Trang chủ »»
Thượng sư hiện thân của Tam bảo
Tại sao chúng ta vẫn hay nói người thầy còn quan trọng hơn cả Đức Phật? Đó là bởi vì Thượng sư tiêu biểu cho Phật, Pháp, Tăng và vì Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn nên chúng ta chỉ có thể tiếp xúc và tu học với một người thầy trong hình tướng loài người ...
Tâm chí tín thành quan trọng hơn học rộng biết nhiều
Khi đọc tiểu sử các vị Tổ chúng ta sẽ thấy được tâm chí tín thành quan trọng hơn kiến thức, sự hiểu biết. Nếu không có tâm chí tín thành thì chúng ta sẽ không thể nào đạt tới chứng ngộ, không thể nào đắc đạo. Một ví dụ điển hình là câu chuyện về Ngài Naropa. Ngài Naropa nổi tiếng là vị Pháp sư, một vị học giả học rộng biết nhiều về Pháp. Nhưng tự kiểm chứng bản thân thì Ngài không hài lòng vì Ngài không chứng ngộ, chưa đắc đạo, mà chỉ là...
Ba Cấp Độ Thượng Sư
Thân, khẩu, ý của Thượng Sư có thể được xem như Thượng Sư bên ngoài, Thượng Sư bên trong và Thượng Sư bí mật. Thượng Sư bên trong là sự kiến giải. Tiêu chuẩn của một bậc Thượng Sư là phẩm chất trong tâm chứ không phải ở nhục thân, tiêu chuẩn đó là tinh thần điều phục và sự phát triển tâm. Đây là sự chứng ngộ của bậc Thượng sư chân chính. Chân tướng của một bậc Thượng sư là sự chứng ngộ của chính Ngài. Đây là Thượng sư ẩn tàng bởi vì sự...
Chúng ta luôn nói NHƯNG
Khi không có đủ tâm thành tín chúng ta nói: Đức Phật, hay Guru của tôi, nói như vậy NHƯNG … chúng ta luôn nói NHƯNG. Khi có đủ lòng tin thì sẽ không có chữ NHƯNG, không có sự nghi ngờ trong tâm ta. Ví dụ, Phật luôn nói về vô thường và nhắc nhở không nên lười biếng. Nhưng chúng ta vẫn lười biếng ...
Thượng sư bên ngoài và Thượng sư bên trong
Nếu như không biết mục đích, cách thức của việc tìm cầu Thượng sư giác ngộ cũng như làm thế nào để trở thành một đệ tử chân chính, tôi cho rằng: Hầu như không thể tu tập Vajrayana (Kim Cương Thừa). Từ cách nhìn của thế giới tương đối, bậc Thầy đơn giản là người hướng đạo, dẫn dắt cho bạn phải tu tập như thế nào?
Thầy trò - Thân xa tâm không xa
Sự hiện diện về tinh thần quan trọng hơn sự hiện diện về thân xác. Giữa tâm và tâm không có khoảng cách [vật lý]. Nếu con hướng tới Guru của con với tâm chánh niệm thì tâm tỉnh giác và chánh niệm của con cũng giống như tâm chánh niệm và tỉnh giác của thầy con, không có gì sai biệt. Ta [cũng như các bậc thầy khác] không bao giờ quên nghĩ tới các đệ tử của mình và bao giờ cũng thương yêu họ. Bất cứ khi nào con nghĩ tới thầy con thì tâm con và tâm ngài là một ...
Đôi lúc việc tu không tốt như ta trông đợi vì thiếu nhân duyên như: tín tâm, hiểu biết, trung thực, tinh tấn
Nhiều người trong số các bạn đã nghe về đạo sư vĩ đại Milarepa, nhiều người đã đọc tiểu sử của Ngài. Vì vậy chắc các bạn hiểu Ngài đã phải trải qua vô vàn gian khó như thế nào để thọ nhận giáo lý chân truyền, thậm thâm vi diệu từ Guru của Ngài. Và có nhiều bậc đạo sư cũng đã phải trải qua vô vàn gian nan, thừ thách như Đức Milarepa. Như vậy để thọ nhận giáo lý chân truyền thậm thâm người tu phải trải qua nhiều khó khăn. Người tu phải chấp nhận...
Bổn sư bên ngoài và bên trong
Ở đây có hai khái niệm là bổn sư bên ngoài và bổn sư bên trong. Cần phải biết bổn sư đích thực là ai. Bổn sư đích thực chính là tâm của mình chứ không phải bổn sư bên ngoài. Bồ Đề tâm chính là vị thầy bên trong của con. Nhận ra bản tính chân tâm của mình là trở về với vị bổn sư bên trong ta...
Trừ phi con theo một vị thầy tâm linh, người nào khác con theo chỉ là một người hướng dẫn vào thêm trong sanh tử
Trừ phi con gom góp hai sự tích lũy, bất cứ thứ gì khác con góp nhặt chỉ trở thành trò gian lận của Ma. Trừ phi con theo một vị thầy tâm linh, người nào khác con theo chỉ là một người hướng dẫn vào thêm trong sanh tử. Trừ phi con nghe lời dạy của thầy con, người nào khác con nghe chỉ là một cố vấn làm con sa đọa.
Người có tín tâm với đôi mắt trong sáng có thể nhìn thấy Tổ Vimalamitra thị hiện
Tác giả: Tulku Thondup
Những người có tín tâm tin rằng nếu đôi mắt tâm linh của quý vị trong sáng, quý vị có thể nhìn thấy ngài bằng xương bằng thịt tại Ngũ Đài Sơn. Có nhiều sự kiện nhìn thấy và thọ nhận giáo lý từ Vimalamitra tại Ngũ Đài Sơn. Khi tôi còn trẻ, tôi đã nghe nhiều câu chuyện từ vị Thầy Kyala Khenpo Rinpoche của tôi. Đây là một chuyện tôi có thể thuật lại:
Tên tôi là Liên Hoa Sanh - xứ sở của tôi là pháp giới vô sanh
Tác giả: Tulku Thondup
Trên đường trở về, sau khi đã có những viên ngọc và cũng phục hồi được thị lực nhờ năng lực của những viên ngọc, nhà vua và vị thượng thư nhìn thấy một đứa trẻ khoảng tám tuổi đẹp lạ lùng đang ngồi trên một hoa sen nở giữa Biển Sữa. Hết sức kinh ngạc, nhà vua hỏi cậu bé: “Cha mẹ của ngươi là ai? Ngươi thuộc dòng dõi nào? Tên ngươi là gì? Ngươi ăn gì? Ngươi làm gì ở đây?” Để trả lời cậu bé hát những vần kệ sau đây bằng một giọng thật...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.