PHÁP
“Pháp luôn là đức hạnh
ở cả phần đầu, phần giữa và phần cuối.” Trong các bạn nhiều người đã biết văn hóa Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng, đã gặp các lạt ma Tây Tạng và thọ giáo lý. Các bạn ấy đã biết truyền thống Tây Tạng. Tuy nhiên, hai truyền thống Tạng và Việt có những khác biệt, nên chúng ta vẫn có những điều mới mẻ để cùng chia sẻ. Các bạn có thể học và thầy cũng học thêm điều gì đó. Đây là một cách học hỏi lẫn nhau rất bổ ích.
Mặc dầu thuộc hai truyền thống khác nhau, chúng ta vẫn chung cách hiểu về đạo Phật và Pháp của Phật. Pháp là gì? Pháp là thiện hiền và Pháp chuyển hóa mọi thứ thành thiện hiền, thành thanh tịnh. Pháp luôn là đức hạnh. Pháp luôn là đức hạnh ở cả phần đầu, phần giữa và phần cuối. Pháp là như vậy.
Cái gì làm cho Pháp là đức hạnh cả phần đầu, phần giữa và phần cuối? Đó là tâm Bi, tâm Bồ đề và Thiện Hạnh (Good Action). Những phẩm tánh này làm cho Pháp đức hạnh cả phần đầu, phần giữa và phần cuối.
Có những nét tương đồng giữa các truyền thống, các tôn giáo khác nhau. Ví dụ, các truyền thống khác cũng nói về tánh Không, các truyền thống khác nhau đều coi trọng tình thương yêu. Nhưng cách Phật giáo quan niệm về tâm bi mẫn sâu rộng hơn, và đúng. Bởi vì người tu Phật coi tất cả chúng sinh hữu tình quan trọng như nhau. Một số tôn giáo khác coi con người là quan trọng nhất, còn chúng sinh khác không mấy quan trọng. Con người là chúa tể và chúng sinh khác tồn tại vì lợi ích con người.
Đạo Phật không quan niệm như vậy. Chúng ta coi tất cả hữu tình chúng sinh quan trọng như nhau vì tất cả đều có Phật tánh. Tất cả chúng sinh đều nương vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại. Tất cả đều muốn sống, muốn hạnh phúc. Vì vậy, tất cả hữu tình chúng sinh đều rất quan trọng theo quan điểm của Phật giáo.
Tại các tu viện Tây Tạng, chư tăng phải học 5 môn (ngũ minh học). Đây là sự khác biệt giữa hai truyền thống Tây Tạng và Việt Nam. Ở các tu viện Tây Tạng chư tăng phải học 5 môn, thứ nhất là logic học. Ở Tây Tạng môn học này rất quan trọng. Họ học giáo lý Trung quán, giáo lý Bát nhã Ba la mật, giáo lý A Di Đà và Giới luật của truyền thống Tiểu thừa.
Tây Tạng là đất nước Phật giáo. Đa số người dân ở đây là Phật tử có tâm đạo thành tín. Họ cũng thọ giáo lý và tu trì nhưng không học tập, nghiên cứu nhiều. Vì phải nuôi gia đình, vì có nhiều công việc, trách nhiệm phải lo toan nên họ không có nhiều thời gian để hành trì như chư tăng ni. Các đạo sư cũng dạy giáo lý cho họ, nhưng cách dạy đơn giản hơn. Các ngài dạy những gì thực tế, hữu ích và thật sự cốt tủy. Luôn luôn các ngài nói về Từ, Bi và Nhân quả. Đây là những chủ đề rất quan trọng cho dân chúng và cho người tu tại gia ở Tây Tạng.
“Pháp dễ nói mà khó làm.
Vì lẽ đó mà tất cả các bậc thầy cứ dạy đi dạy lại mãi vẫn cùng một thứ ...” Nói chung, khái niệm “học giả” là một thứ khác xa với khái niệm “hành giả”. Có nhiều học giả tuy thông tuệ, uyên bác nhưng vẫn lăn lóc trong luân hồi, thậm chí không có khả năng tự đoạn diệt phiền não. Chỉ hiểu biết giáo lý thôi chưa đủ. Để thành người tu đạo đích thực ta phải thực hành. Phải nuôi dưỡng tâm Bi, phải chuyển hóa tâm, xa lìa phiền não, vọng tưởng phân biệt. Đây là con đường duy nhất để thành người tu chân chính.
Những ai quyết lòng chân tu, nhất thiết phải đi con đường này. Phải chọn con đường của Pháp chân thực. Bằng không, quý vị có thể là một học giả uyên bác, nhưng vẫn mãi lăn lóc trong sinh tử, vẫn đau khổ, vẫn không được tự do.
Để chân thực tu đạo, ta cần phải biết: Pháp dễ nói mà khó làm. Vì lẽ đó mà tất cả các bậc thầy cứ dạy đi dạy lại mãi vẫn cùng một thứ, nhắc đi nhắc lại mãi cho đệ tử vẫn cùng một thứ. Họ có lý do chắc chắn để làm như vậy.
“Tu pháp A Di Đà chỉ trì chú thôi không đủ.” Ở Tây Tạng, từ người dân cho tới các hành giả, ai cũng biết pháp Tịnh độ A Di Đà. Ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có pháp Tịnh độ. Ở Tây Tạng, pháp A Di Đà rất phổ biến và rất quan trọng. Pháp tu này rất tốt, đơn giản nhưng có sức mạnh rất lớn mà người tu nên theo. Do căn cơ và hoàn cảnh chúng ta rất khó đạt được giải thoát ngay trong một đời. So với việc đó thì vãng sanh Tịnh độ là con đường dễ hơn. Vì vậy, tu pháp Tịnh độ là rất tốt.
Nơi cõi Tịnh độ vắng bặt những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt trong thế giới này – những thứ có trong tâm và trong thân chúng ta. Trong chữ “Dewachen” thì “De” có nghĩa là “lạc” – đối lập với “khổ”. Cõi Cực lạc có nhiều phẩm tính thù thắng nên nhiều người muốn vãng sinh về đó. Và họ trì chú A Di Đà hoặc niệm hồng danh của Ngài. Đây là nhân duyên để vãng sanh Tịnh độ. Nhưng chỉ niệm hồng danh đức A Di Đà thôi chưa đủ. Có bốn nhân duyên vãng sanh cõi Cực lạc ta cần phải biết.
Bốn nhân duyên này được Đức Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết trong kinh A Di Đà. Nhân duyên thứ nhất gọi là “trợ duyên”, tức là hỗ trợ cho việc tu pháp A Di Đà. Chúng ta phải quán tưởng đức A Di Đà. Chúng ta phải biết thân tướng của Ngài ra sao, Ngài khoác y áo gì. Cần phải biết rõ ràng bổn nguyện của Ngài và cõi Cực lạc. Có nhiều lời nguyện vãng sanh Tịnh độ. Một trong những lời nguyện phổ biến nhất, đơn giản, dễ tụng và rõ ràng nhất là lời nguyện của Ngài Kama Chagme, đã dịch sang tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Việt. Nó có oai lực lớn và rất lợi lạc.
Phật A Di Đà trong truyền thống Hiển giáo thường có sắc đỏ, một mặt, hai tay. Ngài khoác ba y Tì kheo, ngự trên bảo tòa dưới cội Bồ đề với đầy đủ các món trang nghiêm thân Phật. Bồ Tát Ma ha tát Quán Thế Âm ở phía bên phải Ngài, và Đại Thế Chí Bồ Tát ở phía bên trái. Có hàng trăm ngàn vị Bồ tát và chư Thánh tôn của cõi Cực lạc vây quanh Ngài. Hãy nghĩ về đức A Di Đà và quán tưởng Ngài đang ở phía trước mặt mình.
Tu pháp A Di Đà chỉ trì chú thôi không đủ. Như đã nói ở trên, cần phải luôn tỉnh giác về động cơ của mình và các vọng niệm trong tâm. Khi tu pháp A Di Đà hành giả phải tập trung tâm ý vào pháp quán tưởng. Nhưng ta thường không làm như vậy. Đa số chúng ta đều có rất nhiều ý nghĩ, nhiều vọng niệm khởi lên trong tâm, vừa trì chú vừa nghĩ về đủ thứ chuyện, như chồng, vợ, con cái v.v. Như vậy không tốt. Vì vậy, cần phải giữ định tâm. Làm sao có được định tâm? Tập trung vào việc quán tưởng Phật A Di Đà và cố gắng không xao nhãng việc ấy.
Nhân duyên thứ hai là tu tịnh hóa nghiệp và tích lũy công đức trước đức A Di Đà. Phải thực hiện việc này như thế nào? Có nhiều cách. Kinh A Di Đà dạy rằng có thể tu Thất chi nguyện: lễ lạy, cúng dường, sám hối, tùy hỉ, thỉnh Đức Bổn Sư hoặc chư Phật chuyển pháp luân, thỉnh các ngài trụ thế, và hồi hướng.
Đây là nền tảng căn bản: nuôi dưỡng tâm Bồ đề và tâm Bi. Chỉ trì chú thôi không đủ, mà phải nuôi dưỡng tâm Bồ đề. Ta làm như vậy không chỉ cho riêng mình, mà cho tất cả chúng sinh. Tâm Bồ đề chính là động cơ. “Bodhi” có nghĩa là “giác ngộ”, còn “cita” có nghĩa là “tâm”. “Bodhicita” có nghĩa là “tâm giác ngộ”. “Tâm giác ngộ” là như thế nào? Nó rất thanh tịnh. Tại sao lại nói tâm ấy thanh tịnh? Bởi vì tâm chúng ta không như vậy. Tâm chúng ta đầy ô nhiễm, đầy ích kỉ , và đầy những ý nghĩ vị kỷ. Vì thế, nó không thanh tịnh. Tâm các bậc tối tôn như Phật A Di Đà, đức Quán Thế Âm thì tuyệt đối thanh tịnh. Các ngài không ích kỷ mà luôn nghĩ tới chúng sinh. Còn chúng ta thì luôn nghĩ đến mình. Chúng ta phải nuôi vun bồi tâm bồ đề. Làm thế nào để vun bồi tâm ấy? Chúng ta phải nghĩ tới chúng sinh, mong ước họ được thoát luân hồi, viên thành Phật đạo.
Nhân duyên thứ tư gọi là “giúp đỡ” cho pháp tu. Cần phải phát nguyện: “Nguyện con vãng sanh Tịnh độ. Nguyện hết thảy hữu tình chúng sinh vãng sanh Tịnh độ.” Chúng ta lặp đi lặp lại lời nguyện như vậy nhiều lần. Phải phát nguyện với quyết tâm mãnh liệt, sau đó hồi hướng công đức này cho tất cả chúng sinh vãng sanh Tịnh độ. Đây là bốn nhân duyên vãng sanh Tịnh độ.
Tâm bi mẫn và tâm bồ đề rất quan trọng đối với pháp tu A Di Đà. Phát triển các phẩm tánh này là rất quan trọng, rất lợi lạc. Các phẩm tánh này lợi lạc không chỉ trong việc tu, mà còn giúp ta giải quyết các vấn đề khác nữa. Ta thấy có người không có chút lòng tốt hay tâm bồ đề. Những người này không hạnh phúc và những việc bất như ý luôn xảy ra với họ. Hầu như lúc nào họ cũng trong tâm trạng xấu, họ có thể rất hung dữ hoặc rất ích kỉ. Tâm bồ đề và tâm bi mẫn giúp ta giảm bớt những phiền não ấy. Những phẩm tánh này làm cho tâm ta trong sáng, cho ta thành người thiện hiền, từ hòa, được mọi người trân quý, khâm phục và noi gương. Chúng ta không muốn giống làm người xấu tính, ác tâm, và hung dữ. Vì vậy, lòng bi mẫn, lòng tốt và tâm bồ đề là những phẩm tánh mà ta cần cố gắng nuôi dưỡng.
PHÁP TU
“Nếu hành giả muốn pháp tu nhằm
khai thị Phật tánh thì phải tu ngondro trước.” Hỏi: Đạo Phật ra đời cách đây 2556 năm. Tại sao đến nay lại có nhiều tông phái ra đời. Ngay khi Đức Phật còn tại thế có nhiều tông phái như hiện nay không? Trả lời: Sự thật đúng là như vậy. Truyền thống Phật giáo ở Ấn Độ có bốn dòng phái chính. Các dòng phái này lại chia thành các nhánh, ví dụ như Trung quán tông có bốn nhánh nhỏ. Hiện tượng này là bình thường vì giáo lý Phật bao la, rộng lớn cho nên cách mà con người hiểu giáo lý ấy cũng rất khác nhau; từ đó mà phát sinh ra các dòng phái. Tuy nhiên các dòng phái đều cố gắng đạt tới cách nhìn đúng đắn về giáo lý Phật đà. Vì vậy nhiều dòng phái cũng không đáng ngại. Căn cơ của con người rất khác nhau nên sinh ra nhiều dòng phái, nhưng mục đích thì chỉ một: đạt tới giải thoát. Tại sao có nhiều dòng phái? Câu trả lời là: bởi vì có nhiều loại nghiệp khác nhau.
Hỏi: Người tu Kim cang Thừa có bắt buộc phải qua ngondro không? Nếu không tu ngondro mà tu các pháp khác, như pháp Dược Sư, Tara, hay A Di Đà thì có được không ạ? Trả lời: Tại sao lại có Kim cang thừa? Kim cang thừa dành cho những ai có cơ duyên vượt thoát sinh tử trong một thời gian ngắn hơn. Có nhiều cấp độ giáo lý, nhiều pháp tu trong Kim cang Thừa, như Đại Thủ ấn, Đại Viên mãn. Để tu Đại Thủ ấn hay Đại Viên mãn phải qua pháp tu tiên yếu (ngondro). Đây là pháp chuẩn bị nhằm tạo nhân duyên cho người tu đạt tới cứu cánh. Thiếu những nhân duyên ấy thì việc đạt chứng ngộ hầu như không thể được. Vậy nên, ngondro quan trọng hơn đối với những hành giả đó. Tóm lại câu trả lời là “có”. Còn để các pháp, như pháp Tara hay pháp Dược Sư, thì yêu cầu đối với người tu chỉ là thọ quán đảnh, thọ giáo lý, và những chỉ dạy về pháp tu. Chỉ cần như vậy là có thể tu được rồi. Nhưng đối với giáo lý về chân tánh của tâm thì không như vậy. Nếu hành giả muốn pháp tu nhằm khai thị Phật tánh thì phải tu ngondro.
Hỏi: Trong Kim cang Thừa có các Bổn tôn (Yidam) khác nhau vậy làm sao con biết được con phù hợp với Bổn tôn nào? Trả lời: Câu hỏi này rất phổ biến. Có nhiều người hỏi như vậy. Không dễ đưa ra câu trả lời “hãy làm cái này” hay “hãy làm cái kia”. Làm sao để quyết định nên tu Bổn tôn nào? Có một số cách để xác định, ít ra là hai. Thứ nhất, Đức Bổn Sư giới thiệu Bổn tôn cho đệ tử. Thứ hai, việc này xảy ra một cách tự nhiên. Có người nghĩ: “Ồ, Bổn tôn này hợp, mình rất thích tu.” Hoặc là một số người nằm mơ, còn một số khác thì có cảm giác đặc biệt khi vừa nghe đến tên Bổn tôn. Đó là hai cách chính để chọn Bổn tôn, hai loại nghiệp chính.
Ngoài ra, có một cách rất phổ biến để hiểu về chư Phật và chư Bổn tôn. Tất cả chư Phật, chư Bổn Tôn có vô lượng Từ, Bi, Trí, Tuệ, vô lượng Đại Lực cứu độ chúng sinh. Vì vậy, hành trì bất cứ pháp Bổn tôn nào cũng đem lại nhiều lợi lạc và nhiều điều tốt đẹp sẽ đến. Có pháp của Phật Vô lượng Thọ, Phật Dược Sư, Phật của Hạnh, Phật của Tuệ. Ai muốn trường thọ thì tu pháp Phật Trường thọ Amitayus. Tu pháp này có thể đạt giải thoát. Người muốn thành công trong đời thường, như trong kinh doanh, có thể tu pháp Lục độ Mẫu Tara hoặc pháp Bảo tạng Chủ Orgyen Dzambhala. Người muốn có trí tuệ nên tu pháp Văn Thù Sư lợi, Diệu Âm Thiên nữ Sarasvati. Đó là cách chọn Bổn tôn rất phổ biến.
GIỚI
“Tu Kim cang Thừa, hay tu Phật nói chung, đều chính là tu giới.” Hỏi: Hiện nay Phật tử không biết 14 Mật nguyện của Kim cang Thừa. Xin Thầy giảng và truyền giới cho chúng con. Trả lời: Ai cũng thích thề thốt (take vows). Nhưng thiên hạ không ai thích giới nguyện cả
(cười) . Đây là một đề tài lớn. Tu Kim cang Thừa, hay tu Phật nói chung, đều chính là tu giới. Ví dụ, khi thầy nói về pháp Tịnh độ thì bốn nhân duyên vãng sanh Tịnh độ chính là một loại giới. Bởi vì nếu ta không làm đúng như vậy thì không thể thành tựu; và rồi sẽ nảy sinh nhiều rắc rối. Còn nếu làm được thì bạn sẽ thành tựu. Vậy nên nói rằng [tu] Kim cang Thừa hay việc tu [nói chung], tất cả đều là việc tu giới. Mười bốn Mật nguyện trong Kim cang Thừa rất quan trọng, nhưng đề tài này cần có nhiều thời gian hơn.
Giới có nghĩa là gì? Ý nghĩa của giới là phát lời thề rằng ta sẽ làm việc này, việc nọ. Khi một ai đó nói: “Tôi tu tâm bi” thì giới người đó thọ là: không nổi giận, không hung dữ, không thù ghét. Tâm thù hận, sân giận và ích kỉ là chướng duyên cho việc tu tâm bi. Tóm lại, [thọ] giới có nghĩa là nói rằng: “Tôi sẽ làm thế này, tôi sẽ không làm thế kia.”
Khi một ai đó nói: “Tôi tu Kim cang Thừa” thì điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là: “Tôi sẽ trụ trong tánh, trong tâm thanh tịnh.” Đây là ý nghĩa tổng quát của Kim cang Thừa. Giới người đó tu là: “Tôi sẽ không khởi ý nghĩ tiêu cực, bất tịnh về những người khác, về các sự vật, hiện tượng.” Đây là một trong những thực hành chính yếu của Kim cang Thừa. Có nhiều giới nhưng người tu có thể chỉ cần trì một, hai hoặc ba giới thôi. “Tôi sẽ [luôn] thấy Đức Bổn Sư là một vị Phật. “Tôi sẽ làm theo ý chỉ của Ngài.” “Tôi sẽ cố gắng trụ trong Tuệ, trong tâm của Guru.”
Trong tiếng Phạn “giới” là “samaya”. Nghĩa của nó là “giữ lời cam kết”. Trong tiếng Tạng thì “giới” là “tamsit”. “Tam” có nghĩa là: “Tôi sẽ làm điều này hay điều kia.” Và sau đó bạn phải giữ lời hứa. Đó là “tamsit”. Đó là “samaya”. Khi ai đó nói: “Tôi tu Phật.” Bạn hỏi: “Tu Tiểu Thừa hay Đại Thừa?” Nếu người ấy nói “Đại Thừa” thì đương nhiên có nghĩa là: “Tôi tu tâm bi.” Đó là Đại Thừa, nên nói như vậy có nghĩa là: “Tôi thệ nguyện xem tất cả hữu tình chúng sinh như cha mẹ, thương yêu họ như mẹ hiền.”
Giới nguyện rất quan trọng nhưng lại cũng chính là cái mà các bạn chẳng hiểu gì mấy. “Tôi đang tu tâm bi mẫn nhưng tôi cứ nổi sân hận ác tâm.” Như vậy không được. Khi bạn nổi sân hận ác tâm với ai đó thì bạn đã phá giới rồi - giới của bồ đề tâm, của tâm bi.
“Giáo huấn của Patrul Rinpoche rất thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch.” Đây là cuốn “Lời Vàng của Thầy Tôi” của Ngài Patrul Rinpoche. Ngài là bậc đạo sư dạy bạn cách nuôi dưỡng tâm bồ đề, tâm từ, tâm bi, cách nhìn nhận đúng đắn về mọi sự vật hiện tượng và mọi người xung quanh. Chúng ta nên dành thời gian đọc cuốn sách này. Nó sẽ cho bạn những bài học rất bổ ích. Bạn sẽ thấy rất rõ ràng bạn ích kỷ ra sao, bạn sân hận tới mức nào. Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ thấy điều đó rất dễ dàng.
Tác giả của cuốn sách này, Ngài Patrul Rinpoche, là một hành giả nổi tiếng. Ngài được mọi truyền thống của Phật giáo Tây Tạng thừa nhận. Thậm chí các bậc thầy vĩ đại đều một lòng tán thán rằng Ngài là một đại hành giả như Milarepa. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc tới Ngài. Giáo huấn của Patrul Rinpoche rất thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch. Ngài dùng từ ngữ rất giản dị để những người dân thường hiểu được. Thầy không biết bản dịch Việt ngữ ra sao nhưng trong bản tiếng Tạng thì lời dạy của Ngài rất giản dị, rõ ràng, trong sáng. Một phong cách dạy rất giản dị.
Patrul Rinpoche không giàu có và không nổi tiếng nhờ có nhiều đệ tử. Nhưng Ngài nổi tiếng vì phong cách [riêng] khác mọi người. Ngài rất thẳng thắn và khiêm tốn. Ngài phê phán tất cả những vị lạt ma cao ngạo. Đây là bức hình của Ngài. Nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải là Patrul Rinpoche không. Bởi vì, vị lạt ma này mặc đồ rất đẹp nên họ cho rằng đó không phải là Ngài. Ngài thường trông như một hành khất.
Thầy đã nói về Patrul Rinpoche. Người tu, thuộc truyền thống hay dòng truyền thừa nào đi nữa, đều có thể lợi lạc rất nhiều nhờ đọc cuốn “Lời Vàng của Thầy Tôi.” Cuốn sách này dạy cách chân tu Pháp Phật, cách tu hạnh xả li, trưởng dưỡng tâm bi và tâm bồ đề, cách hiểu về giới, hiểu cuộc đời, cách đối nhân xử thế và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của bạn. Có rất nhiều trí tuệ, tri thức và hiểu biết trong cuốn sách. Đây là một cuốn sách lớn cần phải đọc.
Như thầy đã nói ở trên, Patrul Rinpoche rất nổi tiếng. Mọi truyền thống Phật giáo Tây Tạng đều thừa nhận Ngài vĩ đại như Milarepa. Khai Mật tạng Vương vĩ đại Jamyang Khyentse Wangpo, một trong những Khai Mật tạng Vương quan trọng nhất của Tây Tạng, một bậc chứng ngộ rất cao trong lịch sử Tây Tạng, đã viết lời cầu nguyện cho Patrul Rinpoche. Ngài viết một bài nguyện dài rất hay rồi bảo người đệ tử chịu trách nhiệm xuất bản chỉ được đưa lời nguyện này cho Patrul Rinpoche xem sau khi việc xuất bản đã hoàn tất, nếu không Patrul Rinpoche sẽ hủy nó đi. Người đệ tử không làm được đúng lời thầy dặn. Patrul Rinpoche đã biết được việc này và Ngài ném lời nguyện vào lửa.
Thế nhưng người đệ tử đã thuộc lòng lời nguyện nên vẫn cứu được bản văn. Ở cấp ngoại, Patrul Rinpoche là hóa thân của tổ Tịch Thiên (Shantideva), ở cấp nội Ngài là hóa thân của Đại thành tựu giả Ấn Độ Sahari. Ở cấp mật, Ngài là hóa thân của Quán Thế Âm. Patrul Rinpoche là một Tôn thánh vĩ đại và là một hóa thân rất đặc biệt.
BARDO
“... tu là cách chuẩn bị cho
một nơi chốn tốt đẹp hơn sau khi chết.”
Hỏi: Con người đi về đâu sau khi chết? Xin Thầy dạy chúng con về nội dung của sách Tử thư. Trả lời: Thầy nghĩ rằng ta đi về đâu sau khi chết phụ thuộc vào việc ta muốn đi về đâu. Nếu chúng ta muốn tới một nơi tốt hơn thì ta phải chuẩn bị. Đối với những người tu thì tu là cách chuẩn bị cho một nơi chốn tốt đẹp hơn sau khi chết. Đó là ý nghĩa chung của việc thực hành Pháp. Trong truyền thống Phật giáo có giáo huấn về nơi nên tới và nơi nên tránh. Giáo lý Phật đà chỉ dạy rất rõ ràng về nơi nào nên tới và nơi nào không nên.
Theo giáo lý Trung ấm (Bardo) có 6, hoặc 3, hoặc 4 trạng thái trung ấm. Giai đoạn giữa kiếp này và kiếp sau là một trung ấm. Nói chung, “bardo” là một thứ gì đó nằm giữa hai thứ khác. Giấc mộng cũng là một bardo khác (bardo giấc mộng). Khi chúng ta thiền định, tâm buộc vào một đối tượng, thì đấy cũng là một bardo (bardo thiền định). Khi chúng ta bệnh và bệnh tật lấy đi mạng sống, thì từ lúc đó cho tới khi hơi thở [bên trong] dừng bặt gọi là bardo cái chết. Để hiểu được bardo thật rõ ràng cần phải hành trì miên mật. Hàng ngày chúng ta phải nghĩ rằng tất cả trên đời này đều là mộng. Mọi thứ là mộng huyễn và ta đang sống trong giấc mộng.
Mặc dù ta đang còn thức nhưng vẫn phải nhớ rằng tất cả mọi sắc tướng chỉ là huyễn mộng. Đó là một cách để hiểu về bardo. Vì chấp chặt vào hình tướng của thế gian nên ta không thể nào nhận ra được bản chất huyễn ảo của bardo. Vì vậy, quán chiếu bản chất huyễn của vạn pháp trong thế gian chính là cách để ta hiểu bardo. Có một cách khác nữa: hãy giảm bớt tâm nhị nguyên phân biệt và tham luyến. Cách này đơn giản, hữu hiệu giúp ta chuẩn bị đối mặt với cái chết, với bardo.
Giáo lý bardo là một đề tài rộng lớn, đòi hỏi tốn nhiều thời gian để truyền dạy. Để hiểu giáo lý này người tu phải có một số hiểu biết căn bản, phải hội đủ duyên, phải có sự chuẩn bị, như pháp ngondro chẳng hạn. Pháp tu ngondro chuẩn bị cho giáo lý Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo). Để hiểu được chân nghĩa của bardo, bản chất của bardo người tu cần hiểu chân tánh của tâm. Tất cả mọi thứ trong giáo lý [bardo] đều nhắc tới sự hóa hiện của tâm. Giáo lý này dựa trên nền tảng của Dzogchen, vì vậy để thọ nhận được giáo lý này ta phải qua giai đoạn tu dự bị.
Hiện nay thầy thường dạy giáo lý Sáu bardo tại tu viện vào mùa đông, trong vòng ba tháng hoặc 100 ngày. Đây là một giáo lý thậm thâm vi diệu, hoàn chỉnh, rất thực dụng, rất đẹp, hỉ lạc và mạnh mẽ. Nếu ai đó muốn học thì phải chuẩn bị. Khi đã hội đủ các yếu tố duyên nghiệp thì sẽ có cơ duyên thọ nhận giáo lý này.
Năm trong sáu bardo là thuộc về cuộc đời này. Giáo lý về bardo thứ năm - bardo quang minh, bardo Pháp tánh - chủ yếu nói về chân tánh của tâm. Nếu một người công phu hành trì các pháp tu về tánh và các pháp tu Kim cang Thừa khác, thì có nhiều khả năng đạt được giải thoát trong bardo Pháp tánh ngay sau khi chết. Việc này đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và nhiều chứng nghiệm. Vì vậy, phải công phu hành trì rất nhiều.
Hỏi: Đối với người sơ cơ như chúng con làm thế nào để bố trí thời gian hợp lý giữa trì chú và ngồi thiền. Trả lời: Trong cuộc đời người tu đạo bất cứ thời khắc nào cũng là tu. Tuy nhiên, trong xã hội như xã hội ngày nay, bận rộn thế này thì thật khó dành phần lớn thời gian cho việc hành trì. Nhưng chúng ta [vẫn] phải cố gắng để dành một phần thời gian cho việc tu. Sáng sớm, hãy thức dậy trong chánh niệm, hãy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và bản chất vô thường của nó. Để làm tươi mát tâm mình hãy nghĩ về vô thường.
Hãy nghĩ rằng vì vô thường nên ta không có nhiều thời gian để làm được một cái gì đó cho bản thân. Vì vậy, ta muốn làm cái gì có ích, có ý nghĩa - đó chính là thực hành pháp. Tóm lại, cái đầu tiên phải nghĩ tới [khi thức giấc] là lý vô thường.
Quán chiếu vô thường rất quan trọng. Ta phải tu vì ta có rất nhiều ác nghiệp, nếu không khi chết ta sẽ đọa cõi ác. Ta muốn thành một người tốt hơn, muốn có nhiều tự do hơn. Tóm lại, quán vô thường là một pháp tu tâm tuyệt vời mà ta phải thực hành bất cứ lúc nào có dịp. Nếu bạn có nghi quỹ ngondro thì hãy dùng nghi quỹ. Các bạn đã biết phải thực hành như thế nào, ví dụ như phần Quy y hoặc Bồ đề tâm. Điều này có ghi trong nghi quỹ và bạn phải làm theo. Khi hành trì hãy cố gắng suy nghĩ về ý nghĩa [lời văn trong nghi quỹ] và ghi nhớ chúng.
BỔN SƯ DU GIÀ - A DI ĐÀ
“Luôn trụ trong trí tuệ, trong tâm của Guru là cốt tủy của người tu Mật.”
Hỏi: Tu pháp A Di Đà theo Kim cang Thừa có nghi quỹ hướng dẫn không? Và có cần bộ sách ngondro đi kèm không ạ? Trả lời: Có nhiều nghi quỹ A Di Đà của các dòng phái khác nhau. Có một số nghi quỹ phục điển của Lama Sang. Nói chung, ngondro hay Đạo sư Du già rất quan trọng đối với người tu, đặc biệt là người tu Mật. Kim cang Thừa đòi hỏi [hành giả] phải thường xuyên tu pháp Bổn sư du già. Luôn trụ trong trí tuệ, trong tâm của Bổn sư là cốt tủy của người tu Mật. Vì vậy tu Bổn sư Du già là rất rất quan trọng.
Nhiều hành giả, như Ngài Patrul Rinpoche chẳng hạn, tu Bổn sư Du già hàng ngày. Thỉnh thoảng Ngài tu pháp A Di Đà, pháp Văn Thù hoặc tu các Bổn tôn khác; nhưng trước khi tu các pháp đó Ngài bắt đầu bằng Bổn sư Du già. Tóm lại, Bổn sư Du già là pháp tu hàng ngày của người tu Kim cang Thừa, cho mọi thời kỳ và mọi truyền thống. Không phải chỉ ở Tây Tạng, mà đối với các bậc thầy [ở các nơi] khác, như các thành tựu giả Ấn Độ Tilopa, Naropa v.v. chẳng hạn, đây cũng là truyền thống của họ. Và các Ngài dạy chúng ta cách tu. Các Ngài ban giáo huấn và cho chúng ta thấy truyền thống của các Ngài. Vì vậy, điều này quan trọng không những chỉ với Tây Tạng mà ở còn cả với Ấn Độ nữa.
Hỏi: Xin Thầy cho chúng con biết chú A Di Đà là gì. Xin Ngài cho chúng con biết trì chú thế nào để đạt hiệu quả? Trả lời: Nếu người tu cố gắng làm được việc đó, bốn nhân duyên vãng sanh, và quán tưởng đức A Di Đà cùng cõi Tịnh độ, rồi trước hình ảnh quán tưởng thực hành tích tập, tịnh hóa, phát Bồ đề tâm, phát nguyện vãng sanh Tịnh độ thật mãnh liệt thì bốn nhân duyên sẽ giúp cho người đó thành tựu. Phải tụng chú thế nào? Các bạn tụng “A Di Đà Phật”. Khi các bạn tụng hồng danh A Di Đà là các bạn đang gọi Ngài. Tại sao chúng ta gọi tên Ngài nhiều lần? Là để tạo kết nối bền chặt với Ngài. “Con kêu tên Ngài, xin hãy nghĩ đến con, gia hộ cho con, ban cho con sức mạnh.” Đây là ý nghĩa của việc tụng hồng danh đức A Di Đà nhiều lần. Người Trung Quốc tụng: “Nam mô A Mi Ta Phô”.
“Nam mô” có nghĩa là bạn tỏ lòng tôn kính, bạn đảnh lễ Ngài. Tại sao ta gọi tên Ngài với tâm thành kính? Tâm thành kính đem lại cái gì? Chỉ có tâm chí thành chí tín mới đem bạn lại gần với đức A Di Đà và đem Ngài gần với bạn một cách rất đặc biệt. “Nam mô” thể hiện lòng sùng mộ, thành kính - là điều rất quan trọng. Vì vậy, nếu chỉ tụng hồng danh thôi không đủ. Còn nếu tụng hồng danh với lòng tôn kính, với tâm chí thành, với đức tin thì điều này mới thực sự tạo nên khác biệt lớn. Điều này sẽ đem cho ta nhiều lực hộ trì, khiến lời cầu nguyện thành tựu.
Chữ “A Di Đà” có ý nghĩa gì? “A Di Đà” có nghĩa là “quang” (ánh sáng), là “chói sáng”. Tất nhiên cũng có nhiều thứ ánh sáng. Và đôi khi chẳng có nhiều ánh sáng cho lắm (cười). Ánh sáng của Phật A Di Đà nhiều vô tận. Nó giống như ánh mặt trời hay ánh đèn điện chăng? Không. Đây là ánh sáng của Đại Tuệ, Đại Lực, Đại Hạnh, Đại Bi, Đại Giác, Đại Phẩm. Đây là vô lượng vô biên quang minh của đức A Di Đà.
Hỏi: Xin Thầy cho con biết cõi Tịnh độ có nơi nào đó hay không? Hay là chỉ trong tâm thức, quán tưởng? Trả lời: Cõi Tịnh độ A Di Đà không tồn tại trong Thế giới này. Tuy nhiên, nó tồn tại, không chỉ trong tâm mà trên thực tế. Nó là một nơi rất khác biệt. Trong lời nguyện vãng sanh Tịnh độ của Ngài Kama Chagme và trong kinh A Di Đà nói rằng cõi Tịnh độ A Di Đà nằm phía Tây, cách rất xa nơi chúng ta - hàng muôn ức thế giới. Sau khi vượt qua hàng muôn ức thế giới bạn sẽ tới được cõi Cực Lạc. Nhưng tới đó bạn không đi bằng thân xác vậy lý mà đi bằng tâm. Không đi bằng máy bay hay xe máy. Cuộc hành trình tới đó rất ngắn và nhanh.
GURU
“Để làm Guru ai đó không phải dễ dàng.
Để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào.” Hỏi: Xin Thầy cho con biết làm sao xác định được vị thầy nào là Căn bản Thượng sư của mình? Trả lời: Kết nối nghiệp quyết định ai là Guru của bạn. Kết nối nghiệp rất quan trọng. Nói chung, có rất nhiều yêu cầu về một vị Kim cang Thượng sư. Một vị đạo sư phải có nhiều phẩm hạnh. Người đó phải đạt những tiêu chuẩn được mô tả trong kinh sách. Nếu muốn tìm bậc chân sư hãy khảo sát các phẩm hạnh nơi người thầy. Xem người đó có thông tuệ giáo lý không, có từ bi và trung thực hay không. Người đó đối nhân xử thế có đúng Pháp không, hay luôn việc trái. Chúng ta cần phải biết nhiều điều khác nhau có liên quan tới vị thầy đó.
Ở Trung Quốc và Việt Nam người ta lại làm rất khác. Mọi người ở đây không có điều kiện để khảo sát đạo sư. Họ thọ giáo lý và quán đảnh trước rồi sau đó mới phán xét [vị thầy]. Như vậy quá muộn. Cách đó khiến ta mắc lầm lỗi. Như vậy không tốt. Vì thế, trước khi thiết lập kết nối Pháp người tu phải khảo sát, phải biết rõ về vị thầy. Rồi sau đó mọi thứ [mới] bắt đầu. Làm sao ta nhận biết ai là Guru của mình? Một khi đã thiết lập kết nối Pháp thì đương nhiên đó là Guru của bạn. Đó là một việc. Nếu người đó có đủ phẩm chất, có lòng bi mẫn, thông tuệ giáo lý, hành động và xử sự đúng Pháp thì bạn có thể nhận làm Bổn sư của mình.
Thế nhưng ở đây mọi việc lại khác. Ở Trung Quốc hay ở Mỹ cũng vậy. Có người thọ nhận nhiều giáo lý từ một vị thầy, rồi sau đó lại nói: “Ồ, tôi không thích ông thầy này.” Nói như vậy không được, bởi bạn đã nhận nhiều giáo lý từ ông thầy đó. Nếu muốn nói như vậy thì phải nói trước khi có kết nối Pháp. Như vậy bạn không phạm giới. Còn nếu nói sau đó thì việc ấy không tốt cho bạn. Đó gọi là “phạm giới”.
Chữ “Guru” rất nặng. “Guru” có nghĩa là một ai đó cao hơn tất cả mọi người khác. Cái gì làm cho Guru cao hơn hết thảy mọi thứ? Để làm Guru ai đó không dễ dàng. Để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào. Vì để làm một đệ tử, làm một người tu, thì phải có đủ các phẩm chất: trung thực, hiểu biết, thông tuệ, siêng năng v.v. Những phẩm chất này làm nên người đệ tử đích thực.
Không có những phẩm chất này, không có hiểu biết để biết phân biệt giữa tốt và xấu, thì người ta có thể nhảy ào vô những chuyện ngu xuẩn. Đó không phải là đệ tử tốt. Khi một kẻ đã không trung thực, thì cho dù có thấy những phẩm chất tốt ở người thầy đi nữa, kẻ đó cũng không nói đúng sự thật. Họ sẽ nói những điều hoàn toàn trái với sự thật, chỉ chê bai và thêm thắt. Đó là cung cách dối trá. Đó là một học trò rất xấu. Vì vậy, để làm một đệ tử cũng cần phải có một số phẩm chất.
THẾ GIỚI NGÀY NAY
“...phải luôn kiểm soát tâm và tự nhắc mình:
‘Như vậy đủ rồi, nếu không thì sẽ quá’.”
Hỏi: Hiện nay luyến ái và sex tràn lan khắp mọi nơi. Mọi phương tiện đều được dùng cho việc này. Làm sao bảo vệ được tâm? Trả lời: Đạo Phật dạy nhiều cách chuyển hóa tâm. Tâm con người thường điên đảo, tán loạn. Nó luôn dính vào cảnh trần, đắm vào dục lạc. Phật dạy phải “thiểu dục tri túc” - một việc rất quan trọng. Đắm trong tham, con người đánh mất những phẩm chất đẹp trong tâm. [Nên] phải luôn kiểm soát tâm và tự nhắc mình: “Như vậy đủ rồi, nếu không thì sẽ quá”. Đó là cách để chế ngự tham. Cần phải biết sức mạnh của tham luyến, dính mắc. Để tâm tự tung tự tác thì nó sẽ làm tới mãi, không biết chỗ dừng. Biết dừng lại, ta sẽ chế ngự được nó. Ở chừng mực nào đó, nếu thực sự muốn thì ta sẽ làm chủ được tâm.
Vì vậy, làm việc với tâm là một cách giảm tham dục. Quá nhiều tham muốn gây nên chướng ngại trong cuộc sống của ta. Nếu không muốn mắc phải chướng ngại thì phải tri túc, phải biết kiểm soát tâm.
Vì còn dịp trao đổi về chủ đề này, và bây giờ không đủ thời gian nên tạm dừng ở đây. Có một điều cần nhấn mạnh: ngày nay trên thế giới nhiều học giả thừa nhận rằng Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo. Đạo Phật là một nền giáo dục vĩ đại. Điều đó được nhiều người công nhận. Nghiên cứu Phật giáo là một cách học tuyệt vời. Nó giúp ta thành một người tốt, trung thực, nhu hòa, từ ái và bi mẫn – một điều rất quan trọng và rất cần thiết. Trong thế giới hiện đại này - một thời buổi rất dữ dằn - thiếu một nền giáo dục như vậy con người có thể làm những điều đồi bại tới mức vượt ngoài sức tưởng tượng. Nghiên cứu Phật giáo là một việc rất bổ ích, có ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi người.
---ooOoo--- talk on 12.10.2012 Many of you are familiar with Tibetan culture, Tibetan Buddhism, have met with Tibetan lamas, and taken lessons from them. So, you know Tibetan tradition well. Still, Tibetan and Vietnamese traditions are different and there are some new things we can share. You can learn and I can learn something. So, I think you make questions and I’ll answer. This is a good way of learning from each other.
Even though [we are from] these two traditions we have the same way of understanding Buddhism and teaching of Buddhism - Dharma. What is Dharma? Dharma is something good and Dharma makes things good. Dharma is always virtuous. Dharma is virtuous at the beginning, the middle and the end. That is Dharma.
What makes Dharma virtuous at the beginning, the middle and the end? This is Compassion, Bodhicitta and Good Action. These things make Dharma virtuous at the beginning, the middle and the end.
There are similarities between different traditions, different religions. For example, other traditions also talk about Emptiness. Also, different traditions see loving kindness as something very important. The way Buddhism describes Compassion is much broader, wider and correct. It’s because Buddhist people see all sentient beings as equally important. Some other religions may see human beings as most important and other beings are not much important; other beings are for humans and human beings are the king.
In Buddhist tradition we don’t see it that way. We see all sentient beings as equally important because all of them have Buddha’s nature. All sentient beings depend on each other for their existence. All of them want to survive, to exist and to be happy. So, all of sentient beings are very important in our Buddhist tradition.
In Tibetan monasteries monks have to study 5 subjects. And this is the difference between Tibetan and Vietnamese traditions. In Tibetan monasteries monks have to study 5 subjects such as: first – logic. This is very important in Tibet. Then they have to study Madhyamika (the teachings of Madhyamika tradition), Prana-paramita, Amitabha teaching, and monastic disciplines of Hiayana tradition. These are the five subjects that monks have to study in Tibetan monasteries.
Tibet is a Buddhist country. Most of the people there are Buddhists and they are very religious. They also study Dharma and practice Dharma but they do not go to too many things. It’s because they have their own families to support, have issues to take care of and responsibilities to take so they do not have as much time for Dharma practice as monks do. Dharma teachers also give teaching to the public but usually in a more simple way. They teach very practical, very useful and essential things. They talk all the time about Compassion, Loving kindness and Cause and Effect. These are very important subjects for population and for lay practitioners in Tibet.
Generally speaking, a scholar is something very different from a Dharma practitioner. There are many very smart, knowledgeable scholars who are still wandering in samsara, not able even liberate themselves from negative thoughts. It’s not enough only to understand Buddhist teachings. To be a good Dharma practitioner one must practice. One must develop Compassion, train his mind and liberate himself from negative thoughts, and dualistic thoughts. This is the unique way of becoming a real Dharma person.
Whoever wants to be a good Dharma practitioner must go through this way, must take this path of real Dharma. Otherwise, you can be a smart scholar but still wandering in samsara, still suffering and not able to get liberation. It’s because many things, many problems arise in your mind that you are not aware of.
To really practice Dharma one should know that Dharma is something easy, simple to talk about but difficult to do. For this reason, every lama, every Buddhist teacher always teaches the same things, mentions the same thing to their disciples, over and over again and again. It’s because they have good reason for that.
Ordinary people and Dharma practitioner in Tibet know Amitabha’s practice. In Vietnam and in China you also do the practice of Amitabha. The teaching of Amitabha Buddha on how to take rebirth in Shukhavati land of Amitabha Buddha is very popular and important in Tibet, also. This is a very good and simple and very powerful practice that people should do. It’s because of our conditions, our mental faculty and power that it’s difficult for us to get liberation directly in one life. Compared to that path of taking rebirth in Shukhavati Land is easier way. Therefore, to practice Amitabha is very good.
Shukhavati Pure Realm is a place with no problems that we have in our world - something that we have in our body and mind. In the word Dewachen “De” means “Bliss” – the opposite of suffering. Shukhavati has great qualities and many people want to go there. For that reason, they recite Amitabha’s mantra or His name repeatedly. This is the condition for someone to take rebirth in Shukhavati. But sometimes it’s not enough just to recite Amitabha’s name. There are four conditions for one to take rebirth in Shukhavati, which we should know. We should be aware of these four conditions for taking rebirth in Dewachen.
The four conditions are mentioned in Shukhavati Sutra by Shakyamuni Buddha. The first condition is called "supportive" which means to support the practice. We have to visualize Amitabha Buddha. How do we visualize Him? We should know His style. What is His appearance? What clothes does He wear? We should also know His aspiration and know Dewachen very clearly. There are many payers for taking rebirth in Dewachen. One of the most popular, most simple, easy and clear is the prayer by Kama Chagme. There are translated versions of this prayer in English, Chinese and Vietnamese. It’s very powerful and useful.
Amitabha in Sutra tradition usually has red color, one face, two arms. He wears three Bhikkhu robes, sitting on a jeweled throne on front of Bodhi Tree with all the decoration. The Great Bodhisattva Avalokiteshvara is on His right side. Bodhisattva Vajrapani is on the left side. Amitabha is surrounded by hundreds of thousands of Bodhisattvas and other high beings in the Realm of Shukhavati. We think of and visualize Amitabha in front of us.
When we practice Amitabha it’s not enough just to recite the mantra. As I said earlier we should be aware of thoughts and motivation in our mind. While somebody is doing Amitabha practice he should focus his mind on the visualization. But the way we usually do is not like that. Most of people have lots of distraction and thoughts going on in their mind. So reciting mantras they think of other things like husband, wife, family etc. It’s not good. Therefore, we need to be concentrated. How can we do that? We focus on visualization of Amitabha and try not to lose that visualization.
Second cause is to do purification and accumulation in front of Amitabha. How do we do that? There are many ways. It’s taught in Shukhavati Sutra that one can do Seven Branch Prayer: prostration, offering, confession (purification), rejoicing, requesting Guru or Buddhas to turn The Dharma Wheel, requesting them not to stay and dedication.
This is the foundation: to develop Bodhicitta and compassion. To recite the mantra is not enough and we have to develop Bodhicitta. One has to do that not only for oneself but also for others. Bodhicitta is a kind of motivation. “Bodhi” means "enlightened" and “cita” is "heart". “Bodhicitta” is "enlightened heart". What is "enlightened heart"? It’s very pure. Why do we say that heart is pure - a bodhi-heart? It’s because our hearts are not like that. They are very negative, full of selfishness and selfish thoughts. Because of that they are not pure. But the hearts of high beings like Amitabha or Avalokiteshvara are very pure. They are not selfish so they can think of others all the time. [Unlike them], we think mainly about ourselves. We have to develop enlightened heart - Bodhicitta. How do we develop it? We have to think of all the sentient beings and wish them to be liberated from samsara and reach Buddha-hood.
The fourth cause is called the helper to that practice. We say a lot of aspiration. We say: “May I be reborn in Shukhavati. May all sentient beings take rebirth in Shukhavati.” We say that over and over again many times. We say that with strong intention. And then we dedicate all good actions we have to the taking rebirth in Shukhavati of all sentient beings. These are the four causes for one to take rebirth in Shukhavati.
Compassion, bodhicitta are very important for the practice of Amitabha. It’s very important, very useful to develop these qualities. No only for Dharma practice but there are problems and issues for which development of these qualities is also very useful. We can see that many people do not have kindness or bodhicitta at all. These people are not happy and wrong things always happen with them. Most of the time they are in bad moods and they can be very aggressive, very selfish. Bodhicitta and compassion can help to reduce these negative emotions. These qualities can make one’s mind pure and make one a good and peaceful person that many people appreciate, admire and want to be like them. We do not want to be like those who are negative, mean, and aggressive. So, compassion, kindness and bodhicitta are the qualities we should develop as much as we can.
Question: Buddhism appeared in this world 2556 years ago. Since then so many schools and branches have been established. In Buddha’s time were there so many of them? Answer: Actually yes. Buddhist tradition in India has four main schools. These schools have their branches also. For example, Madhyamika has four schools. That’s normal because Buddha’s teaching is great, very broad so the ways people understand [the teaching] are very different. So there appeared this school and that school. But every school tries to reach the right view of Buddha’s teaching. So that’s ok to have different branches. People’s mental faculty is very different so there are so many schools and branches. But the goal is the same: how to reach liberation. That’s karmic connection. Why there are so many branches? The answer is: because there are different karmas.
Question: Should a Vajrayana practitioner go through ngondro practice? Is it appropriate if he doesn’t practices ngondro and does only Tara, Medicine Buddha or Amitabha and so on? Answer: Why there is Vajrayana? Vajrayana is for those who are fortunate enough to reach liberation in a quicker way. There are many levels of Vajrayana teachings and practice, for example Mahamudra or Dzogpa Chenpo. To practice Mahamudra or Dzogpa Chenpo one should go through preliminary practice. This is preparation that creates the condition and the cause for one to reach liberation. Without those condition and cause it’s almost impossible to reach realization. Therefore, ngondro is more important for that kind of practitioner. So, the answer is “Yes”. If one wants to practice, for example, Green Tara or Medicine Buddha the requirement for that is to receive relevant initiation, teaching on that and instructions on that. Then one is able to do the practice. But not teaching on the nature of mind. If one wants the practice that introduces [him] to the nature of mind he has to go through preliminary practice (ngondro).
Question: In Vajrayana there are different Yidams. How can I know which Yidam I should practice? Answer: This question is very common. It’s asked by many people. It’s not that easy to say “do this” or “do that”. How to know which Yidam one should practice? There are a few ways to know, at least two. First, the Yidam is introduced by the disciple’s Guru. The second way: it happens naturally. Someone may just say: “Oh! This Yidam is good. I want to practice.” Or some people have dreams [while] some other ones have special feelings when they hear the names of the Yidam. These are two main ways to choose the Yidam, i. e. the two main [kind of] karmas.
There’s another way, very common way of understanding Buddhas and Yidams. All Buddhas and Yidams have endless Compassion and Wisdom, endless power to help sentient beings. So, practicing whatever Yidam will bring a lot of benefit and a lot of good things will happen. There is Buddha of Longevity, Medicine Buddha, Buddha of Activity, and Buddha of Wisdom. If someone looks for longevity it’s ok to practice Buddha Amitayus. By practicing Buddha Amitayus one can reach liberation. We can choose Yidams in this way. If someone wants to succeed in this life, for example in business, he can practice Green Tara or Orgyen Dzambhala. Those who need wisdom can practice Manjushri or Sarasvati. This is a very common way to choose a Yidam.
Question: Today Buddhists do not know about 14 samaya of Vajrayana. Could You please give teaching on this to us and let us take the samaya. Answer: (laughing) Everyone likes to take vows very much. But people don’t like samaya very much. This is a great subject. Vajrayana or Dharma practice is all about samaya. For example, when I talked about how to practice Amitabha the four conditions I taught are kind of samaya. It’s because if you don’t do that there’s no way to get success; there will come problems. If you do that you’ll succeed in your practice. Therefore, I said Vajrayana or Dharma practice is all about samaya. 14 samaya in Vajrayana are very important but to talk about that we need more time.
What is samaya? The meaning of samaya is to take commitment that we’ll do this or that. When someone says: “I practice compassion” the samaya for that is: not to have anger, aggressiveness, or hatred. Hatred, anger and selfishness are obstacles to practicing compassion. Therefore, samaya means someone saying: “I’ll do this, I’ll not do that.”
Someone says: “I practice Vajrayana.” What does that mean? That means: I establish the nature, the purity of the mind. That’s the general meaning of Vajrayana. The saymaya is: “I’ll not create more negative thoughts, negative thoughts to other people, other phenomena and other things.” This is one of the most important parts of Vajrayana practice. That’s very general. There are many samaya but you can take just one, or two or three. I’ll see Guru as Buddha, listen to Guru. I’ll try to remain, to rest in wisdom, in the mind of Guru.
Samaya is a Sanskrit word. Its meaning is “keep commitment”. In Tibetan language it is “Tamsit”. “Tam” means to say “I’ll do this or I’ll do that”. And then you keep that. That’s what “tamsit” is. That is samaya. When someone says: “I’m practicing Buddhism.” You ask: “What Buddhist tradition are you practicing, Hinayana or Mahayana?” If he says “Mahayana” then, naturally, that means “I’m practicing compassion.” That’s the meaning of Mahayana. Saying so means “I’ve taken commitment that I’ll try to see all sentient beings my parents; I would be kind to them like a mother.”
Samaya is something important and something you don’t know much. I’m practicing compassion but I want to be angry. That’s not ok. When you are upset with somebody, you are angry with somebody you have broken samaya - samaya of bodhicitta, compassion.
Here is “Words of My Perfect Teacher” by Patrul Rinpoche. He’s a very good teacher that teaches you how to develop bodhicita, compassion, kindness, how to see things correctly, how to see other people. People should have some time, put some efforts to read this book. It will give you very good lesson. You’ll see very clearly how selfish we are, how angry we are. You can see that very easily reading this book.
The author of this book, Patrul Rinpoche, was a very famous Dharma practitioner. He was accepted by all Tibetan traditions. Even great masters agree that he was a great Dharma practitioner like Milarepa. H H Dalai Lama mentions Patrul Rinpoche many times. The teaching of Patrul Rinpoche is very direct and clear. He uses very simple vocabulary so that ordinary people can understand. I don’t know what about the Vietnamese translation but in Tibetan language it is a very clear and simple teaching; vey simple way of teaching.
Patrul Rinpoche was not rich or famous for having many disciples. But He is famous for His style which is different from that of other people. He’s direct and humble. He criticized all lamas who were arrogant. This is His picture. There is a question to this picture. Many people whether this picture is Patrul Rinpoche or not. It’s because this lama wears something very nice. So, they say this is not Him as He used to look like a beggar.
I’ve talked about Patrul Rinpoche. People who want to practice Dharma, no matter what tradition you are from, what your lineage is, can benefit a lot if you read the book “The Words of My Perfect Teacher”. It teaches you how to practice real Dharma, how to establish renunciation, how to develop compassion and bodhicitta, how to understand samsaya, understand your life, how to deal with issues and problems in your life. There is a lot of wisdom, intelligence and understanding in this book. It’s a great book to read.
As I mentioned earlier Patrul Rinpoche was very popular. All Tibetan schools and traditions accept that He was a great master, a great, genuine and honest person. He was not only a great Lama but, they accept, also a very humble and very honest. He had very little attachment to this life. His life was fully dedicated to Dharma. All traditions of Tibetan Buddhism accept He is as great as Milarepa. The Great Treasure Revealer Jamyang Khyentse Wangpo, who is one of the most important Treasure Revealer in Tibet, a very high realized being in history of Tibet, composed a prayer for Patrul Rinpoche. He wrote a very nice, beautiful and long prayer and said to one of His disciples who was in charge of publishing this payer that he could show the text to Patrul Rinpoche only after he had finished the publishing. Otherwise He would destroy it. The disciple was not able to do as instructed. Patrul Rinpoche learned about that and threw the prayer into the fire.
But the disciple had already learned the text by heart and managed to save it. Patrul Rinpoche is externally emanation of Shantideva, internally emanation of the Great Mahasiddha of India Saraha. Secretly, He is emanation of Avalokiteshvara. Patrul Rinpoche is a great high being and very special emanation.
Question: Where are we going after death? Could You please talk about the Tibetan Book of the Dead. Answer: I think where we go after death depends on where we want to go. If we want to go to a better place we have to prepare. For Dharma practitioner doing Dharma practice is a good preparation for a better place after this life. That is the general meaning of Dharma practice. In our Buddhist tradition there is teaching about what place is better to go and what place to avoid. So, Buddha’s teaching gives good instructions, direction about where to go and where not to go.
In the Teachings on bardo there are six bardos, maybe 3 or 4 ones. [The time] between this life and the next life is a bardo. In general, "bardo" is whatever is between some other things. Dream is another bardo (dream bardo). When we meditate focusing on some object this is another bardo (meditation bardo). When we are sick and the disease takes away our life; from that moment until the breath stops this is bardo of death moment. To understand bardo well takes a lot of practice. In daily life you should think everything in this life is like a dream, everything is illusion and we are living in a dream. Even though we are awake now but we still think all the visions, the appearances are like a dream. This is a way of understanding bardo. It’s because if we have strong attachment to appearances of this life there is no way to recognize illusions in the Bardo. Therefore, a method to understand the Bardo is to think everything [in this life] is a dream. This is how to train your mind to understand Bardo well. Another way is to reduce dualistic thoughts, attachment, grasping in your mind. This is a simple and practical way to deal with Bardo [state].
Teaching on bardo is a very great subject and takes a lot of time to teach. To understand that teaching one has to have some basis, some condition and preparation like preliminary practices. That teaching is related to Dzopa Chenpo teaching. To understand real meaning, real nature of bardo one must understand the nature of mind. Everything in the teaching mentions emanations of mind. That teaching is based on the teaching of Dzogpa Chenpo therefore to receive that teaching one has to go through preliminary practices. I, for example, teach six bardos in my monastery in the witer. I give that teaching for three months or sometimes 100 days. It’s a very long, profound, complete, very beautiful, practical, blissful and powerful. So, if anyone wants to know and to practice they should prepare for that. When the karmic conditions get together then there will be chance to receive that teaching.
Five of the six bardos belong to this life. [The teaching on] the fifth bardo – the bardo of luminosity, bardo of Dharmata – is mainly about the nature of mind. So, if one takes a lot of practice on nature of mind or other Vajra practice then there is high chance for him to reach liberation in the bardo of Dharmata right after the moment of death. So, it takes a lot of experience, a lot of efforts to be able to do that. Therefore, one must have a lot of practice.
Question: How should we, beginners, divide time between mantra reciting and meditation? Answer: Life of a Dharma practitioner at whatever time is practice. But in this kind of society, in busy life it is difficult to use most of our time to practice Dharma. So, we take part time to practice Dharma. In the morning if one gets up early then wake up with understanding and remembering the meaning of life and impermanence of life. To refresh your mind think of impermanence. Think because everything is impermanent so I don’t have much time to do something for myself. So, I want to do useful things, meaningful things, which is Dharma practice. So, the first thing to remember is impermanence.
Remember impermanence is very important. I have to practice Dharma because I have a lot of negative karmas so if I do otherwise then when death comes I’ll go to low realms, to bad places. I want to be a better [person], to have more freedom. So, reflection on impermanence is great practice and we do whenever we can. If you have a ngondro text then use it. You know how to begin, for example, the taking refuge part or developing bodhicitta part. This is written in the text and you follow it. Try to think of and remember the meaning while doing practice.
Question: Do we have sadhanas for the practice of Amitabha? Do we need to use ngondro text for this practice? Answer: There are many sadhanas of Amitabha in different traditions. There are a few sadhanas in Lama Sang’s Treasures. Visualization belongs to Vajra Yana tradition. Generally speaking ngondro or Guru Yoga is a very important part for Dharma practitioners especially for Vajra Yana practitioners. Vajra Yana requires the practice of Guru Yoga all the time. Being in the wisdom, the mind of Guru is essential in doing Vajra practice. So, Guru Yoga is very very very important.
Practitioners like Patrul Rinpoche for example – He practiced Guru Yoga every day. Sometimes He practiced Amitabha, Manjushri or other Yidam but before doing that practice He started with Guru Yoga. So, Guru Yoga is daily practice for Vajrayana practitioner all the time and for all traditions. Not only in Tibetan tradition but also for those masters, like Mahasiddhas of India such as Tilopa and Naropa, this is also their tradition. They taught us how to do things. They gave us their teachings and showed us their tradition. So, this is important not only in Tibet but in India as well.
Question: Could You please let us know what Amitabha’s mantra is? Can You teach us how to practice so that mantra recitation could be effective? Answer: If one tries to does that, the 4 conditions, and to think of Amitabha and the Pure Land and in front of that does accumulation, purification, develop bodhicitta and a lot of aspiration to achieve that [goal] then those 4 conditions will make his/her Amitabha practice vey successful.
How do you do mantra recitation? You say the name of Amitabha: “A Zi Da Fat” (laughing). You are calling Amitabha while repeating His name. Why do we repeatedly calling His name? The reason is we are making very close connection with Amitabha. I call You, You pay attention to me, help me, give me blessing and give me power. This is the meaning of repeating Amitabha’s name. In Chinese people say: “Namo A Mi Ta Fo.” “Namo” means you pay respect, you do prostration to Amitabha. Why do we respectfully call Amitabha. It’s because you have strong devotion to Amitabha so you are calling repeatedly to Him. What does that devotion bring? Only that devotion [can] bring you to Amitabha very closely and Amitabha to you in a very special way. “Namo” represents devotion, respect in mind, which is very important. So just saying the name is not enough. But saying the name respectfully, saying with devotion, with faith and this make a big difference. It brings a lot of blessing. That makes prayer vey successful.
What is the meaning of “Amitabha”? What does that mean – the name of the Buddha? “Amitabha” means “light”, “brightness” (Of course there are many [kinds of] lights. There’s sometimes very little light (laughing). Amitabha’s light is countless, immeasurable. Is it regular light like the sun or the bulb? No. It is measureless light of Wisdom, Power, Activity, Compassion, Bidhicitta and Quality. This is boundless, countless light of Amitabha.
Question: Could you let us know if Shukhavati Land exists somewhere or it just exists in our mind, in visualization? Answer: Amitabha’s Land does not exist in this Universe. It exists, however, not only in mind but does exist in reality. It’s in a different place. In the prayer of Shukhavati by Kama Chagme or in Shukhavati Sutra it is said that the Pure Land of Amitabha is very far from here to the West – countless worlds. After you pass countless universes you reach to Dewachen. But to go there we travel mentally, not physically. We do not take airplane, car or motorbike. The travel there is very short, very quick.
Question: How can we decide what master is our Guru? Answer: I think karmic connection makes a master one’s Guru. Karmic connection is very important. Generally speaking, there are many requirements for a master. A master has to have a lot of qualities. He has to be qualified, which is mentioned in different texts. If you want to search for a master, search for his qualities; if the master is knowledgeable of Dharma, compassionate, kind and honest; if he acts according to Dharma. Or does he do something very bad all the time. We have to know different things related to the master. In the Buddhist traditions in China and Vietnam the ways people do are very different. The people here do not have means to really investigate the master. They receive teaching and empowerments first and then make judgments. That is too late. That is a way of making mistakes. That is not good. So before making Dharma connection one should investigate and should know about the master well and then go from there. How do we know that one is our Guru? Once you have established Dharma connection then of course that is your Guru. This is one thing. If the master is qualified, compassionate, and knowledgeable of Dharma and he acts according to Dharma then it is ok to take as your Guru.
But here it’s very different. In China and the US also, some people having received lots of teaching from a master and then say: “Oh, I don’t like this master.” It’s not ok to say things like that because you have already received lots of teaching from him. So, if you want to say that you have to say that before you make Dharma connection. Then that makes you pure. If you say that afterward that makes you bad. That’s called breaking samaya.
The word “Guru” is very heavy. “Guru” means somebody higher than anyone else. What makes a Guru special? The knowledge, the wisdom, and the compassion of the Guru make him higher than anything else. To be somebody’s Guru is not easy. To be somebody’s disciple is not easy either. It’s because to be a disciple, a practitioner of Dharma one has to have many conditions: honesty, understanding, knowledgeable, hard work … These things make one a real disciple.
Without all these [qualities] and having no knowledge to distinguish between good and bad one jumps doing things in a stupid way. That is not a good disciple. And if somebody is dishonest - he/she sees some qualities of Guru but doesn’t tell the truth. He/she tells something [totally] different criticizing and putting in more things this is not an honest way. This is a very bad disciple. So, to be a disciple one has to have some qualities as well.
Question: Nowadays images of sex are advertized everywhere and all means of communication are used for this. How can we protect our mind. Answer: Buddhism has methods to tame one’s mind. It’s because people have very wild mind and distracted mind that is attached to many things and that has a lot of desire. Buddhism teaches us how to reduce desires. It teaches people to have contentment, satisfaction, which is very important. People lose qualities of their mind having too much desire. We have to check with our mind all the time. And to say to ourselves: “This is enough, otherwise it’s too much.” So that’s how we should put limit to our desires. We have to know the power of desire, attachment. If we let it go then it will go [further] endlessly. If we stop here then we’ll be able to put limit because we somehow can control our mind if we really want to. So I think to work with mind is a way to reduce desire and attachment. Having too much desire creates obstacles to one’s life. If we do not really want to have that kind of obstacles we have to put limit and control our mind.
Since we have chance to talk about this in the few following days and since we have no time to listen, to talk, to make questions that is enough for today. We can stop here. And the last thing [to talk] is nowadays in the world many scholars agree that Buddhism is not only as a religion but it’s a great education. Buddhism is a great education. It is accepted by many scholars and people. Studying Buddhism is a great way of learning that makes one a good person, an honest, peaceful, compassionate and kind person, which is something very good and necessary. In this modern time, very tough time without having this kind of education people can do such bad things that are beyond our understanding. To study Buddhism is very meaningful and useful for life and people.
This is the end of the teaching on 12th Oct. 2012.