì không thấy sự kết nối, không thấy thực tánh mà ta có nhiều vô minh, vọng tưởng. Ta phải chỉnh sửa tâm mình. Ta phải biết Pháp.
Đó là tri kiến Phật giáo, là cách người tu Phật hiểu về [thực tại của] vạn pháp. Ý nghĩa của Pháp (Dharma) là gì? Pháp có tác dụng gì? Ý nghĩa của Pháp là ở chỗ Pháp là phương thuốc trị bệnh. Pháp là thuốc chữa lành, là duyên. Duyên này có tác dụng gì? Nó khiến cho điều gì đó xảy ra. Nó có sức mạnh.
TU TÂM
“Pháp chuyển hóa tâm và gia trì gia hộ.”
Sức mạnh của Pháp (Dharma) là ở chỗ nào? Làm cho tâm ta tốt lành hơn. Tại sao tâm ta lại cần phải chuyển hóa thành tốt lành hơn nương vào năng lực chữa lành của Pháp? Như Thầy đã nói ở trên, tâm ta không hoàn hảo. Nó cấu uế. Vì vậy, nó luôn lầm lạc. Vì tâm ta không hoàn hảo nên ta phải chuyển hóa nó. Vậy Pháp có thể làm được gì? Điều phục cái tâm điên đảo cho nó thành thuần tịnh hơn. Đó được gọi là Pháp.
Khi tâm ta nhu nhuyến, an hòa, thanh tịnh hơn tức là lúc Pháp đang thấm. Khi điều đó xảy ra tức là ta đang tu tốt. Tuy nhiên, lắm khi ta nói rằng ta tu Phật, rằng ta có tín tâm nơi Pháp Phật nhưng hình như Pháp chẳng chuyển được tâm tánh của ta. Tâm ta vẫn bất trị, hung hãn, dữ dằn. Khi người ta chất chứa trong tâm nhiều sân hận, điên đảo, dữ dằn thì có nghĩa là việc tu của họ không tốt đẹp. Vì vậy mà phải hiểu ý nghĩa đích thực của Pháp (Dharma) và thực hành đi thực hành lại nhiều lần. Khi ta gặp rắc rối, sân hận, tham luyến hay ganh ghen đố kỵ, khi phiền não khởi trong tâm thì đó là lúc ta cần Pháp hơn bao giờ hết. Đó là cách mà ta áp dụng Pháp vào cuộc sống hàng ngày để thuần hóa tâm điên đảo của mình.
Pháp có hai phẩm tánh: 1. điều phục tâm, 2. cứu ta thoát luân hồi. Tóm lại Pháp chuyển hóa tâm và gia trì gia hộ. Khi một người tu đạo chân chánh tức là người đó đang nỗ lực đoạn phiền não, tránh ác đạo, vượt thoát luân hồi. Hai việc đó làm nên một người tu đạo hoàn hảo.
Phiền não là gì? Có nhiều loại phiền não nhưng thông thường được chia ra thành tam độc hoặc ngũ độc. Có ba hoặc năm loại tâm độc là nhân của đủ mọi loại phiền não trong tâm ta.
“Chúng ta luôn luôn né tránh
không nhìn xem cái gì đích thực đang diễn ra trong tâm mình.”
Chắc ai cũng thấy chúng ta đã nghe chuyện này hàng nghìn, hàng trăm nghìn lần rồi. Càng nghe thì ta lại càng bỏ ngoài tai. Tại sao ta lại làm như vậy. Tại sao ta lại muốn bỏ ngoài tai đề tài quan trọng này? Vô minh quá sâu dày trong tâm khiến ta không muốn nghe chuyện ấy. Bởi vì nghe chuyện ấy là phải thấy cái dở trong tâm, phải mang tiếng xấu, phải mất thể diện - và đây là lý do chính khiến ta thấy không thích nghe những chuyện này. Khi có chuyện gì đó không ổn ta liền tự nhủ: “Ồ, ổn cả có sao đâu!” Khi ganh ghen đối kị nổi lên trong tâm thì ta liền tự nhủ: “Ai ấy chứ có phải mình đâu ...”
Chúng ta luôn né tránh không nhìn xem cái gì đích thực đang diễn ra trong tâm mình. Đó gọi là vô minh, là sức mạnh của vô minh. Nó ngăn không cho ta thấy chân tánh của thực tại. Vì thế mà ta mãi lăn lóc trong luân hồi. Ta muốn mãi làm kẻ phàm phu như bây giờ. Thử hỏi ta có thực sự muốn thay đổi chăng? Chúng ta phải thay đổi. Phải cố gắng hiểu những điều này và thay đổi.
SÂN HẬN
“Sân hận, ác tâm chỉ đẻ thêm rắc rối, hận thù.”
Sinh nơi cõi Dục giới dĩ nhiên tâm ta đầy tham dục. Nếu đó là những nhu cầu thiết yếu thì không sao. Ta không thể đoạn diệt những nhu cầu đó. Vấn đề rắc rối của con người là ta có quá nhiều tham dục và tham quá nhiều thứ. Tu Phật là giảm bớt tham luyến, phiền não. Không thể ngay lập tức đoạn diệt tham luyến, phiền não, nhưng Pháp giúp ta giảm dần dính mắc. Thật vô ích nếu tu mà cứ ngày càng tích thêm tham luyến, bám chấp. Là người tu ta cần phải hiểu như vậy.
Sân hận không đem lại điều gì tốt lành. Tức giận, hận thù bao giờ cũng rất tệ hại. Nó chỉ gây đau khổ. Những nhu cầu cần cho sinh tồn thì không thể thiếu: ta cần cái ăn, cái mặc v.v. Nhưng sân hận lại là chuyện khác. Sân hận, ác tâm bao giờ cũng rất xấu. Tuyệt đối không có ích. Vì vậy, ta phải đoạn tuyệt với sân giận, ác tâm. Thù hận chỉ gây thêm nhiều đau khổ, nhiều rắc rối phức tạp, nhiều chuyện khó chịu giữa con người với nhau. Đây là tâm xấu, vô ích, dư thừa – ta không cần nó.
Thế nhưng, tâm ta tự nó luôn đầy phiền não, không dễ gì đoạn diệt. Vì vậy, ta phải hết sức cố gắng giảm phiền não để trở nên hiền hòa hơn, cảm thông hơn, nhu nhuyến hơn, nhân hậu hơn. Điều đó tốt lành, không chỉ cho ta mà còn cho cả mọi người, cho môi trường mình sống.
Tu Phật chúng ta phải cố gắng hết sức mình để hiểu được sân hận, ác tâm xấu biết chừng nào; và không sân hận, ác tâm là tốt biết chừng nào.
“… việc tu đạo đôi khi lại đem tới đủ thứ chuyện,
nó khiến ta sanh tâm ganh ghen đố kị.”
Chúng ta có nhiều chuyện để nói. Thầy có thể thấy nhiều chuyện nơi tâm quý vị, chỉ ra và chỉnh sửa. Đó là chuyện của người. Con người luôn nhiều chuyện, và chuyện người thì dễ nhìn ra. Nhưng nhìn ra được chuyện của ta thì thật thiên nan vạn nan. Mong rằng ai cũng sẽ thay đổi nhiều nhờ tu đạo. Ta cần thay đổi thế nào? Cần chuyến biến tới mức người ngoài nhận thấy được. “Mười năm trước, tôi đầy phiền não, tâm lượng nhỏ nhen, hẹp hòi. Nhờ tu đạo nên tâm giờ đây rộng mở hơn, cảm thông và chấp nhận nhiều hơn.” Thật lành thay khi ai đó nói được như vậy.
Đáng tiếc, với nhiều người sự việc có vẻ theo chiều ngược lại. Việc tu đạo đôi khi đem tới đủ thứ chuyện, nó khiến người ta sanh tâm ganh ghen đố kị. Từ đó mà sinh nhiều bất hạnh và họ giờ đây dễ nổi giận hơn trước nhiều. Họ vì thế mà không thể hiểu và cảm thông như tước đây. Đó là điều không tốt lành. Và, chắc chắn đó không phải là cái ta mong muốn.
Chúng ta mong mỏi cái khác ở người tu. Tâm rộng mở hơn, kham nhẫn hơn, từ bi hơn, hiền hòa hơn. Cần phải hiểu đối với người tu Phật đó là chuyện duy nhất quan trọng, chứ không phải chuyện gì khác. Chúng ta có bao nhiêu tiền ư? Có thì tốt, không cũng không sao. Ta có bao nhiêu tình thương? Điều đó rất quan trọng. Ta cảm thông tới đâu? Rất quan trọng. Ta sân hận cỡ nào? Không tốt. Thực ra là xấu. Ta hám tiền cỡ nào? Không tốt.
Khi ai đó làm nhiều việc thiện và nỗ lực sửa tâm làm người tốt thì, Thầy nghĩ, những điều tốt đẹp sẽ tự nhiên tới với người đó. Chúng ta không cần phải cố cho được may mắn như họ, cố ép cho những điều tốt lành xảy ra với ta. Ví dụ, khi một người đã tịnh hóa nghiệp và tích lũy công đức thật tốt thì những điều tốt lành tự nhiên sẽ đến với người đó. Ta cần phải hiểu như vậy.
LÀM NGƯỜI TỐT
“ ...đức tính trung thực là điều cần trước tiên.”
Khi Phật thành đạo Ngài không truyền Pháp cho tất cả mọi người mà chỉ có một ít đệ tử. Ngài chọn một số rất ít kẻ may mắn và truyền Pháp. Tại sao Phật làm như vậy? Bởi vì Pháp có cứu được bạn hay không phụ thuộc vào chính bạn, vào việc bạn là người tốt hay không. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn có là một người tu tốt, một con người tốt hay không.
Vậy nên, để làm người tu đạo tốt trước hết ta phải là một người tốt. Đâu là cái duyên làm nên một người tốt. Tất nhiên, đức tính trung thực là điều cần trước tiên. Phẩm chất này rất quan trọng. Kẻ không trung thực, luôn gian dối lừa người thì không có duyên làm người tu chân chính. Sân hận và ác tâm không phải là duyên để làm người chân tu. Một người tu đạo chân thực phải từ bi và trung thực.
Và trí tuệ cũng rất quan trọng. Nếu không có trí tuệ để hiểu Pháp thì cũng không thể tu đạo. Vì vậy trí tuệ rất cần thiết. Nhưng thông minh phải đi kèm với đức tính trung thực chứ không phải ngược lại. Những yếu tố căn bản này rất quan trọng đối với những người tu Phật. Thiếu những duyên căn bản này thì khó có thể nghĩ tới việc tu.
VẤN ĐÁP
Hỏi: Con tu pháp Tịnh Độ của Hiển giáo, nay con có thể chuyển sang tu Kim Cương Thừa được không ạ?
Trả lời: Không nói “chuyển” mà nói “tu Hiển cùng với tu Mật”. Bởi vì Hiển Mật liên hệ mật thiết và giữa hai bên luôn có sự gắn kết. Không cần phải chia tách hai bên ra hoàn toàn. Tu pháp Kim Cương thừa hành giả quán tưởng chư Phật, chư vị Bồ tát trong Hiển giáo. Trong pháp Tịnh độ Hiển giáo các bạn quán tưởng Phật A Di Đà, nghĩ về Ngài và các phẩm tánh của cõi Tịnh Độ A Di Đà. Trong Kim Cương thừa bạn cũng quán tưởng đức A Di Đà. Bởi vì có ngũ bộ Phật trong Kim Cương thừa. Như vậy là cả Hiển và Mật ta tu cùng nhau.
Lần chuyển Pháp luân đầu tiên Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế. Đó là tên gọi trong Kinh thừa. Trong Kim Cương thừa có Bốn Niệm chuyển tâm tức là pháp tu tiên yếu (ngoại), cũng giống như pháp Tứ Diệu Đế. Bất luận Mật hay Hiển cũng đều bắt đầu từ pháp tu này. Người tu phải quán chiếu Thân người quý báu khó gặp, Cuộc đời vô thường, Nhân quả , và Khổ trong luân hồi . Tư duy, quán chiếu, hiểu và thực hành pháp này – đó chính là nền tảng căn bản trong Kim cang Thừa. Chúng ta cần phải hiểu như vậy.
Hỏi: Con xin hỏi một câu mà nhiều người quan tâm. Để tu người ta xuất gia. Vậy xuất gia là gì? Tại sao lại phải xuống tóc.
Trả lời: Để trở thành một người tu Phật không nhất thiết phải xuất gia thành tu sĩ. Nhiều người muốn xuất gia làm tăng hoặc ni để có một cuộc sống đơn sơ, có nhiều hơn cơ duyên để trở thành người tu đạo chân chánh và thậm chí được gần hơn với con đường của Đức Phật. Như vậy ý nghĩa chính yếu là giảm bớt tham luyến trong tâm bằng cách từ bỏ nhiều thứ trong cuộc đời này. Làm tăng hay ni không chỉ mang ý nghĩa bên trong mà còn có ý nghĩa bên ngoài. Người xuất gia muốn khác với người tại gia. Người tại gia mặc quần áo bình thường còn tăng ni khoác y áo người tu may theo kiểu riêng. Họ cạo tóc để làm cho cuộc sống giản dị hơn. Có tóc bạn phải gội đầu và cắt tóc. Tốn ít nhất 10 hay 15 phút mỗi ngày. Còn chúng tôi không có tóc (cười) và như vậy cuộc sống đơn giản hơn, đỡ hao tốn công sức. Lý do mà ba chúng tôi cạo tóc rất đơn giản là vì khí trời ở Việt Nam quá nóng.
Hỏi: Nếu con muốn quán tưởng mình là một vị Phật hay Bổn tôn thì có cần phải nhận quán đảnh từ Bổn sư hay không? Vì con nghe nói nếu quán tưởng mà chưa nhận quán đảnh thì mắc tội. Nếu con muốn quán tưởng Ngài thì có thể thọ nhận nghi lễ không ạ?
Trả lời: Kim cang Thừa đòi hỏi phải thọ quán đảnh, giáo lý và truyền lung (khẩu truyền) để có thể tu pháp bổn tôn hay bất cứ pháp nào khác. Vì vậy câu trả lời là “có”. Tuy nhiên nếu một người chưa gặp duyên thọ quán đảnh từ một vị Kim cương Thượng sư nhưng người đó muốn tu và có tâm thiết tha tu pháp Kim cang Thừa thì, theo Thầy, người đó có thể tu. Người đó có thể tu bổn tôn hoặc trì chú. Nhưng tốt nhất vẫn là dựa trên những điều kiện đã nêu.
Về câu hỏi thứ hai. Thầy không có phương tiện gì để truyền quán đảnh lần này. Lễ quán đảnh cần nhiều thứ: các chất liệu, mạn đà la và các thứ khác. Lần trước có hai vị tăng: Dawa và Nyima. Họ có tất cả mọi thứ. Họ có nghi quỹ, họ có các chất liệu v.v. Nếu có những thứ này thì thầy sẽ nói “có”. Nhưng vì không có nên thầy nói “không” (cười).
Hỏi: Thưa Thầy, con muốn có việc làm tốt để có phương tiện cúng dường Tam Bảo, chư tăng, có phương tiện để làm từ thiện như ấn tống kinh sách. Như vậy có phải là tham không ạ?
Trả lời: Đối với các bạn những người có gia đình, sống trong xã hội, có cuộc sống bình thường thì có công ăn việc làm việc là điều quan trọng. Chúng tôi tán đồng và chấp nhận. Chúng tôi, tăng và tăng chúng, cầu mong mọi người có công ăn việc làm tốt và có cuộc sống đầy đủ. Thế nhưng, tâm con người hay dời đổi. Nhiều người lúc đầu nghĩ: “Nếu ta có nhiều tiền ta sẽ làm cái này cái nọ”. Nhưng khi có rồi thì họ lại bảo: “Ta muốn nhiều hơn. Ta phải làm nó sinh sôi thêm”. Rốt cuộc tâm tham cứ thế mà phình ra.
Hỏi: Khi con nghe Thầy giảng về những nhân duyên dẫn tới giác ngộ thì yếu tố Pháp gây ấn tượng sâu sắc nhất. Xin Thầy giảng thêm cho con về yếu tố Guru. Con nghĩ đây là yếu tố quyết định.
Trả lời: Đúng, một vị thầy có đầy đủ phẩm tánh là rất quan trọng. Nhưng thầy nghĩ chúng ta còn nhiều dịp để nói về đề tài này. Khi đó sẽ đàm luận nhiều hơn. Các bạn ngồi nghe Pháp đã lâu và rất kiên nhẫn. Bây giờ thì nên nghỉ. Nếu bài pháp hay thì xin các bạn hãy nhớ những gì thầy nói. Đừng quên đưa nó vào thực hành để giải quyết những vấn đề của tâm mình. Xin nhớ rằng không phải việc gặp thầy mà việc nghe lời thầy mới đem lại lợi lạc. Xin cám ơn các bạn. Chúc các bạn một buổi tối tốt lành, bữa cơm chiều vui vẻ, và giấc ngủ bình yên.
---ooOoo---
talk on 10.10.2012
I know many of Vietnamese Buddhists, they are very faithful, very religious people. They have a lot of faith, devotion to Buddha, Dharma and Tibetan Buddhism. That means there is very good karmic connection between us, and between you and Dharma. I have been to Vietnam four times and I have seen many many people with a lot of faith, have seen many beautiful places and it’s very nice to see that again. But it’s more wishful to see people with kind heart, faithful people, and honest people again. Being with people who try hard for improving oneself, for being better Dharma practitioners is always very wishful and there is more wish to see that.
It’s normal for everywhere and in Tibet when people meet with lamas or Rinpoches they get excited. It’s OK to get excited about Rinpoches and lamas. But benefit to get from that is not only to see, but to listen to what lamas, teachers say, to what they teach. To listen to that and to take that as a lesson is the most important.
For people, for disciples, the important part is to listen, to study. To take whatever they hear as serious and apply all that to their daily life; to take that as remedy to reduce negative thoughts in their mind. That is the most important part.
Important part for the teacher is to teach students in a correct way. It doesn’t have to be profound but it has to be much directed and upon the problems and suit the students’ level. That’s the correct way of teaching.
Many of you probably have seen many teachers and have heard teachings from many lamas: Tibetan lamas or teachers from other traditions of Buddhism. It doesn’t matter Tibetan Buddhism, Chinese Buddhism or Vietnamese Buddhism -the foundation of Buddhism is the same. To understand the foundation of that religion is very important. It’s not important to say: “I’m from such and such lineage, tradition”. It’s important to understand the lineage and lineage masters, how to practice, and how to know to practice. That is important.
Buddha said negative karmas or obscurations in mind of beings cannot be washed by the river. And sufferings of sentient beings cannot be removed by Buddha Himself. Realization of Buddhas cannot be passed to sentient beings. The only way to help is to show the path, to teach them Dharma. [For the students] to listen to Dharma teaching, to study, to learn, and to practice is the only way that leads to liberation.
Buddha said: “I have shown you the path to liberation. You have to understand that all depends on yourselves.” So whether you will be liberated [or not] depends on you. It depends on how you understand, how you put efforts, how you practice. So Buddha said liberation depends on oneself.
Although liberation depends on oneself, it also depends on many other conditions, other factors. For example, to listen to Dharma - hearing, thinking, meditating - one has to take correct lesson from a genuine teacher. Then put a lot of efforts into practice, as much as one could. Only by doing so may liberation come.
It’s not proper that one has got some teaching and then does nothing. Or one puts in some hope “I will be liberated” - that’s not enough. The correct way is that once you know how to practice you have to put it into practice continuously, diligently. One should not let his/her mood lead: when the mood is good we practice, when it’s bad then no more practice. We forget about Dharma. It doesn’t work.
To practice Dharma we need a lot of patience and diligence. Because of our bad habitual tendencies we don’t have enough patience for Dharma practice. We lose our patience many times. We also get distracted easily by various things and issues of our lives. All of this actually creates obstacles for improving our Dharma practice. We should be careful, be aware of all that. And apply the correct method to improve the way we think, the way we learn. So, we’ll be able to improve our mind.
We can raise a question: “Why do we need Dharma?” We have to find the correct answer to this question, otherwise we never really understand why we are doing this or that. We don’t know what Dharma does. If we try hard to get the correct answer to this question then we can see that we have reason to practice Dharma. And the reason is in the power, the benefit of Dharma. So to raise the question and find the correct answer is important.
Why do we need Dharma? Because we have too much distraction in our mind and this blocks our mind. And this doesn’t allow us to see things in correct ways. We have ignorance. Because of mental distraction and ignorance we cannot see things correctly. Most of the time, we see things in a way different from what they really are. And that leads to negative emotion. Because we see things differently things go wrong. And because we see things in wrong ways this creates problems for us, creates unhappiness. Problems are created because of negative emotions, and these emotions are rooted in ignorance, in seeing things in a wrong way. Therefore, we need Dharma. Dharma helps to correct all this.
What is the meaning of practicing Dharma? It’s to fix our mind in a correct way. Our mind is not in a correct position. So, the ways we perceive things, we see things are not good, not right. We have to fix our mind. How to fix our mind? We have to practice Dharma.
There are two parts in Buddha’s teaching. The first part is teaching on emptiness. The second one is teaching on bodhicita. The meaning of practicing Buddhism is to unify these two things together. This is a correct way of practicing the teaching of Buddha Shakyamuni. When we listen to Buddha’s teaching we have to know these two parts. One is emptiness and the other is bodhicita. If a practitioner knows only one part or the other one then this is not complete. To practice Dharma first we have to practice bodhicita. We begin with practicing bodhicita and compassion. Then we go on to meditation on emptiness.
How do we practice emptiness? What is emptiness? First, we have to know the meaning of interdependent origination. According to the teaching of interdependent origination all phenomena depend on each other. If one does not understand interdependent origination then there is no way to understand emptiness. However, emptiness is a profound and difficult to realize. Therefore, one has to rely on understanding of bodhicita and compassion. If one understands bodhicita and compassion very well and correctly then there is a big chance to understand real meaning of emptiness.
What is the meaning of interdependent origination? As I explained earlier, existence of things depends on something else, [things depend] on each other. Not a single phenomenon can be independent. No phenomenon can exist without depending on other ones. Everything has to rely on other things to be established. That means things do not have nature. They are not established by their nature but by conditions, by something else.
But we do not understand this and we see ourselves to be established by nothing or by ourselves. We see ourselves as independent and develop pride in ourselves. That’s grasping, attachment to self. We see ourselves as truly established by ourselves but in fact we are established by many factors, many conditions. Usually we don’t see that we see only what is evident and this creates problems for us. We see ourselves as center established by nothing. We are the center, very important, very powerful. We want to control everything. We don’t see that our existence depends on others. We see only ourselves and we say: I, me, myself etc. I’m important, I’m king, I’m God, I’m leader etc.
We just make mistakes.
The view of Buddhism is that there is no self. What does that mean? The meaning is that no self is independent; self is dependable. Life is illusion. Why do we say life is like a dream or illusion? It’s because it depends on many things. When things come together then that makes something. That is something that is like a dream. For example, yesterday is like a dream. Yesterday when many things came together then there appeared yesterday. But then it disappeared. Because the conditions, the factors that created it took apart so it dissolved, it disappeared. The answer is yesterday is gone like a dream.
Everything is like that. Our life is like that. At this moment we see it as real. We say: “This is bad”, “This is good”, we make a lot of judgments. But when conditions change the result also changes. Nothing exists for ever and never changes. Everything has to change. The answer is yesterday is like a dream and everything is like that. That is their nature. There is no power to stay like that for ever, without any changes. That is called interdependent origination.
So, people have to depend on each other. Sentient beings depend on each other. How? We know in a small group people depend on each other. Then it becomes bigger, bigger, bigger… Then the whole world actually depends on each other. So, to know this connection is good for all of us – for developing bodhicita. It’s because we have to be kind and compassionate to each other. It’s because we depend on each other. That is the meaning, the view of Buddhism that is called interdependent origination.
To understand that is a profound way to realize what is called emptiness. That is really emptiness. But we do not know the connection. Don’t see how it works in a profound way, in a subtle way. We only see in a rough way. We only see something there on the surface (doing gesture of on-the-surface) but we don’t see details of that. Therefore, we are on-the-surface person. We are just wandering around in phenomena and do not see their nature.
We don’t see the nature of phenomena. We just see the frame, the physical, only the outer part, not the inner part, the in-nature part. Therefore, we are ordinary people, our mind is very ordinary. Why do we become very ordinary? The condition for that is ignorance. Because we don’t see the connection, the nature so we have a lot of ignorance, a lot of mental distraction. We need to fix our mind. We need to know Dharma.
That is the view of Buddhism, the way Buddhist people should understand phenomena. What is the meaning of Dharma? What does Dharma do? The meaning of Dharma is that it’s remedy. Dharma is remedy, the condition. What does this condition do? It’s to make something happen. It has power.
What can Dharma do? To make our mind better. Why does our mind need to be better due to Dharma as remedy. As I said earlier, our mind is not perfect. It has impurity. So, it has much chance to mistake. As our mind is not perfect we have to do something. What does Dharma do? It’s to subdue wild mind, to tame the wild mind, to make mind more peaceful. So that is called Dharma.
Dharma works when one’s mind becomes more peaceful, more calm, more tamed. When that happens we are practicing. Very often although we say we are practicing Dharma, we have faith in Dharma but maybe Dharma is not working for us. It’s because our mind is still very wild, very wrathful and aggressive. When that happens, when people have a lot of anger, very wild, very aggressive that means their practice is not going well. Therefore, we need to know the real meaning, the work of Dharma, try to use that over, over and over. When we have problems, we have anger, attachment, jealousy, and when negative emotions are going around in our mind we need more Dharma. That is how we apply Dharma in daily life to tame our wild mind.
There are two main qualities of Dharma: one is to subdue mental distractions, the other is to protect from samsara. In general, Dharma means to tame our mind and to protect. Whenever one is doing genuine Dharma one is trying to reduce his negative emotions and to protect one from falling into lower realms, from samsara. That’s two things that make one a perfect Dharma practitioner.
What do we mean by mental distraction, negative emotions? There are many kinds of negative emotions but we normally say three poisoned minds or five poisoned minds. These three or five main negative emotions cause all kinds of negative emotions in our mind.
Of course, everyone know we have heard of all this 10 000 times, or 100 000 times. The more we hear the more we ignore this. Why do we do that? Why do we ignore this important subject? Our ignorance is so strong that we do not want to know this subject. Because this is the main cause for us to be unhappy: to be bad, to have a bad name, a bad image of ourselves. Therefore, we do not really want to know these things. When they come around we think: “It’s ok.” When jealousy arises we think: “This is some else’s fault, not my fault.”
We always try to avoid seeing what is really happening in our mind. That is called ignorance, the power of ignorance. That prevents us from understanding reality. Therefore, we want to be in samsara for ever. We want to be ordinary people like we are now for ever. Now do we really want to do something differently? And we have to. We must try to understand these things and try to make change.
We took rebirth in the Desire realm so, naturally, in our mind there are a lot of desires. If these are desires for basic needs then this is not a problem. There is no way to cut that. The problem for human beings is that we have too much desire and desires for too many things. To practice Dharma is to cut down, to reduce desires and negative thoughts. There is no way to stop desires and attachments right away. But the benefit of Dharma is to reduce these attachments. If one has more desires, and more attachments everyday and for everything then there is no use to be a Dharma practitioner. We have to understand that.
I think anger brings no benefit at all. Having anger is always very bad. It brings unhappiness only, it creates more problems. But attachments, such as desires for basic things – we need that because we have to survive. We need to have something to eat, something to wear, to protect us. Still, anger is something totally different. Anger is always very bad, at any time. No benefit at all. Only brings more problems, creates more hatred. So, I think we really want to get rid of our anger, hatred. Because hatred only causes more problems, more unhappiness between people, more unpleasant things among people. So, this really bad thing, only extra thing and we don’t need it.
But our mind naturally has emotions that very difficult to get rid of. But we have to try our best to get rid of that. To make ourselves more peaceful, gentler, more understanding, more tamed, more kind. And doing that is good not only for oneself but bring happiness for other people, for the environment.
Practicing Dharma we have to try our best, very hard, to understand how bad it is - anger or hatred - and how good it is not to have hatred.
There are many things we can talk about. I can find just many of problems of yours, correct it and point it. These are other people’s problems. People have a lot of problems, which is easy for one to see. But to see one’s own problem is very difficult. So, we wish that people can make changes in their life using Dharma, practicing Dharma. What kind of change we need to make, we must make? We must make changes that other can see. “I was very emotional, very narrow-minded long time, maybe ten years ago. But I have Dharma, I practice Dharma, now my mind is more open, understanding, takes more things. I don’t get upset that easy as I used to be. I don’t get angry so easily because I have Dharma.” If somebody says something like that it’s very positive.
But things often happen with many people the other way around. Sometimes practicing Dharma brings all problems, brings more jealousy, I think. It brings more unhappiness and we get upset much easier. People do not understand things as they used to do. So, this is negative part. Of course, we do not wish to see that.
We wish to see other things happening with Dharma practitioners. More open-minded, more patient, more compassionate, more peaceful. So, we have to understand that. That’s important. That’s the only thing that is important for Dharma practitioners, but not other [things].
How much money do we have? If we have, that’s good. We don’t have, that’s ok. How much compassion do we have? This is very important. How much understanding do we have? This is very important. How much anger do we have? Not good. Not good at all; bad, in fact. How much desire [for], attachment to money do we have? Not good.
When someone does many good things, try to be a good person, I think, positive things naturally will happen. We do not need to follow, to try to make that (positive thing) happen on purpose. For example, when we do a lot of purification, accumulation and when we do those things enough, of course, positive things will happen. So, people should have that kind of understanding.
When Buddha became an enlightened person He taught Dharma not to all human beings but only a few. He took a few fortunate people to teach Dharma. Why did Buddha do that? Because whether Dharma work or not depends on you, if you are a good human being. It depends on if you are able to be good Dharma practitioner, a good person or not.
So, to understand Dharma, to be a good Dharma practitioner, first we have to be a good person, good human being. What kind of condition makes a human being a good human being? Of course, the first thing is honest. To be honest is very important. If someone is not honest, if someone is sort of sneaky, cheat people there’s no chance, no condition to be a Dharma practitioner. Having a lot of angry mind is not a condition to be a good Dharma practitioner. A Dharma person has to be a compassionate person, honest person.
And to have intelligence is also very important. If [one has] no mental faculty, no intelligence to understand meaning of Dharma then there’s no chance to practice Dharma. So being intelligent is also important; being intelligent with honesty! Not the other way around. These basic things, basic conditions are very important for the people who want to practice Dharma. Without these conditions there’s almost no way to think of Dharma practice.
Question: I’m practicing Sutrayana Amitabha, may I “move” to Your Vajrayana practice.
Answer: We don’t say “move” but we say “practice Sutra Yana and Vajrayana together”. Because they are always related to each other, there’s always connection between them. They don’t have to really separate them completely from each other. To practice Vajrayana means to think, to visualize those Buddhas, Bodhisattvas. In Sutra Yana, in Sutra of Amitabha you have to visualize Amitabha, you think of Amitabha, the qualities of the pure land of Amitabha. This is how you practice Sutrayana Shukhavati Amitabha in Sutrayana. In Vajrayana also, we visualize Amitabha. It is because there are five Buddha families in Vajrayana system. So, we practice together.
When Buddha turned Dharma Wheel the first time He taught Four Noble Truth. In Sutra Yana it’s called Four Noble Truths. In Vajrayana there is Four Thoughts that turn mind to Dharma, which means four preliminary practices. This is the same as practicing Four Noble Truths. So, it doesn’t matter whether one starts practicing Vajrayana or Sutra Yana one has to practice this; has to begin with this basic thing. One has to think of the difficulty of obtaining human body, impermanence of life, the cause and effect of action, and the suffering of samsara. To think, understand this, practice this is the basis, the foundation. This is how one starts practicing Dharma. Vajrayana.
Question: I’d like to ask a question everyone is interested in. Practicing Dharma one has to become a monk or a nun. What does being a monk or a nun mean? Why should monks and nuns shave hair?
Answer: There’s no requirement that one has to become a monk or a nun in order to become a Dharma practitioner. Generally, there’s no requirement for that. Many people are willing to become a nun or a monk to have a simple life, easy life; to have more chance to be a real Dharma practitioner; or to be even closer to Buddha’s path. That’s ok. So, the meaning of that is to try to reduce attachment, desires in mind by giving up many things. Being a monk or a nun may mean not only internally but also externally. They want to be different from ordinary people. [Lay] people wear ordinary clothes but monks or nuns wear clothes differently, the style is different. They shave their hair to make life simple. Because having hair you have to wash, to cut. It takes at least 10 or 15 minutes everyday. But we don’t have hair … (laughing) to make life simpler and less work.
The reason for three of us to shave our hair is very simple. The weather in Vietnam is very hot (laughing).
If I want to practice visualizing Buddha or a Yidam should I receive initiation from a Vajra master? I’ve heard visualizing without receiving initiation may create bad karma. If I want to visualize You, may You give us some ritual, ceremony this time?
Generally speaking, Vajrayana requires one to have got initiation, instructions, reading transmission for practicing a Deity or anything. So, the answer is “Yes”. But I think when people do not have good conditions to receive empowerment from a Vajra master, still they really want to practice and have got a lot of enthusiasm in practicing Vajrayana, I think they can practice. They can recite mantra, they can practice Yidam. But the best way is based on the conditions.
For the second question the answer is … We or I do not have anything to give empowerment this time. Initiation takes many things: substances, mandala, and other things. Last time there were two monks, Dawa and Nyima … They had everything. They had texts; they had other substances … If we have this I would say “Yes”. But because we do not have I say “No”.
I want to have a good job in order to have means for making offering to Three Jewels, to monks, to make donation for printing and publishing Dharma books. Is that greed?
Answer: For people like you have having family, being in the society, having regular, ordinary life it’s important to have a good job. We agree with that, we accept that. We, monks, shanga wish people to have good jobs, people work well and have good life. I think people always change their mind. Many people think at the beginning: “If I have that much money I’ll do this or that …” But when they reach that they think; “I want more. I’ll make it bigger.” So, their desire grows larger and larger.
Question: When I listened to Your teaching on the important factors, conditions for enlightenment the factor Dharma reaches my heart most deeply. Could You please elaborate more on the factor Guru. I think this is the decisive factor.
Answer: Yes, qualified teacher is very important. But I think we’ll have many other opportunities to talk about this. When we have a chance we’ll talk about this more. Because it has been a long time; I think all of you have been very patient. Now I think it’s better to go home. I wish everyone to have a good time, a good evening. I hope if the talk was good please try to remember what I said. Remember to make it help to solve problems in your mind. Try to apply that. As I mentioned earlier not seeing the Teacher but listening to Him brings most benefit. So, I’d like to say to everyone: “Thank you. Have a good evening, a good dinner and good sleep.”
This is the end of the teaching on 10th Oct. 2012.