Trang chủ »»
Họ vãng sanh Tịnh độ nhờ tín tâm với Guru
Các học trò đã mất của thầy hầu như đều đang ở các cõi Tịnh độ tận hưởng hỷ lạc. Họ không sinh về đó bởi sự chứng ngộ hay các trạng thái kinh nghiệm trong thực hành Trekchod hoặc Togal (các pháp tu Đại Toàn Thiện), mà chính bởi niềm tin với thầy, bởi những lời cầu đến thầy mà họ có thể sinh về đó!
Cúng dường Guru bằng việc hành trì tu tập là làm theo trọn vẹn lời Thầy dạy
Có ba cách cúng dường cho Bổn sư: cúng dường vật chất, cúng dường công sức phụng sự Thầy và cuối cùng là cúng dường sự hành trì tu tập. Nhập thất hành trì tu tập chính là cách cúng dường cao quý nhất đến các Ngài.
Không có vị thầy nào hơn vị thầy nào, chỉ có vị thầy có duyên với mình hơn mà thôi
Tại sao các con lại có sự kết nối với Bổn sư? Đơn giản là vì có sự liên kết về nghiệp với Ngài. Không có vị thầy nào hơn vị thầy nào, chỉ có vị thầy có duyên với mình hơn mà thôi. Điều này rất rất quan trọng. Nếu như chúng ta không làm được điều này thì không phát triển được đạo Phật. Nếu không làm được thì cái chúng ta gọi là đạo Phật là không chính đáng, cái chúng ta gọi là tu cũng không chính đáng.
Guru Yoga là pháp tu thù thắng để phát khởi tâm chí tín thành thấy Guru là Phật
Guru yoga là một phương pháp hay phương tiện thiện xảo để phát sinh trong chúng ta lòng sùng mộ mãnh liệt khiến ta nhận ra Đạo sư chính là vị Phật mà không cần cố gắng.
Guru có đủ năng lực để giúp đệ tử hoàn thành ước nguyện khó khăn nhất
Guru hoàn toàn có đủ năng lực để giúp đệ tử hoàn thành ước nguyện khó khăn nhất. Ví dụ như ước nguyện tăng trưởng Bồ Đề Tâm hoặc phát triển hạnh xả ly. Vị Thầy còn giúp các con phát triển tâm từ bi và tâm chí thành chí tín với Tam Bảo.
Giáo lý và Pháp tu phải được trao truyền từ một vị Đạo sư - không thể chỉ tu theo sách
Tác giả: Sonam Rinpoche
Thưa Thầy, con chưa được truyền Pháp nhưng đã thực hành Pháp Bổn sư Du già theo sách Tạng Thư Sinh Tử hơn 6 năm nay. Con đã có nhiều ấn chứng tốt đẹp như các linh kiến và thọ nhận những giáo lý từ Đức Liên Hoa Sanh. Xin Thầy cho con lời khuyên.
Không có Thầy, hành giả không đạt được thành tựu phương diện nào cả
Trong truyền thống Kim Cương Thừa, lời gọi đầu tiên của hành giả bao giờ cũng là lời gọi Thầy. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là: “Thầy ơi! Người thấu suốt tất cả! Thầy ơi! Xin nhớ nghĩ đến con!” Người đệ tử tin rằng Thầy của mình biết về mọi hoàn cảnh khó khăn của mình, và gửi đến Thầy những tâm nguyện thầm kín nhất.
Không kết nối được với tâm Thầy thì nhìn nhận gì cũng trở nên sai lạc cả
Các con phải kết nối được tâm mình với tâm của Bổn sư. Không kết nối được với tâm Thầy, tâm ở rất xa tâm Thầy thì nhìn nhận gì cũng sai lạc cả.
Thực hành quy y là cắt đứt sự vận hành của những việc bất thiện trong tương lai
Tác giả: Patrul Rinpoche
Nếu bạn nỗ lực thực hành quy y Tam Bảo, tâm thức bạn sẽ nhận được nhiều sự gia trì và bạn sẽ phát triển mọi phẩm hạnh tốt lành của con đường đạo, chẳng hạn như bạn sẽ phát triển được niềm tin, có được tri giác thanh tịnh, không còn mang đầy ảo tưởng về sinh tử luân hồi và sẽ quyết định tìm giải thoát, hoặc sẽ phát triển được niềm tin vào luật nhân quả, v.v...
Ngài Jowo Atisa được đặt biệt danh là “Học Giả Quy Y”
Tác giả: Patrul Rinpoche
Không có duy nhất một điều nào trong tất cả những giáo lý Kinh điển và Mật điển mà Ngài Jowo Atisa không biết hay chưa từng đọc. Nhưng Ngài cho rằng trong tất cả những giáo lý đó, quy y Tam Bảo có tầm quan trọng bậc nhất khiến Ngài đã lấy đó làm một chủ đề để dạy đệ tử – tới nỗi người ta đặt biệt danh cho Ngài là “Học Giả Quy Y.”
Toàn bộ mục đích của lòng sùng mộ đạo sư là để nhận ra rằng tâm bạn chính là Phật
Tác giả: Tulku Thondup
Trong hệ thống Kim Cương Thừa, không thể có thực hành nào mà lại không đòi hỏi sự hòa nhập tâm mình với tâm đạo sư. Điều này cho ta thấy nguyên lý đạo sư là nằm ngoài khái niệm độc tài và tư tưởng Khổng giáo trong việc sùng bái thủ lĩnh. Khi bạn sùng bái thủ lĩnh, thủ lĩnh luôn luôn là thủ lĩnh.
Câu chuyện Tổ Jigme Lingpa nhắc lại lời thề nguyện vì lợi lạc chúng sinh của ngài Dodrupchen
Tác giả: Tulku Thondup
Dodrupchen biểu lộ ước muốn được an trụ như một ẩn sĩ. Jigme Lingpa bác bỏ ước nguyện đó, ngài khuyên: “Ta đã ban cho ông giới nguyện của Bồ Tát, lời thề nguyện nhận lên vai trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Nếu ông chỉ vui hưởng sự an bình và hỉ lạc của một hang động, ông có thể từ bỏ các giới nguyện của ông.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.