Bài giảng ngày 13.10.2012
PHÁP
“ ... bởi vì Pháp tốt cho tôi nên Pháp sẽ tốt cho các bạn.”
Nhiều người trong các bạn có lòng tin mạnh mẽ vào Phật Pháp (Dharma). Vì các bạn có lòng tin ấy mà ta gặp nhau. Ta nói “nghiệp”, tất cả mọi thứ đều do nghiệp mà thành. Chúng tôi những người tu Tây Tạng tới đây để giúp những người tu Việt Nam. Chúng ta gặp gỡ nhờ kết nối nghiệp và đây là điều thật tốt lành. Vì kết nối nghiệp này mà tôi sẽ giúp được các bạn. Nhiều người trong số các bạn, nhất là những người tham gia tổ chức đã đóng góp tiền của, thời gian v.v. Việc này chúng ta ghi nhớ và bản thân tôi cũng rất trân quý.
Các bạn biết rằng Tây Tạng đã trải qua những thời kỳ gian khó. Nhưng Pháp Phật vẫn còn và vẫn còn nhiều chân đạo sư. Phật giáo Tây Tạng vẫn còn, đầy đủ trọn vẹn và giàu có. Vì vậy, đạo Phật Tây Tạng được truyền khắp thế giới, và nhiều người đang nỗ lực tu học theo truyền thống này. Nhờ vậy, tôi có dịp tới nhiều nơi, truyền dạy Pháp Phật, gặp gỡ mọi người, đàm đạo giáo lý và chia sẻ những quan điểm khác nhau với họ. Đó là một điều rất tốt.
Là một người tu đạo từ khi sinh ra đời, nên cả đời tôi được tắm trong [ánh sáng] của Phật giáo. Truyền thống này gần gũi với tôi, nên tôi thấy được lợi lạc của nó, của việc tu đạo. Tôi có thể nói rằng: “Tôi là người tu. Và việc ấy cho tôi nhiều lợi lạc.”
(Có nhiều đạo hữu muốn nghe kể đôi lời về Rinpoche)
“Chúng ta không nói gì ngoài Pháp. Điều này rất quan trọng.”
Người tu Pháp nói Pháp - một việc mà đối với người đó là rất đặc biệt. Chúng ta không nói gì ngoài Pháp. Điều này rất quan trọng. Và điều này quan trọng đối với cả tôi nữa. Việc nói Pháp thể hiện sự hiểu biết và kinh nghiệm của người đó. Vì vậy tôi nghĩ rằng không cần nói về bản thân tôi, vốn đã luôn gắn với Pháp một cách đặc biệt.
Khi tôi dạy người khác những gì thực sự tốt cho tôi thì tôi cố gắng chuyển tới họ thông điệp: bởi vì Pháp tốt cho tôi nên Pháp sẽ tốt cho các bạn. Cho nên nếu cái gì đó tôi không nghĩ là tốt thì tôi sẽ không nói rằng nó tốt; đó không phải là cách dạy Pháp chân chánh.
Bất cứ cái gì tôi thấy là tốt thì tôi nói: “Các bạn phải học cái này.” Chẳng hạn tôi nói tâm bi là quan trọng. “Ồ, Thầy thật sự thấy điều đó là tốt.” Bạn phải nhìn thấy điều đó [nơi tôi]. Bạn phải tin như vậy. Cũng có những người - họ cứ đi lòng vòng nơi này nơi nọ; hoặc họ nghiên cứu Phật Pháp chỉ vì muốn kiếm tiền hay vì một cái gì đó. Còn với tôi thì khác. Cả khi tôi nói về bản thân mình, thì thật ra đó là dạy Pháp. Đối với các đạo sư thì điều cốt tủy là quan điểm, tri kiến, thói quen, cách dạy của họ. Tất cả đều cho ta thấy chính con người họ. Đó là cách để các bạn tìm hiểu người thầy.
Giả như, có ông thầy nói: “Hạnh xả li rất quan trọng”, thì ông ta phải chân thật tin rằng nó là quan trọng. Đó là cách người học đạo dùng để khảo sát thầy dạy đạo.
AN BÌNH NỘI TẠI
" ... sự hủy hoại đến từ bên trong.”
Bữa trước tôi có nói sơ qua về tu viện ở Tây Tạng, như về những gì chư tăng phải học ở tu viện. Họ phải qua một hệ thống [tu học] như vậy. Tây Tạng rất khác biệt, đặc biệt là Tây Tạng hồi xưa. Đó là một nơi xa xôi và độc nhất vô nhị. Ở đó không có trường học bình thường cho dân chúng. Cách duy nhất mà người dân có thể làm là gửi con trai của họ tới tu viện để chúng được học hành. Do đó mà ở Tây Tạng có nhiều tăng. Vì dân chúng tin vào Phật Pháp, họ mong muốn con em họ được giáo dục ở các tu viện. Tu viện cũng giống như một trường đại học ở Tây Tạng. Truyền thống ấy có mặt rất tích cực, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực. Nhiều người dân không có cơ hội được học hành. Người dân bình thường không có học thức. Những người may mắn nhất chính là chư tăng. Và đương nhiên nhiều vị ni cũng được học, nhưng phần lớn những người được hưởng nền giáo dục là chư tăng.
Ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Cả hệ thống đã thay đổi. Mọi thứ ở Tây Tạng đã thay đổi nhiều. Có nhiều cơ hội hơn cho những người dân bình thường được học hành. Ngày càng nhiều người học tiếng Tạng để đọc kinh sách và trình độ hiểu biết của họ cải thiện rất nhiều. Mặc dầu tình hình có lúc rất khó khăn nhưng mọi thứ đang thực sự hồi sinh. Ở nhiều tu viện việc học hành còn tốt hơn trước kia. Đây là một tin vui cho các bạn.
Tôi đã kể về tu viện cho các bạn Việt Nam tới Golok năm nay: lịch sử của nó, cuộc sống của tu viện trước kia và bây giờ. Và các bạn ấy đã nghe câu chuyện tôi kể. Tôi nói, chẳng hạn như đôi khi thời kỳ gian khổ lại chính là Pháp rất hữu ích. Nếu nội tâm con người kiên định thì cảnh bên ngoài không thể tác động. Ví dụ, mặc dầu người Tây Tạng phải trải qua Cách mạng Văn hóa và những thời kỳ gian khó khác nhưng sâu bên trong chẳng có mấy thay đổi. Chúng tôi đã giữ được truyền thống Phật giáo Tây Tạng rất phong phú trong tâm. Thật ra, Phật giáo Tây Tạng chẳng bị hủy diệt cho dù đã trải qua những thời kỳ khó khăn như vậy.
Nhưng cái gì sẽ làm nó thay đổi? Tôi nghĩ rằng sự hủy hoại đến từ bên trong. Sự hủy hoại do có quá nhiều tham dục, quá nhiều ham muốn vật chất chẳng hạn. Chính cái đó hủy hoại cả truyền thống [tinh thần] vốn giàu có, chứ không phải cái xảy ra trong môi trường xung quanh. Vậy nên, vào những thời kỳ khó khăn nhất ở Tây Tạng người dân rất trung tín, nhưng ngày nay họ lại bị tán tâm, có lẽ do họ đã nhìn thấy nhiều thứ trên thế giới, nhiều sự phát triển vật chất [ở xung quanh]. Họ tập trung quá nhiều vào sự phát triển bên ngoài chứ không phải vào thế giới bên trong. Đó chính là vấn đề.
TRUYỀN THỐNG
“... Phật giáo đã được bảo tồn bởi những con người trung tín.”
Vậy nên, tôi nghĩ truyền thống Phật giáo đã được bảo tồn bởi những con người trung tín. Có nhiều bậc đạo sư vĩ đại, dũng cảm và các Ngài rất trung thành với truyền thống đó nên nó đã được bảo tồn. Tuy nhiên, cũng như tôi đã kể, tình hình bây giờ đang tốt dần lên. Chư tăng, việc học hành nghiên cứu, việc tu trì v.v. tất cả đã cải thiện nhiều kể từ khi tôi còn nhỏ.
Tôi nghĩ rằng điều này chung cho mọi nơi. Sự phát triển bên ngoài, sự tăng trưởng vật chất ảnh hưởng tới an bình nội tâm, thế giới nội tâm. Khi có quá nhiều sự phát triển ở bên ngoài thì thiên hạ tập trung chú ý vào đó, và có nguy cơ đánh mất sức mạnh nội tại, an bình nội tâm. Tăng trưởng vật chất có mặt tích cực nhưng chủ yếu nó đem lại nhiều mất mát cho con người. Nó khiến họ rất bận rộn và đem lại nhiều lo lắng, phiền muộn, gây ra nhiều sức ép cho tâm trí họ. Và họ cứ thế đeo theo sự phát triển ấy, đuổi theo nó, rượt theo nó. Tất nhiên, nghĩ về những thứ khác, làm những việc khác cũng không sao. Nhưng rồi những gì ở bên trong [sẽ mất], an bình nội tại sẽ mất. Họ theo đuổi sự phát triển ấy không chỉ bằng thể xác mà bằng cả tinh thần. Điều này có hại cho tâm, cho an bình của tâm, cho truyền thống, cho tôn giáo. Điều này theo tôi mọi người cũng biết. Và họ phải tỉnh thức về hiểm họa này.
ĐỨC TIN
“Để giữ đức tin bạn phải biết cách giữ an bình nội tại, sức mạnh nội tâm.”
Đức tin vào một tôn giáo, hay lòng tin vào Phật hoặc các vị Chúa, có một sức mạnh lớn lao. Người ta ví nó như con sư tử. Nó không thể bị kẻ nào khác hủy diệt ngoại trừ chính bản thân nó. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng Giáo Pháp của Ngài sẽ không bị hủy diệt bởi ngoại đạo, mà bởi chính các đệ tử của Phật, những người con của Phật, bởi các vấn đề do họ gây nên. Ví dụ, nếu tăng ni có quá nhiều tham dục và họ không học hành, không tu trì, thiền định, thì họ sẽ chạy theo cám dỗ vật chất. Việc đó sẽ hủy diệt tôn giáo, hủy diệt Đạo Phật. Con sư tử rất mạnh nên không con vật nào tấn công nó được, nhưng những con trùng nhỏ trong thân sư tử sẽ giết chết nó. Đức Phật đã nói như vậy. Nên đức tin của ta phụ thuộc vào chính ta. Nếu bạn muốn giữ gìn, phát triển nó thì bạn sẽ cố gắng làm được điều đó. Để giữ đức tin bạn phải biết cách giữ an bình nội tại, sức mạnh nội tâm. Đó là con đường duy nhất để giữ gìn và phát triển đức tin, tâm chí thành với Phật và Pháp.
Ở đâu cũng có những vị tăng xấu, lạt ma xấu, Phật tử xấu. Nhưng thiên hạ thường lầm lẫn. Họ nói tôn giáo này xấu vì người ấy người kia xấu. Phật giáo xấu vì vị tăng này nọ xấu. Cách phán xét như vậy không trung thực. Họ cần phải biết đạo Phật đòi hỏi người tu, đặc biệt là tăng ni, phải như thế nào. Những lạt ma ấy, vị tăng ấy không thể đại diện cho tôn giáo, cho truyền thống. Nhưng thiên hạ không nhìn nhận như vậy và họ nói rằng tôn giáo đó xấu. Vì vậy tôi nghĩ rằng người tu, đặc biệt là các vị thầy, phải rất cẩn trọng về các việc họ làm: cách ứng xử, cách suy nghĩ, cách nói năng. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến cả tôn giáo, cả truyền thống.
Nếu một Phật tử nói năng rất tử tế, nhu hòa, trung thực thì đó là điều rất tốt. Chúng ta cần làm như vậy và cố gắng làm như vậy. Bất cứ khi nào ta không làm như vậy, bất cứ khi nào ta mất kiên nhẫn, thì phải nghĩ: “Ồ, ta đã làm một việc xấu.” Ta phải sửa sai ngay. Nhưng vẫn có những người tu nói những chuyện xấu xa, cãi cọ với nhau nhưng họ không nghĩ rằng chuyện đó không hay. Chuyện đó rất không hay. Vì vậy tôi muốn nói rằng là người tu bạn phải nhận ra rằng có cái gì đó không tốt và bạn không được làm như vậy. Chúng ta phải cố gắng. Như vậy tốt không những cho bạn mà cho cả cộng đồng, cả truyền thống tôn giáo nữa.
Tôi không thấy các vị tăng Trung Quốc hay Việt Nam làm những chuyện như vậy, nhưng thật không may là ở Tây Tạng có một vài vị như vậy. Đôi lúc các vị lạt ma hoặc tăng Tây Tạng làm những chuyện như vậy, và như thế không tốt. Ở Tây Tạng tôi cố gắng khuyên họ không nên làm như vậy và phê phán họ rất dữ. Mặc dầu tôi không thấy có ai như vậy ở Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng cũng có thể. Ai mà biết được? Nhưng tôi hi vọng là không.
THAM
“ ...phải kiểm soát tham muốn nếu
không cái tham nào cũng có thể thành thái quá.”
Khi con người quá tham thì thậm chí những ai được gọi là tăng cũng không kiểm soát được tâm. Ở Tây Tạng cách đây ba bốn năm có một vị tăng không thật là tăng tốt. Anh ta đi lòng vòng, la cà nơi này nơi khác ngoài xã hội, làm ăn gì đó để kiếm tiền. Không biết để làm gì vì anh ta đâu có gia đình. Một ngày nọ anh ta khởi tâm muốn giết người bạn tốt nhất để chiếm tài sản của người đó, vì anh bạn có chút đồ trang sức và tiền mặt. Rồi anh ta bí mật giết người bạn. Cảnh sát phát hiện được và giờ đây vị tăng đó đang ngồi tù. Chuyện ấy thật là xấu xa. Chuyện có thật xảy ra trong ở Tây Tạng quê tôi. Đó là chuyện có thật đã xảy ra. Những chuyện tương tự có thể xảy ra với bất cứ tôn giáo nào. Trên thế giới việc một người có đạo giết một ai đó cũng thường xảy ra. Nhưng một vị tăng làm một chuyện như vậy thì rất hiếm khi nghe thấy. Vì vậy, luôn rà soát tâm mình để chế ngự tham dục và bám chấp là việc tốt nên làm.
Ta thấy tâm có thể khiến con người điên đảo ra sao. Bởi vì chúng ta ai cũng có cái tâm, rất điên đảo và rất tệ hại, nên điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Cái tâm ấy thấy nhiều thứ là quan trọng. Điều đó có thể dễ dàng xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta. Trong cõi Dục Giới này tất nhiên chúng ta có tâm tham nhưng ta phải kiểm soát tham muốn nếu không cái tham nào cũng có thể thành thái quá. Vì vậy, để làm một người tu, để làm một đệ tử Phật điều căn bản là phải rà soát tâm, làm việc với nó để đem lại an bình và hiểu biết trong tâm. Chúng ta phải cố gắng chuyển hóa tâm vì trong bản tánh nó vốn thanh tịnh. Bản tánh của tâm thanh tịnh nên ta có cơ duyên chuyển hóa nó, điều phục nó để nó trở nên bình hòa, có trí tuệ, kham nhẫn và có tình thương. Đó là làm người tu đạo.
Con người có cuộc sống nên phải sinh tồn. Nhưng ta phải sinh tồn hợp với lề luật, với cộng đồng. Như vậy sẽ tốt, và ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp mà không cần tới những thứ xấu xa khủng khiếp như: tham nhũng, đồi trụy, dối trá, lừa lọc v.v. Không cần [tới những thứ đó] chừng nào tốt chừng ấy. Được như vậy chắc cuộc sống sẽ an ổn.
Tăng già Phật giáo, gồm cả các tăng thân và các tu viện, luôn cầu nguyện cho mọi người, cho Phật tử có cuộc sống tốt lành và thành tựu các ước nguyện. Nhưng, như đã nói ở trước, chúng ta phải có tổ chức, có hệ thống. Đức Phật không nói rằng người dân không được kinh doanh. Kinh doanh, làm ăn thì không sao. Nhưng phải kinh doanh một cách trung thực. Ý nghĩa của “kinh doanh” là gì? Là kiếm tiền, là có lời lãi từ việc đó. Nhưng ở đây cũng có một hệ thống và có giới hạn: không thể kiếm quá nhiều tiền trong một thời gian [nhất định]. Ví dụ, [lời] 100% hay 200 % - chúng ta không thể lời đến thế. Và nếu bạn nói: “Tôi làm được điều đó,” thì sẽ có lừa lọc, dối trá vì việc này. Như vậy không ổn.
Chúng ta thường nói: “Đừng làm hại chúng sinh khác”. Đáng tiếc, ở Tây Tạng có những người Phật tử làm nghề sát sanh - cũng như ở Trung Quốc và Việt Nam. Đức Phật dạy rằng không được hãm hại chúng sinh, không hại sinh mạng và phải cố gắng cứu mạng sống chúng sinh khác. Đây là một hệ thống. Đây là một yêu cầu trong đạo Phật. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà cả ở Tây Tạng, những người quy y Tam Bảo vẫn giết bò yak, giết cừu để sinh sống hoặc để kiếm tiền. Điềy này rất đáng buồn. Đối với nhiều người họ không có lựa chọn nào khác - đấy là nguồn sống duy nhất của họ - thì còn có thể hiểu được. Nhưng không được làm như vậy vì tham lam. Nếu ai đó giết con vật để làm giàu thì không được. Nếu buộc phải giết gà, heo vì không còn cách nào khác thì có thể hiểu được. Nhưng có người không ở trong tình huống như vậy. Họ muốn kiếm nhiều tiền nên lạm dụng chúng sinh khác, lạm dụng mạng sống của chúng. Điều này thật kinh khủng.
Sáng nay, chúng ta nói về một số đề tài quan trọng của Phật giáo, về những lỗi lầm con người thường phạm. Sáng nay thầy lưu ý mọi người rằng có nhiều việc có thật mà trên thực tế đã xảy ra với nhiều người. Lý do khiến thầy nói về những chuyện có thật này chúng ta rất nên biết. Bởi vì chúng ta muốn trở thành những người tốt, những người tu đích thực. “Người tu đích thực” có nghĩa là người không có những lỗi lầm như vậy, những vấn đề như vậy. Họ là những người hành động đúng, suy nghĩ đúng. Họ làm những việc tốt, việc tử tế, việc lợi lạc, đức hạnh.
TRUNG THỰC
“Hãy cố gắng làm người tử tế, làm người trung thực.
Điều đó đã bao gồm tất cả mọi thứ.”
Bạn có thể bỏ cả cuộc đời để nghiên cứu giáo lý bởi vì trong Phật giáo có nhiều chủ đề, nhiều môn phái. Giáo lý Phật đà vô cùng rộng lớn nên có những học giả học suốt đời mà vẫn thấy: “Ồ, mình chưa thật thông tuệ. Phải học nữa, học nữa.” Như vậy bạn có thể bỏ nhiều thời gian và công sức ra để nghiên cứu Phật giáo. Nhưng những người như chúng ta - những con người bình thường của đời thường - cũng vẫn muốn học pháp, muốn tu đạo.
Chúng ta không phải bỏ ra nhiều thời gian như vậy cho việc học tập, nghiên cứu. Chúng ta chỉ cần có một ít hiểu biết căn bản và [biết] một ít điều căn bản cần phải làm. Hãy cố gắng làm người tử tế, làm người trung thực. Điều đó đã bao gồm tất cả mọi thứ. Tất cả ý nghĩa giáo lý Phật đà tựu trung lại là về cách làm người trung thực. Các bậc thầy chỉ cho ta cách làm một người trung thực và [cho ta thấy] đức tính trung thực quan trọng nhường nào. Điều này rất quan trọng.
Thế nhưng làm được việc này vẫn rất khó. Lý do mà chúng ta cứ không trung thực được chính là cái tâm của chúng ta. Chúng ta cứ luyện cái tâm mình theo những lối khác - những lối bất chính, lén lút, những lối không trung thực. Vì chúng ta có những thói quen thâm căn cố đế như thế nên rất khó mà trung thực.
Tuy nhiên, như đã nói sáng nay, bản tánh tâm của chúng ta rất thanh tịnh. Tự bản nguyên nó vốn thanh tịnh - nên tự nhiên nó rất thanh tịnh, trung thực, an hòa. Cho nên, nếu muốn luyện tâm theo hướng đó thì vẫn ta vẫn có cơ duyên. Có cách [để làm]. Và điều đó có thể. Nó phụ thuộc vào việc ta có muốn hay không. Nếu ta muốn thì có cách. Bởi vì đương nhiên là có cách. Vậy nên tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng.
BÌNH ĐẲNG
“Chúng ta không được chối bỏ một ai cả.”
Và người tu phải là người tốt, tốt với tất cả mọi người, tất cả chúng sinh. Đó là một trong những chủ đề cốt tủy của Phật giáo. Có những người có thể tử tế và tốt bụng với những người nào đó, nhưng họ vẫn cứ ác tâm, xấu bụng với ai đó khác. Họ có thể rất hung hãn, ganh ghen đố kị, sân hận ác tâm và vân vân. Họ có thể như vậy với những người khác. Chỉ tốt với bạn bè thân thuộc, bà con họ hàng, gia đình thôi không đủ. Chúng ta phải tốt với tất cả, kể cả những người chúng ta không ưa cho lắm. Chúng ta phải cố gắng tử tế và giúp đỡ người khác.
Chúng ta không được chối bỏ một ai cả. Chúng ta không thể khước từ việc có ích cho bất cứ một ai. Vì nếu làm như vậy tức là ta chối bỏ việc phải có tâm từ. Tức là ta đã chối bỏ việc làm một người có tâm bi mẫn. Tâm bi mẫn đòi hỏi ta phải tốt một cách bình đẳng với tất cả mọi người, tất cả chúng sinh. Và điều đó rất quan trọng.
Chúng ta phải nhu hòa, dịu ngọt, tốt bụng, trung thực đặc biệt đối với những ai theo cùng một đạo Phật như ta, những ai học đạo cùng một vị thầy như ta. Nếu trong cộng đồng có người làm những việc không tử tế, tốt đẹp, cố tình không hiểu và cảm thông, thì điều đó gây nên chướng ngại cho cả cộng đồng, cho cả dòng truyền thừa, cho cả truyền thống của bạn. Vì vậy, rất cần phải tốt bụng, tử tế. Và phải thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa những người được gọi là bạn tu quan trọng đến nhường nào.
ĐỒNG TU HÒA HỢP
“Chia rẽ, bất hòa là điều rất xấu xa.”
Chia rẽ, bất hòa là điều rất xấu xa. Nó có sức hủy diệt lớn; nó phá hoại những cộng đồng, những tăng thân tốt, những nhóm bạn, những tu viện, chùa chiền tốt. Đức Phật dạy rằng phá hòa hợp giữa những người tu là ác hạnh nghiêm trọng. Vì vậy Phật dạy rằng giữ quan hệ tốt, nuôi dưỡng tình bằng hữu giữa người tu đạo là một việc làm quan trọng và thiện lành. Chúng ta có thể thấy rằng ở Tây Tạng gần đây có một số tu viện lớn đã không còn nữa vì chia rẽ, bất hòa. Họ đã nói xấu lẫn nhau, đã ganh ghen đố kị với nhau, cãi lộn, tranh chấp với nhau, rồi chia tay mỗi bên mỗi ngả, thế là tan cả cộng đồng.
Điều đó xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều tăng thân, cộng đồng thậm chí trong thời Phật còn tại thế. Một cộng đồng, một tăng thân, một nhóm nào đó có vấn đề - có bất hòa, chia rẽ - và thế là cả cộng đồng tan rã. Trong truyền thống của các bạn chẳng hạn cũng vậy. Trong các cộng đồng tu tình bạn đạo, mối tương giao thuận hòa, tấm lòng cảm thông bao giờ cũng rất quí báu.
Điều đó không những tốt cho cộng đồng mà còn tốt cho cả việc giữ giới nguyện của riêng từng người. Bởi vì giới nguyện luôn gắn chặt với bầu bạn, huynh đệ, tỉ muội của ta. Pháp ta thọ nhận càng cao, giáo lý ta thọ nhận càng thâm sâu, thì mối kết nối với bầu bạn, huynh đệ, tỉ muội của ta càng sâu sắc, càng đặc biệt. Vì vậy, rất cần phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng tất cả chúng sinh, đặc biệt là những ai cùng một đạo, một truyền thống.
XÃ HỘI THUẬN HÒA
“Để có hạnh phúc, bình an hãy hiền hòa và cảm thông - đó là cách duy nhất.”
Mối quan hệ tốt đẹp cần không những cho cộng đồng mà cho cả xã hội. Trong gia đình rất cần sự hòa thuận. Vợ chồng cãi cọ thì gia đình bất hòa. Điều đó có hay ho không? Không! Vậy nên, đạo Phật dạy con người luyện tâm nhu hòa mọi lúc, mọi nơi. Đạo Phật không chỉ dạy rằng người tu trong chùa phải có cuộc sống an bình. Cái gì tạo an bình cho cuộc sống và an lạc cho tâm? Những gì đã nói ở trên là căn bản. Những điều này rất cần cho cuộc sống, không chỉ cho Phật Pháp mà cho cuộc sống an bình [nói chung].
Làm người nhu hòa không dễ. Khi muốn thành công người ta muốn có sức mạnh. Nên người ta diệt người này, cãi cọ với người khác, cố giành giật, triệt hạ nhau và làm đủ trò đủ chuyện. Những hành động theo lối ấy giống trò trẻ con. Những trò ấy sẽ không đi tới đâu cả. Chúng chỉ tạm thời có hiệu quả, nhưng không thể lâu dài được. Tính về lâu về dài, nếu quý vị hung hãn, ác tâm, gian dối thì chính quý vị sẽ gặt hái nhiều chuyện không hay. Nó chỉ đem lại những chuyện không hay cho quý vị. Để có hạnh phúc, an bình hãy hiền hòa và cảm thông - đó là cách duy nhất. Về lâu về dài thì điều đó rất quan trọng.
Đó là đạo của người tu. Thông tin đó, phương pháp đó do Phật Bảo, Pháp Bảo trao cho ta. Tôi cũng thường dạy những điều ấy. Tôi không dạy gì đặc biệt về dòng này dòng nọ. Tôi cũng không nhắc tới chuyện tôi thuộc dòng truyền thừa nào. Điều đó không quan trọng lắm, không cần thiết lắm, trừ khi có người đề nghị - như khi cần dạy những giáo lý đặc biệt hay ban những quán đảnh chẳng hạn.
Tôi dạy những chủ đề ấy thậm chí ở Tây Tạng và mọi người đều thấy những điều đó có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống. Nhờ vậy, mọi người có sự hiểu biết và cách nhìn mới về những giá trị, và những vấn đề quan trọng của Phật giáo. Người Tây Tạng thường rất bình lặng. Người tu ở nhiều nơi trên thế giới cũng giống như vậy - rất kín đáo, rất bình lặng trong tâm. Nhưng giữ bình lặng mãi không phải dễ nên họ cũng thôi [không bình lặng nữa] và [rốt cuộc] rời bỏ cuộc đời này mà không thành tựu gì cả.
Tóm lại, những chủ đề đó của Phật giáo rất quan trọng và rất thực tế. Trong cuộc sống của bạn khi bạn phải giải quyết nhiều việc, đối mặt với nhiều khó khăn trong xã hội, cuộc sống, gia đình thì hiểu biết, cảm thông và kham nhẫn rất quan trọng. Luôn nóng giận, bực bội, khó chịu - những cách xử sự như vậy rất dở và chẳng giúp ích gì cho ta. Chẳng hạn, trong nhà khi vợ hoặc chồng bạn nổi giận vì lý do nào đó thì bạn phải nhẫn nhịn, không được bực tức. Hãy cố gắng buông bỏ chuyện đó để đem lại an bình cho gia đình và cho tâm của bạn.
KURUKULLA - SỨC MẠNH
“Kẻ phàm phu trong luân hồi
không có sức mạnh, do vô minh ám chướng.”
“Lời Nguyện cầu Năng lực” này được soạn ở Việt Nam. Tôi có soạn một số lời nguyện Kurukulla và đây là một trong số những lời nguyện mà mọi người thường tu. Quanh lời nguyện này có nhiều câu chuyện hay. Một số người thực hành lời nguyện này và những điều tốt đẹp xảy ra, nên họ tin rằng lời nguyện này rất đặc biệt, nó có lực gia trì,
Đối với tôi Kurukulla không phải là thực hành chính. Đúng ra thì tôi không tu pháp Kurukulla. Nhưng có lần, ở Việt Nam, do nhân duyên khởi mà tôi viết ra lời nguyện này. Tôi cảm thấy Kurukulla là một bổn tôn rất từ bi. Trong cuộc đời tôi Kurukulla là một nguồn hộ trì rất mạnh, theo nhiều cách, mặc dầu tôi không hành trì pháp tu này nhiều lắm. Đó là vì tôi có kết nối [với Ngài], và cũng vì đôi lúc, do phải dạy pháp tu này, nên tôi cũng thực hành một chút; như lễ lạy Kurukulla chẳng hạn.
“Lời Nguyện cầu Năng lực”. Đây không phải là năng lực bình thường, không phải thứ năng lực phát sinh do những nhân duyên [nào đó], cực đoan hoặc trung dung. Năng lực này là đại lực khởi từ chân tánh của vạn pháp, chân tánh của tâm. Lời nguyện này nhằm đánh thức, làm sống lại sức mạnh nội tại và tính thanh tịnh của tâm. Kẻ phàm phu trong luân hồi không có sức mạnh, do vô minh ám chướng. Đại lực này (của chân tâm) siêu vượt năng lực thế tục. Cho nên với tâm tuyệt đối thanh tịnh ta sẽ thấy chân tánh của tâm và của vạn pháp.
Phải hiểu rằng ý nghĩa chân thực của sức mạnh là hiểu được chân tánh của tâm và chứng ngộ được chân tánh ấy. Sự chứng ngộ đó là sức mạnh, là năng lực chân thực - một thứ năng lực bất hoại có khả năng điều phục tất cả, Niết bàn và luân hồi. Còn những thứ sức mạnh khác không phải là sức mạnh đích thực.
Có nhiều loại giáo lý Phật đà. Vì có nhiều loại căn cơ, căn tánh chúng sinh nên nhiều loại giáo lý được truyền trao. Đối với những chúng sinh rất may mắn, thông minh Đức Phật ban giáo lý có oai lực lớn như giáo lý về bản tánh của tâm.
Xét về tâm, do con người có nhiều hạng căn cơ khác nhau nên giáo lý được dạy ở những thời điểm khác nhau, nơi chốn khác nhau. Nhưng mục đích của giáo lý chỉ có một: đưa chúng sinh tới tự do, tới chốn của đại năng lực. Kurukulla không nhằm tới thịnh vượng vật chất hay tầm cầu thế tục. Mục đích chính yếu là loại trí tuệ ấy, sức mạnh ấy.
Hai hàng kệ đầu tiên nói về tự tánh của tâm. Tự tánh của tâm là như vậy. Trí tuệ của nó giống như thân kim cương bất hoại. Không bao giờ mất đi sức mạnh và tri giác. Cho nên, tự bản thể từ vô thỉ vốn li khổ. Vốn không có nhị nguyên đối đãi của khổ, ác, nhiễm. Bản tâm vốn trong sạch. Tiếng cười của Kurukulla là diệu âm của lạc và không.
Ý nghĩa chân thực của lời nguyện là ta khẩn cầu tới Kurukulla, vì muốn thoát khỏi vọng tưởng phân biệt, chấp trước trong tâm. Ta hiểu rằng bản chất Kurukulla đồng với tánh Không. Khẩn cầu Kurukulla, chúng ta xin Ngài che chở cho ta thoát khỏi biên kiến cực đoan, cho ta sức mạnh trí tuệ, năng lực hiểu ngộ chân tánh thực tại.
Trong lời nguyện còn có 9 Bổn tôn, chúng ta khẩn cầu các Ngài cùng với Kurukulla: A Di Đà, Quán Thế Âm, Mã đầu Minh vương, Orgyen Dzambhala, Tara, Kim cang Du già Thánh nữ. Đôi khi Hồng Tara là Bổn tôn của oai lực, nhưng ở đây Lục Tara là Bổn tôn của tất cả công hạnh. Rồi Kama Raja cùng phối ngẫu và vân vân. Chúng ta khẩn cầu chư vị Bổn tôn này và Kurukulla. Kurukulla là hóa thân của thân khẩu, ý, đức và hạnh của tất cả chư Phật. Vậy nên Kurukulla là một vị Phật vĩ đại. Và chúng ta khẩn cầu Ngài.
Đối với phàm phu, khi vọng tưởng nổi lên, họ liền rong ruổi theo chúng. Vọng niệm vừa khởi ta liền mất định lực, sức mạnh, và cứ thế đuổi theo chúng. Nếu đấy là ý nghĩ không tốt lành thì ta buồn phiền và tán tâm. Ta bất lực, không có sức mạnh để kiểm soát tâm nên cứ chạy theo vọng niệm, chìm nổi theo chúng. Và ta không mạnh, không tự do siêu việt biên kiến. Đó gọi là hư vọng.
Những ý nghĩ, vọng niệm này như một mạng lưới vô tận vô biên. Cái này nối cái kia, vô số vọng niệm vô tận cứ khởi lên và ta vướng vào đủ loại cảm xúc, tâm trạng. Ta bất lực không trụ được tâm trong hạnh phúc, và đôi khi cũng không thể trụ được cả trong đau khổ nữa. Ta chỉ rong ruổi theo cái ta đang nghĩ. Giờ đây có cơ duyên ta cầu nguyện Kurukulla cứu ta thoát khỏi tình cảnh này.
Trang 3: “Chúng con khẩn cầu ...”. Với hiểu biết về tình cảnh của mình và chân tánh của Kurukulla, ta sám hối trước Ngài để tịnh hóa nghiệp đã tạo qua ba cửa thân, khẩu, ý.
Có nhiều cách hiểu khác nhau. Những cấp độ, những thừa khác nhau nói về những đề tài, những vấn đề khác nhau. Và có những cách hiểu khác nhau về vạn pháp, về bản chất của thân người. Vô minh trong ta sâu dày đến mức ta không biết được các phẩm tánh và bản tánh chân thực của những gì thuộc về ta. Nên ta thường sai lầm. Vậy ta sám hối trước Kurukulla: “Nguyện con được tịnh hóa nhờ thành tâm hối hận và nhờ sức mạnh của kết nối này.” Chúng ta tụng như vậy để tịnh hóa nghiệp chướng.
Trang 4: “Nguyện tất cả chúng con cho đến khi thành Chánh giác”. Ta cầu nguyện về những thứ khác: “Nguyện chúng con tịnh hóa được nghiệp chướng. Nguyện tất cả chúng con cho tới khi thành Chánh giác được thọ hưởng cuộc sống bình an, gia đình hạnh phúc, phước duyên dồi dào ...”
“Nguyện con thành tựu công hạnh làm lợi lạc chúng sinh.” Có nghĩa là “Nguyện con trở thành như Đức Thích Ca Mâu Ni làm lợi lạc cho chúng sinh”. Chúng ta cũng nguyện: “Nguyện con đem lại hạnh phúc, niềm vui cho những chúng sinh nào nghe thấy con, nghĩ tưởng về con ...” Đó là cách chúng ta phát nguyện làm lợi lạc chúng sinh theo nhiều cách, càng nhiều càng tốt.
“Nguyện trí tuệ và từ bi vô trụ ...” có nghĩa là: “Nguyện con ở đây mãi mãi để làm lợi lạc cho chúng sinh.” Có nghĩa là chúng ta không nói: “Ta muốn vãng sanh Tịnh độ. Ta chán cuộc đời này rồi.” Không. Ta muốn làm gì đó cho chúng sinh nên ta ở lại đây cho tới chừng nào vẫn còn chúng sinh trong cõi luân hồi. Đó là cách chúng ta phát Bồ đề tâm - đó là động lực của bồ tát.
Nguyện bồ tát là một thứ [năng lực] rất mãnh liệt và rất dũng cảm. Bồ tát không dễ ngã lòng, chán nản. Họ có lòng tin mạnh mẽ, lòng tin vào những thiện hạnh vì lợi lạc chúng sanh. Họ không sờn lòng cho dù khó khăn như thế nào đi nữa. Họ nguyện làm những việc đó. Đó là cách mà các bạn phát nguyện tôi rèn động lực bồ đề.
“Nguyện tất cả bệnh khổ, quỷ ma và chướng duyên ...” trang 5. Chúng ta phát nguyện cho kiếp sống này. Chúng ta nguyện không có [gặp] quỷ ma, năng lượng tiêu cực chướng ngại, rủi ro v.v. “Khi tấm thân huyễn ...” dòng 2 trang 6. Khi cái chết tới chúng ta phải đối mặt với nó như thế nào? Do hành trì pháp Kurukulla, khi thân xác bị hủy hoại, cái chết tới thì ta chuyển tâm thức của mình nhập vào trí tuệ, vào tâm Kurukulla. Nếu tụng lời nguyện này nhiều lần và quán tưởng thì ta có thể thực hiện được điều đó. Nếu các bạn tu pháp này hàng ngày và thiết lập được kết nối mạnh mẽ với Kurukulla, thì khi cái chết tới Ngài sẽ xuất hiện và đưa bạn tới cảnh giới an bình.
Có nhiều tranh tượng Kurukulla khác nhau. Đây là một trong những bức tranh phổ biến nhất. Nhiều người đã biết bức tranh này: một mặt, hai tay, đứng thẳng và tay cầm những pháp khí khác nhau. Tôi đã dạy pháp Kurukulla ở Mỹ nên các bạn có thể kiếm băng ghi âm các buổi giảng để nghe.
---ooOoo---
talk on 13.10.12
Many of you have strong faith in Dharma. You have belief in Buddha’s Dharma. That is the reason we are here. We say “karmas”. Everything is created by karmas. We are from Tibet – Tibetan Buddhist people - and are here, in this country, for [helping] Vietnamese Buddhists. We get together in this place due to karmic connections. So that is good. Because of this karmic connection I’ll be helpful to you. Many of you, especially the organizers, have put a lot of efforts, used a lot of energy and time to make this event happen. That is something we should remember. I also appreciate that.
All of you know that Tibet has had some difficult times. But still there is a lot of Dharma, a lot of genuine masters. Buddhism in Tibet is still very complete and rich. Therefore, Tibetan Buddhism is actually going around the world. Many people try to learn this tradition as well. So, I have chances to go to places to teach Buddha’s Dharma and chances to meet different people to talk about some ideas of Buddhism with people and to share different ideas with people. This is something very good.
I have been a Buddhist person since I was born. So, Buddhism pervades my life; I’m familiar with this tradition. So, I can feel, I can see the benefit of that religion, being a religious person, practicing that religion. I can say to me “I’m a Buddhist person”. There is a lot of benefit to me to be so.
(Some people want to know about Rinpoche's life)
A Dharma person talks about Dharma, which is something for him or her very special. We do not talk about anything but Dharma. It is very important; and it is very important to me as well. That [Dharma talk] symbolizes the knowledge of that [Dharma] person, experience of that person. So, I don’t think we need to talk about my life, which is always related to Dharma especially. When I teach people what really works for me I try to tell people and to give that message to people: it’s because it works for me I think it will work for you. That is the reason why if it’s something I don’t think to be good I don’t say it’s good. That is not a way of teaching Dharma.
Whatever I say, whatever I think to be good I tell you: “You should learn this.” For example, when I say compassion is very important. “Oh, He really believes this is good.” You should see that. You should believe that. There are some people – they are just wandering; or they study Buddhism because they want to make money or something. But my case is very different. I talk not about me, but it’s just [Dharma] teaching in general. For Dharma teachers, that’s essential that their ideas, their views, their habits, their ‘how to teach” etc. everything shows the teacher himself. That’s a way for you to get to know the teacher.
So, if some teacher says repeatedly “Renunciation is vey important”, for example, then he must sincerely think that is very important. That is a method for disciples to get to know the teacher.
The tradition of Tibetan monastery I have described the other day a bit; for example: what kind of study monks do in a monastery. They have to go through this system, this tradition. Tibet is very different, especially in old Tibet. This is a remote country, a unique place. There were no regular schools [for the population]. The only way for ordinary people to do is to send their boys to monasteries to get education. For that reason, there a lot of monks in Tibet. It’s because Tibetan people have a lot of faith in Dharma. They had very strong wish for their children to get education in monasteries. The monastery works as a university in Tibet. That tradition had very positive part. But there were negative parts, too. Many people did not have a chance to get education. Ordinary people were not well-educated. So, the luckiest ones were monks. And, of course, a lot of nuns got education as well. But most of the people who got education were monks.
Nowadays, things have changed. The whole system has changed. The style in Tibet has changed a lot. There are more chances for ordinary people to get education. More and more people learn Tibetan [language] to read texts and their education improves a lot. Even though the situation was tough in Tibet but now the recovery works. In many monasteries education is better than it used to be. So, this is a good piece of information I’ve given to you.
I told the story of my monastery to the Vietnamese people who went to Golok this year; the history of the monastery, its life in the past and how it is now. So [those] people know that. We say, for example, some bad time is very useful Dharma. I think if people do not want the change then external conditions can not be very powerful. For example, though Tibetan people have undergone Cultural Revolution or other difficult times but internally there is not much change at all. We kept the rich tradition of Tibetan Buddhism in our mind. Actually, Tibetan Buddhism was not destroyed at all although it has gone through such a difficult time.
But what makes that change? I think destruction inside - the destruction, for example, caused by too much desire, too much attachment to material things. That destroys the rich tradition, not what happens around in the environment. Therefore, I think, during the most difficult time in Tibet were most faithful. But nowadays, probably they have seen a lot of things in the world a lot of development in material things so they have got some distraction. They focused on the external part too much, not on the internal one. That’s the problem.
Therefore, I think the tradition, especially Buddhist tradition, was kept by those faithful people. There were a lot of great masters, brave masters and [they were] very loyal to that tradition so the tradition was kept very well. But as I explained to those people now it has improved; the monks, the study, the practice etc. all of this has improved a lot since I was a child.
I think this is common everywhere. External development or material development affects inner peace and inner world. When too much development externally happens then people pay a lot of attention to that. There is a chance to lose the inner strength, inner peace. Material development has some good parts but mainly it can bring destruction for people. It keeps people very busy and brings people a lot of worries and produces a lot of pressure on their mind; so people try to follow that development all the time, running after that, chasing after that.
Of course, it’s not harm to think of other things, to do other things. But inner things, inner peace are ruined. They run not only physically but mentally when they are running after that development. This is bad for people’s mind, for peace of mind, for the tradition, religion. That I think people know. People should be aware of that kind of dangerous situation.
Believing in a religion or having faith in Buddha or other Gods is something very strong. It’s often said it is like a lion. It can not be destroyed by others but oneself. Buddha Shakyamuni said His religion will not destroyed by other religions but by the problems created by His disciples, His people. For example, if monks and nuns have a lot of desire and they don’t study, don’t practice or meditate then they will follow material things, material development. That will destroy the religion, destroy Buddhism. That lion is very powerful so no other animals can attack him but germs in his body will kill the lion. He said something like that. So, our faith belongs to ourselves. If you want to keep and to develop it then we’ll try to do that. To keep faith we have to know how to develop inner peace, inner strength. That is the only way we can develop our faith we can keep our faith and devotion to Buddha and Dharma.
There are some bad monks, bad lamas, bad religious people everywhere. But people often make mistakes. They say that religion is bad because of that person. Buddhism is bad because of that monk. That is not an honest way of seeing things. What we need to know is how Buddhism requires followers, especially minks and nuns, [to act]. Those lamas or monks are not able to represent that religion, that tradition. But people do not see this way and they say the religion is bad. Therefore, I think religious everyone, especially teachers, should be careful of their actions: how they act, how they think, how they talk. It’s because that affects the religion and the tradition.
If a Buddhist person talks very nicely, peacefully and honestly then this is very positive. I think we should do that and try to do that. Whenever we are not able to do that, whenever we are out of patience we should think: “Oh, I do something very bad.” We should fix the problem. Still, there are Buddhists who say mean things, have arguments with each other but they don’t think this is a problem. That’s a big problem. So I say as a Buddhist you should notice that there is something bad and you can not do that. We must try. That will be good not only for oneself but for the community or the whole religion as well.
I have not seen Chinese or Vietnamese monks who do these things. But, unfortunately there are some in Tibet. Sometimes Tibetan lamas or monks do these things and that is not good. In Tibet I try to convince monks not to do that and criticize them a lot. Even though I don’t see anyone like that in Vietnam or China there may be. Who knows? But I hope not.
When people have too much desire even so-called monks sometimes can not control their mind. In Tibet 3 or 4 years ago, there was a monk who was not really a good monk. He was wandering around spending time in daily life society doing some business, making money. We don’t know for what because he did not have a family. One day he had an idea: to kill his best friend for his belongings because his friend had some jewelry and cash. So, he secretly killed his friend. The police found him and he’s spending time in prison now. That is very bad. That actually happened in my tradition in Tibet. It’s something that has happened and it’s real. Similar story can happen anywhere in any religion. In the world that happens quite often that a religious person kills somebody. But a monk did such a thing is very rare to hear. So, this is always very good to check one’s mind to control desire and attachment.
That is how mind makes people crazy. It’s because everyone has mind, very wild and very nasty, so that could happen with anyone. That mind sees many things as important. That can happen to any of us very easily. In this Realm of Desire, of course, we have desires but somehow we should control these desires otherwise there will be too much for anything. Therefore, to be a Dharma practitioner, to be a Buddhist person the basic thing one has to do is to check the mind, to work with it to make some peace and understanding in the mind. We should try to fix our mind because it primordially is pure. The nature of mind is pure so we have chance to fix it and to make it tamed and peaceful and bring some wisdom, patience and kindness. That is the meaning of being a Dharma person.
People have life and they have to survive. But we have to survive according to the rules, on a system. Then that will be ok and we have a good life without having such terrible things: a lot of corruption, dishonesty, cheating a lot, lying etc. without all this as much as possible. Then it’s possible life it ok.
Buddha, including shanga and monasteries pray for people, Buddhist supporters and followers to have good life, to fulfill their wishes. But, as I said, we have to have a system. Buddha does not say people can not do business, for example. That’s ok to do business. But one has to do business in an honest way. What is the meaning of business? - To make money and to get some benefit from that. But there is a system, there is some limitation: one can not make that much money at a time; for example, 100% or 200% - we can not much that much money. And if you say: “I’ll do that” then there is cheating and lying for that [purpose]. That is not ok.
We often say: “You can not harm others.” Unfortunately, in Tibet I have seen this kind of people (like in China or Vietnam), Buddhist people whose business is killing animals. Buddha teaches that one should not harm others, not kill others’ lives and should try to save other beings’ lives. This is a system. This is a requirement in Buddhist tradition. Still, not only in Vietnam or China but in Tibet as well some people who have taken refuge in Three Jewels and keep killing yak or sheep for their life or for money. This is very sad. For many people there is no other option and that is the only thing they can do to survive then that is understandable. But we must not do that for desire. If one kills animals to get rich this is not ok. If people have to kill some chickens or pigs as they have no other option then that is understandable. But many people are not in that situation. They try do make more money, try to use other beings and others’ lives. That is terribly bad.
---
This morning we discussed some important issues of Buddhism – what mistakes people always make. I mentioned this morning there are many real things like that in reality that happen with many people. The reason for me to talk about these realistic things, the things that happen in reality, is important to know. It’s because we want to be good, to be real Dharma people. “Real Dharma person” means people who do not make such mistakes, such problems. They are those who do things correctly, think accordingly. They do good, nice, beneficial and virtuous things.
Generally speaking you can spend all your life to study Dharma. It’s because in Buddhism there are many subjects. Buddha’s teaching are very great therefore some scholars spend all their life studying but they say: “Oh, I’m not knowledgeable enough for Dharma. I have to learn more and more.” So, you can spend that much energy and time to study the tradition of Buddhism. But people like us – ordinary people of ordinary lives – still want to know Dharma, want to practice Dharma. We do no need to have that much time to study. We just need some basic understanding and basic things to do. Try to be a nice person and be honest person. That covers everything.
How to be an honest person? The whole meaning of Buddhist teaching is actually about how to be an honest person. And teachers show methods how to be an honest person and how important honesty is. So, this is very important. But still, it’s difficult to do that. The reason for us to be dishonest all the time is our mind. We train our mind in different ways – sneaky ways, dishonest ways. Therefore, we have these strong habits and it’s difficult to do that (to be honest).
But, as I said this morning the nature of our mind is very pure. It’s very pure from the beginning – so it’s naturally very pure, very honest, very peaceful. Therefore, if we want to train our mind in that position there is a chance. There is a way. This is very possible. It depends on if you try or not. If you do so of course there is a way. It’s because naturally there is a way. So, I think that’s something very important.
And Buddhist people should be kind people, kind to everyone, to all beings. That is one of the main parts about Buddhism. People are nice and kind to many people but still they can be mean to other ones. They can be aggressive, jealous, angry or whatever. They can be like that to other people. To be kind to your friends, your relative and families is not enough. We want to be kind to everyone including those people we do not like very much. We have to try to be helpful to others.
We can not reject anyone. We can not push ourselves from being helpful to anyone. It’s because if you do that you try to reject being kind to someone. That means you push yourself from being a compassionate person. It’s because compassion requires us to be equally kind to everyone, to all sentient beings. So that is very important.
And especially, we have to be peaceful, sweet, kind and honest to those Buddhist people, to those who are in the same religion such as Buddhism and are [disciples] of the same teacher. In the community if anyone does such things in not nice ways – try not to be understanding – and that brings obstructions to the community, to your lineage, to your tradition. Therefore, it’s important to be kind and to see how important to have good relationship between so-called brothers and sisters.
Disharmony is something very negative, very powerful that destroys good communities, good shangas, good groups, monasteries and temples. Buddha always said that it is very serious and unvirtous thing to destroy harmony between Dharma people. So, to keep good connection, to develop friendship between Dharma people is a very important and very virtuous thing, Buddha said.
And we can see even in Tibet recently some very important monasteries no longer there because of disharmony. They did a lot of gossiping, there was a lot of jealousy between [the people], a lot of arguments in the shanga so they went to different directions and the place is gone. That happens in many places, with many shangas and communities even during Buddha’s time. Some community, some shangas (monks) and group had problems – disharmony problems – and that community was destroyed. So for your tradition, for example, in Vietnamese Buddhist communities having good friendship, having harmony and mutual understanding is very important.
It is good not only for the community but also it’s good for one’s own samaya. It’s because samaya is something that always deals with your companies, your Dharma brothers and sisters. The higher teaching you receive, the deeper teaching you receive, the deeper or more special connection you get with your companies and Dharma companions. So, it’s very important to respect each other, to respect all sentient beings, especially those who belong to the same religion, the same tradition.
Good relationship is necessary not only for the community but also for the society. In a family harmony is vey important. If husband and wife have arguments all the time then there’s no harmony. Is it something pleasant? No! Therefore, Buddhism teaches people how to have peaceful mind anywhere, at anytime, in any place. It does not teach only people in temples to have peaceful life. What make peaceful life and peaceful mind? What I have said earlier is basic things. These conditions are very necessary for life, not only for Dharma but for peaceful life.
To be a peaceful person is not an easy thing to do. When people want to be more successful they want to be more powerful. So, they try to destroy others, try to argue with others, try to fight, try to beat and do whatever. Those kind of actions is just like child’s style. They do not work very well. They work only temporarily, not in the long run. In the long run if you are aggressive and dishonest then you’ll have more problems. It will only bring more problems for you. It will not do away your problems. The only way for you to have happy and peaceful life is being peaceful people and understanding people. That it something very important and necessary for the long run.
Generally speaking that is how to be Dharma people. That information and method given by Buddha, Dharma and Buddhism I used to teach those things. I don’t teach specifically this lineage or that lineage. I don’t mention what lineage I’m from . That’s not very important, not very necessary unless I’m asked to do so – to do some specific teaching or empowerments.
I teach those things even in Tibet and people find them very practical for their life. So, people have new understanding the qualities and the important parts of Buddhism. Tibetan people are usually very quiet people. Also, people in many places in the world are like that – very quiet; mentally quiet. But being quiet does not work all the time so they have to give up or they end up their life without achieving anything. So those ways of teaching in Buddhist tradition are very important and very practical.
In your daily life when you deal with many things, when you face many difficulties or many different things in society, life and family also understanding and patience are very important. Being very short-tempered, getting upset very easily – those kind of actions are very bad and do not help very much. In a family, for example, when your companion gets upset because of this or that then you should be patient and not get angry at that time. Try to let it go so there’s a chance to bring more peace in the family and in your mind.
Some people want me to give lung transmission of Kurukulla so I’ll do that. This Kurukulla prayer “The Hook of Red Lightning” was written by me. I wrote it in Vietnam. I have some writings on Kurukulla. This is one of the prayers that many people often do. Also, this prayer has good stories. Some people practiced this prayer and good things happened with their life so they think this is special – it has some blessing.
In my case, Kurukulla is not my main practice. In fact, I did not practice Kurukulla at all. But one time interdependent origination arose so I wrote down that sadhana of Kurukulla. I did that in Vietnam. Generally, I feel Kurukulla is a very kind Deity. In my personal life Kurukulla is helpful supporter for me in many ways even though I don’t do that practice very much. It’s because I have this connection and sometimes I have to give some teaching on Kurukulla to people I have to have some practice to be done; I have done some prostration for Kurukulla.
"Prayer for power". This is not regular power, not the power that is created by extreme or regular ordinary conditions but it is related to nature of phenomena, nature of our mind. The meaning of this prayer is to rebuild the inner strength, the inner power and the purity of the mind. It’s because ordinary people or beings are not powerful. Why? It’s because they are under the power of their negative thoughts. This power is beyond that kind of power. Therefore, with purity we see nature of the mind and of phenomena.
I think if anyone wants to be powerful they have to understand the real meaning of power is to understand nature of one’s own mind, to realize that nature. That kind of realization is genuine power – power that never changes, power that controls everything, Nirvana or Samsara. And other powers are not really power. Even we often say a powerful country like the US. They are still under something; always under pressure of many people – Muslims or whatever.
They can not be free from that kind of conceptualization of things so there is always something wrong. That is not real power. We say “free country like the US” but they are not free. That’s freedom to pay for a lot of things (laughing). That is not real freedom.
There are many teachings of Buddha. All those teachings given by Shakyamuni Buddha were given for that reason. As sentient beings have different mental faculty and mental interests there are many [different] Dharma teachings. For those very fortunate, very smart, intelligent people Buddha gave very powerful teachings like instruction on nature of mind.
Mentally, people have different levels so they were taught at different times and different seats. But the purpose of Dharma teaching is for every sentient beings to eventually reach that kind of free state, that kind of powerful place. I think Kurukulla is not for material [gain] or for someone to get things in this life. The main purpose is to reach that kind of wisdom - that power.
The first two lines is actually saying about nature of mind. The nature of mind is like this; it’s wisdom like vajra body that never changes. It never loses its strength and understanding. Therefore primordially (from the beginning) there is no suffering. Naturally, there’s no conceptualization - no conceptualization of that suffering and of that negative thing. It’s very pure. The way Kurukulla laughs, the sound of Her laughing is sound of Emptiness and Bliss. The union of Bliss and Emptiness.
The real meaning of this prayer is we call Kurukulla as we want to be free from the extreme thoughts and concepts in our mind. We understand that the nature of Kurukulla is the same as nature of emptiness. By calling Kurukulla one requests Her to protect him or her from these extremes and to give him or her power of wisdom – power to understand reality.
There are also 9 other Deities in the prayer so we pray together: Amitabha, Avalokiteshvara, Hayagriva, Orgyen Dzambhala, Tara, Vajrayogini … Tara, sometimes Red Tara, is Deity or Dakini of power. But in this case it is Green Tara is Deity of all activities. And Kamaraja with His consort and so on. We pray together these Deities with Kurukulla. Kurukulla is emanation of body, speech, mind, qualities and activities of all Buddhas. Therefore, She is a great Buddha. Since She has many qualities She has power to give us this kind of blessing. Therefore, we pray Kurukulla.
As for ordinary people when a thought arises in mind we try to follow it. As soon as thoughts arise we lose our strength and concentration so we try to follow that concept, that thought. Is this is not a good thought then we are unhappy and we get distracted. We do not have the strength, the power to control ourselves so we follow our thoughts and we go up and down accordingly. Therefore, we are not powerful, not free from these extremes. That’s called illusion. These thoughts are like a network that never ends. One after another many endless thoughts arise and we get alls kinds of feelings and moods. Therefore, we do not have power to control ourselves, to stay in the same position, to stay in happiness and, sometimes, we do not have power to stay in unhappiness. We just follow whatever we think. So now we have chance to pray to Kurukulla to protect us from this situation.
On page 3 “We call out for …”. We understand our own situation and the nature of Kurukulla so we make confession to Kurukulla to purify our negative karmas done through body, speech and mind.
Of course, there are different ways of understanding things. Different levels and different yanas talk on different subjects, different things, and have different ways of understanding phenomena and the nature of human body as well. Since we have such strong ignorance we do not know the qualities, the nature of our own things so we often make mistakes. Therefore, we make confession to Kurukulla: “May I be purified because of my regret and my strong connection.” We should say that and do purification.
On page 4, line 7 it says: “May we all, until we reach enlightenment”. We say some aspiration for other things. We say: “” May we be able to purify negative karmas. From this life until we reach enlightenment may we have good life, good family, good conditions … So, we say aspiration for that.
We say: “May I reach the activities that benefit beings. That means “may I be like Shakyamuni Buddha who benefits all sentient beings.” Also, we say: “May I be able to bring happiness, bring joy to those who hear me, who think of me …” So that is how we make aspiration and how we wish we are able to benefit sentient beings in many ways; as many as possible.
“May objectless knowledge and compassion …”. That means: “May I be here for ever for sentient beings to benefit them.” That means we don’t say: “I want to take rebirth in Dewachen. I’m bored with this life.” No! We want to do something for others so it’s ok for us to be here as long as possible; as long as sentient beings exist. That is how we develop bodhicita, which is bodhisattva’s motivation. Bodhisattva’s motivation is something very strong and very brave. They can not get upset easily. Bodhicita has a lot of confidence. Bodhisattvas have a lot of confidence in doing activities for all sentient beings. They do not care how much difficulty they have to face. They are willing to do that. This is how you make aspiration to develop bodhicita motivation.
“May all things such as illnesses, demons and obstacles … “on page 25. We say some aspiration especially for this life. We wish that there are no demons, no negative energies, no obstacles, no bad luck and so on.
“When illusory body …” The second line on page 26. When death comes how should we accept that? How should we face that? By doing Kurukulla practice when our body is destroyed and death comes we want to transform our consciousness into wisdom of Kurukulla or mind of Kurukulla. If we say this prayer a lot and think of this a lot then there is chance for us to be able to do that. And if you do this daily practice and establish strong connection with Kurukulla I think when death comes Kurukulla will appear and lead you to a peaceful place.
There are different styles of Kurukulla. This is one of the most popular ones. Many people know this style: one face, two arms, standing up and holding different things. This is a very common form of Kurukulla. As I gave teaching on Kurukulla in the US so you’ll be able to get the recording of that teaching and listen to it. I’ve given instructions on how to visualize, how to think, how to recite the mantra, how to establish your visualization and how to dissolve the visualization and so on. You can listen to that.
This is the end of the teaching on 13th Oct. 2012.