Chúc Thư Cuối Cùng của Garab Dorje: “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”
từ “Những Giáo Lý Để Lại Sau Khi Chết của những bậc Vidyadhara”
Những Chữ Vàng:
Ở đây chứa đựng “Bốn Giáo Lý Để Lại Sau Khi Chết của những bậc Vidyadhara, cùng với một Phụ Lục”. ÷
(Về phần cái đầu tiên trong những bản văn này Ở đây chứa đựng “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”, theo đạo sư Prahevajra (Garab Dorje). ÷
NAMO GURUVE ÷
Kính lễ đức tin này, lưu xuất từ sự thấu hiểu trạng thái của tánh Giác tức thời nội tại của chính mình. ÷
VÀO ĐỀ
Trạng thái này của tánh Giác tức thời nội tại (Rigpa) là vô sanh và tự hữu. Cách thế hiện hữu của nó tiêu biểu tinh túy và tinh túy này là Nền Tảng Bổn Nguyên. Bất cứ nơi đâu có những hình tướng xuất hiện dù khác biệt đa thù, nó đáp ứng không gián đoạn và không ngăn ngại. Hơn nữa, mọi sự, mọi hiện tượng xuất hiện và hiện hữu, đều khởi lên (tự toàn thiện một cách tự phát) ở trong Pháp thân. Bất cứ hình tướng xuất hiện nào biểu lộ trong đó đều trực tiếp được giải thoát sau khi chúng sanh khởi nhờ sự hiện diện của trạng thái của tánh Giác vốn sẵn của chính mình. ÷
Thực nghĩa của điều này: Tất cả mọi trạng thái giác ngộ đều gồm trong cái hiểu biết bất nhị, nó là tánh giác bổn nguyên (ye-shes) hiện diện trong lòng của tất cả chư Phật, thật ra được bao hàm trong trạng thái đơn nhất duy nhất này của tánh Giác Rigpa tức thời nội tại vốn sẵn trong mỗi một chúng sanh. ÷
Để khai thị cho Manjushrimitra, đã té bất tỉnh trên mặt đất (khi đạo sư của ngài đã làm tan biến thân thể vật chất vào hư không lúc chấm dứt cuộc đời trần thế), Upadesha này, hay giáo huấn bí mật, gồm “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”, được phát lộ bởi đạo sư Prahevajra (Garab Dorje). Với mục đích xóa sạch mọi ý niệm liên hệ đến sanh tử lẫn niết bàn (trong tâm thức của đệ tử), nghĩa là xóa sạch mê tín của đệ tử rằng cái này hay cái kia thực sự tự hiện hữu về phần riêng của nó, chúc thư cuối cùng cực kỳ tuyệt hảo và biểu thị rõ ràng này được phát lộ vào lúc chết của đạo sư. Nó cần được cất dấu và giữ gìn trong chỗ sâu thẳm nhất của lòng con! ÷
A ÷
Thật vậy, trạng thái này của tánh Giác tức thời vốn sẵn thì siêu vượt mọi ý niệm, là cái gì vô sanh và vô điều kiện. ÷
BA TUYÊN BỐ
ATI ÷
Upadesha này, không ngần ngại phát lộ trạng thái của tánh Giác tức thời vốn sẵn, tánh Giác này là khả năng của Nền Tảng Bổn Nguyên hay Pháp thân, là như sau: ÷
“Người ta được trực tiếp đưa vào thật tánh của chính mình”, nghĩa là, người ta được đưa một cách trực tiếp và tối hậu vào khuôn mặt thực sự hay bản tánh thực sự của chính mình, nó là tánh Giác vốn sẵn, trạng thái hiện tiền thanh tịnh tức thời (
rig-pa). Và hơn nữa, bản tánh của nó được phát lộ, thật ra là trọn vẹn thanh tịnh từ vô thủy. Chính duy nhất trạng thái này của tánh Giác tức thời xưa nay được giới thiệu ở đây, trong cùng một cách, như chẳng hạn sự sân giận có thể được giải thoát bởi tự chính nó. ÷
“Người ta trực tiếp xác quyết trạng thái đơn nhất duy nhất này”, nghĩa là một người trực tiếp khám phá cho chính mình (giữa một số lớn những kinh nghiệm khác nhau) trạng thái đơn nhất và duy nhất này của tánh Giác vốn sẵn, trong đó người ta tỏ biết thấu suốt mọi mặt, mà không có cảm giác nào về nhị nguyên chủ thể đối tượng còn sót lại. ÷
“Bấy giờ người ta trực tiếp tương tục tin vào giải thoát”, nghĩa là người ta tiếp tục trực tiếp ở trong trạng thái tham thiền với sự tin tưởng trọn vẹn vào tiến trình tự động của tự-giải thoát (của bất kỳ tư tưởng và hình tướng nào khởi sanh). Và vì thế, tánh Giác của chính mình thấy nó vốn được giải thoát nơi chính nó (không có bất kỳ một can thiệp nào bởi trí năng phóng dật vô bổ hay bởi cái gì ở ngoài chính nó). ÷
Không có một chúng sanh nào, về mặt tự biểu lộ của tánh Giác vốn sẵn này, không thấy mình vốn giải thoát. Trạng thái hiện hữu cá nhân mình (hay thể trạng của tỉnh giác bên trong) ở một mặt và những trạng thái của những sự vật khác trong thế giới bên ngoài trình diện với thức của người ta như những xuất hiện tình huống bên ngoài, ở mặt kia, được gặp gỡ lẫn nhau và trở thành hòa nhập. (Điều này biểu thị một trực giác trực tiếp tức thời không có bất kỳ nhị nguyên chủ-khách nào, một tỉnh giác bổn nguyên.) Nhưng ở đây cá nhân không thấu hiểu điều này, bấy giờ chính mình và những sự vật khác (cái “tôi” là tỉnh giác bên trong của chính mình, và “những cái khác” là những tình huống xuất hiện bên ngoài) được tri giác như là sanh khởi trong cách thế nhị nguyên chủ thể bên trong và đối tượng bên ngoài. ÷
Upadesha đơn nhất này, hay giáo huấn bí mật này cho tự-giải thoát tức thời và thẳng tắt là duy nhất (trong mọi con đường tâm linh đến giác ngộ), và không có cái nào đối lập với nó. Chỉ một mình nó là đủ để giải thoát. ÷
TUYÊN BỐ THỨ NHẤT
ATI ÷
Bất cứ cái gì khởi sanh hay xuất hiện với cá nhân như những hiện tượng bên ngoài chỉ là trạng thái hiện hữu của chính mình biểu lộ một cách bên ngoài như những hình tướng. Lìa ngoài hệ thống được tổ chức và cấu trúc cao cấp này của những hiện tượng (thường được gọi một cách quy ước là “thực tại”), không có cái gì hiện hữu và từ nó người ta không thể có được cái gì cả (có bản chất hay giá trị). Tuy nhiên, do toàn thể tính của thần lực hay diệu dụng vốn sẵn (
rang rtsal) của nó, bởi vì tánh Giác của mình hòa hợp với mọi loại sự vật khác nhau sanh khởi như là những hiện tượng, nó cho phép những loại hiện tượng khác nhau này giải thoát tự chúng. Không có đối trị nào khác cho chúng (những hiện tượng khác nhau này) ngoài tiến trình tự-giải thoát này. ÷
Về tiến trình này, những hiện tượng sanh khởi với thức gặp gỡ tức thời và trực tiếp tự tánh của chúng, như chẳng hạn, khi người ta có cùng ngôn ngữ gặp nhau đâu đó trong một xứ sở ngoại quốc nơi dùng một ngôn ngữ khác. Tức thời họ nhận biết nhau ngay; trong cùng một cách như thế, tự thân sự tức giận được giải thoát bằng cách được nhận biết như là tức giận. ÷
Khi tìm kiếm Mẹ của nó, là nguồn gốc của nó, cái hiểu biết hay trí huệ (
ye-shes) của cái nhìn thấy hay những hiện tượng gặp gỡ trực tiếp Mẹ (tánh Không) của chính nó và tự-giải thoát. Nói thế nghĩa là, cái nhìn thấy được tự-giải thoát nhờ cái nhìn thấy, như bơ nóng chảy tan vào bơ. Và khi tìm kiếm Con, thì bản thân Con, là cái hiểu biết hay trí huệ, gặp gỡ chính nó một cách trực tiếp. Bản thân tánh Giác này được tự giải thoát nhờ tánh Giác; như nước hòa tan trong nước. Khi tìm kiếm trạng thái duy nhất (của Rigpa), người ta chỉ gặp gỡ trạng thái duy nhất của chính mình. Nói thế nghĩa là, tự tánh của mình (Rigpa) đơn giản chỉ gặp gỡ chính nó. Nhưng tinh túy của nó siêu vượt mọi diễn tả bằng lời; như hư không tan biến vào hư không, hay như ba vòng cuộn tròn của một con rắn tự giải thoát một cách đồng thời. ÷
Trạng thái phi thường và độc nhất này của tánh Giác vốn sẵn chỉ có thể tìm thấy trong chính mình. Trong trường hợp đó, bấy giờ khi người ta nhận biết tinh túy của mình, mọi sự được hòa giải trong một khoảnh khắc đơn nhất trong đó hiện diện một cái biết, cái biết này không vượt khỏi cái hiểu biết của cái tinh túy phi thường duy nhất này (Rigpa). Điều này cũng giống như một người đàn ông và một người đàn bà yêu nhau và họ bí mật gặp nhau nơi vắng vẻ để thực hiện tình yêu. ÷
Bản thân trạng thái phi thường và duy nhất này chỉ có thể được tìm thấy trong chính mình. Dù những tình huống bên ngoài có đa thù dị biệt, vẫn hiện diện một hiểu biết chung hay một tỉnh giác nguyên sơ trong đó những khác biệt này của những hiện tượng đa thù được tự giải thoát. Cái hiểu biết hay trí huệ này giống như khi cắt đứt cái nút chính độc nhất nơi một sợi dây thừng người ta cắt đứt tất cả trăm sợi của dây thừng. ÷
Sự giải thoát độc nhất này chỉ có thể tìm thấy được ở trong chính mình. Bởi vì cái biết hay cái tỉnh giác nguyên sơ (ye-shes) này là tự biểu lộ, nó tiêu biểu một cái hiểu biết bổn nguyên mà không thể có được ở bất cứ nơi đâu ngoài chính mình. Tự-giải thoát chính là bản thân cái tỉnh giác nguyên sơ này. Nó giống như đi vào một thành phố lớn và độc nhất nằm ở cuối hàng trăm hay hàng ngàn con đường. (Ở đây kết thúc sự khảo sát về điểm thiết yếu thứ nhất liên quan đến Nền Tảng.) ÷
TUYÊN BỐ THỨ HAI
Trong trạng thái này của tánh Giác tức thời vốn sẵn, người ta trực tiếp khám phá cho chính mình rằng tất cả những “cái nhìn thấy sau cùng” của mình thực ra khởi sanh từ chính mình. (Những cái nhìn thấy sau cùng này là những quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng sanh khởi trong thực hành Thodgal.) Trong cùng cách, vì người ta nhận biết tự tánh bởi chính mình, nghĩa là, người ta an trụ trong trạng thái tham thiền, bấy giờ tánh Giác vốn sẵn này không có bất kỳ nhị nguyên liên hệ với vô minh nào (vô minh được xem là vắng mặt tỉnh giác). Chẳng hạn, dù một người có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau từ nhiều hướng khác nhau, thế nhưng y sẽ vẫn đến khi được gọi. Nhiều tên khác nhau này không ra ngoài nghĩa độc nhất là bản thân cá nhân con người ấy. ÷
Trong trạng thái duy nhất là tánh Giác tức thời vốn sẵn này, người ta trực tiếp khám phá rằng mọi cái nhìn thấy quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng này (thig-le) và các thứ khác, thực ra chỉ là những tự biểu lộ của mình. Và trong trạng thái giải thoát này, người ta khám phá mà không có nghi ngờ nào. Trạng thái tham thiền này là tự-giải thoát trong chính nó, tánh Giác được giải thoát bởi tánh Giác. Tương tự, qua nhận biết rằng tánh Giác này chỉ là trạng thái hiện hữu của chính mình, bấy giờ mọi sự mà người ta hiểu được giải thoát vào trong thể trạng tự nhiên của bản thân chúng. Điều này giống như gặp một người đã từng biết trước kia sau một thời gian dài xa cách. (Ở đây kết thúc sự khảo sát về tuyên bố thứ hai liên quan đến Con Đường là tiến trình của tự-giải thoát.) ÷
TUYÊN BỐ THỨ BA
Đức tin của người ta trở thành như một kho tàng chứa đựng những giàu có bao la tiêu biểu những kinh nghiệm cá nhân cụ thể đối với chính mình, nghĩa là về tự tánh của chính mình, đó là tánh Giác vốn sẵn. Mọi chuyển động của tư tưởng trở thành tự giải thoát vào thể trạng nguyên sơ của chính chúng. Điều này giống như sở hữu một kho tàng vĩ đại chứa bất cứ cái gì mà người ta mong muốn. ÷
Bấy giờ, có những kinh nghiệm cụ thể về người khác và những sinh vật là những đối tượng bên ngoài, đức tin của người ta trở thành giống như một Chuyển Luân Vương, một nhà vua của vũ trụ. Thế nghĩa là, trạng thái của tánh Giác hiện tiền tức thời trở thành biểu lộ có thể thấy được (như những quả cầu nhỏ màu cầu vồng và vân vân). Bởi vì những hiện tượng thuộc về ánh sáng này không do cái gì khác ngoài chính mình tạo ra, cái tỉnh giác vốn sẵn của người ta thì giống như một Chuyển Luân Vương đặt mọi người trong bốn châu dưới quyền lực của mình. ÷
Hơn nữa, bởi vì tánh Giác của người ta có khả năng đặt ngay cả những nguyên tố vật chất dưới quyền lực của mình, và bởi vì người ta thành giải thoát nhờ thể trạng này (nghĩa là, sự thành tựu Thân Ánh Sáng), người ta không nương dựa nữa vào khả năng nào khác. Và có một kinh nghiệm cụ thể như vậy về trạng thái giải thoát, đức tin của người ta giống như kinh nghiệm không gian tan vào không gian. Như thế nghĩa là, người ta hoàn toàn tự tin vì người ta thấy rằng mọi sự ngay khi sanh khởi đều tự giải thoát không cố gắng vào nguyên trạng của chúng, tức là vào Pháp tánh thanh tịnh một cách bổn nguyên. Sự việc này giống như hư không tan vào hư không, hay như những đám mây tan biến trong bầu trời. ÷
Mọi sự sanh khởi trong chiều kích của người ta đều được tự giải thoát trực tiếp vào trạng thái nguyên tánh của chúng. Thế có nghĩa, mọi sự tự giải thoát bởi chúng mà không có bất kỳ cố gắng hay can thiệp từ bên ngoài. Điều này giống như đá nghiền với đá, hay như nung chảy sắt với sắt, hay như làm sạch cái bẩn với cái bẩn. ÷
Trong trạng thái duy nhất này của tánh Giác tức thời, mọi sự được giải thoát thành cái thấu hiểu đơn nhất này về trạng thái của tánh Giác tức thời vốn sẵn. Điều này giống như lấy lửa từ lửa, hay như chuyển hóa nước thành nước, hay như thêm bơ chảy lỏng vào bơ. Như thế, Mẹ (Trạng Thái Bổn Nguyên) và Con của bà (hiểu biết) trở thành một. Bởi vì bà Mẹ của mình, như nguồn gốc hay cỗi nguồn, chỉ là chính nó (và không có cái nào khác ngoài nó, thường trụ trong trạng thái hiện hữu của chính nó, và đây là tánh Không), người ta có thể nói rằng tánh Không được giải thoát do bởi tánh Không. Như thế, cái hiện tiền hay tánh Giác của cá nhân tiêu dung (vào lúc thành tựu Thân Ánh Sáng) và hòa nhập thành chính cái nhìn thấy. ÷
Bởi vì người ta nhận biết trạng thái bẩm sinh của chính mình là tánh Giác vốn sẵn, người ta được trực tiếp giới thiệu với nền tảng của tất cả hiện hữu. Thế nghĩa là người ta nhận biết những cái nhìn thấy (trong thực hành Thodgal) chỉ là những tự-biểu lộ của tự tâm mình. Điều này giống như thấy mặt mình phản chiếu trong một tấm gương. Và bởi vì niền tin này (hay sự nhận biết), trong đó người ta đã được trực tiếp đưa vào Nền Tảng của hiện hữu, sự thể giống như sự gặp gỡ của bà mẹ và con bà sau một xa cách lâu dài. Người ta nhận biết đây là trạng thái duy nhất của giải thoát. Vì cái nhìn thấy được tự-giải thoát trực tiếp thành nguyên trạng của nó, cái nhìn thấy hay hiện tượng được nhìn thấy là trống không (vô tự tánh), và tính chất quang minh trong sáng của nó được nhận biết không gì khác hơn là trạng thái tánh Giác tức thời của chính mình. ÷
Bởi vì cái nhìn thấy hay hiện tượng được nhận biết là tự giải thoát bởi chính nó, người ta khám phá rằng thật ra, nó tiêu biểu vô minh từ sơ thủy. Thế nghĩa là, sanh tử được biết hay được nhận biết tự nơi chính nó (như dựng một cái gương trước một cái gương khác, nên nó có thể tự thấy chính nó). Và về sự vượt khỏi sanh tử, tình trạng này được biết là trạng thái của Niết bàn, người ta nhận biết rằng người ta đã siêu vượt sanh tử, và như vậy bản thân vô minh được tự-giải thoát. Và chính vì lý do này một thí dụ được dùng là rửa sạch cái bẩn bằng cái bẩn. ÷
Bởi vì khi tự khám phá thực nghĩa của trạng thái hiện hữu của chính mình là tánh Giác vốn sẵn, những tư tưởng lan man phóng dật được giải thoát bởi tự chúng một cách tự nhiên. Và theo cách này, người ta khám phá rằng người ta không cần nương tựa vào bất kỳ đối trị nào khác. Bởi vì tư tưởng được giải thoát vào chính Nền Tảng, người ta tiếp tục ở trong một trạng thái hiện diện tức thời hay tham thiền, và làm như vậy với sự tự tin. Điều này giống như đổ nước vào trong nước, hay như rót bơ chảy lỏng vào trong bơ. ÷
Và bởi vì tương tục trong trạng thái tham thiền này ở bất cứ nơi đâu (trong mọi hoạt động hàng ngày), sự thể này giống như những vòng cuộn của một con rắn được giải thoát (cởi mở) một cách không cố gắng bởi chính con rắn. Nhưng một trí thông minh hay một tỉnh giác nhìn đi đâu khác ngoài chính nó (sau khi không tìm ra cái nó muốn tìm), sẽ rơi trở lại vào thất vọng. Bởi vì nó được giải thoát bởi chính nó, trạng thái của tánh Giác tức thời này là tự hộ trì, tự giữ gìn và tự an trụ. Vì lý do này, tương tục trực tiếp ở trong trạng thái tánh Giác vốn sẵn của mình là sự cẩn trọng và nhạy cảm chính yếu. (Ở đây kết thúc tuyên bố thứ ba liên hệ đến sự chứng ngộ Quả.) ÷
KẾT LUẬN
Vào lúc Prahevajra (Garab Dorje) phát lộ phương pháp để hoàn toàn vượt khỏi sự khổ đau của sanh tử, Manjushrimitra ngã xuống bất tỉnh, và đã nằm trên mặt đất, ngài kêu lớn, “Than ôi!” Ngay lúc ấy, Vetalakshema (Garab Dorje) từ giữa ánh sáng (một khối ánh sáng cầu vồng giữa bầu trời) biểu lộ hình tướng biểu tượng rực rỡ của ngài. Để truyền cảm hứng cho Manjushri-mitra thức dậy khi đang nằm bất tỉnh trên mặt đất, ba tuyên bố này được đạo sư phát lộ. Đó là ba nguyên tố điểm vào những điểm thiết yếu, nói về sự giải thoát tối hậu của cá nhân, và chứa đựng di chúc bí mật cuối cùng. Di chúc cuối cùng này đi xuống từ bầu trời vào bàn tay phải của Manjushrimitra. Bản văn được viết bằng mực làm từ đá da trời chảy lỏng. Bản văn viết trên một tờ giấy được để trong một đồ đựng nhỏ cỡ bằng ngón móng tay cái, và đồ đựng nhỏ này đặt trong một hộp nhỏ bằng pha lê quý báu. Ngay khi nhận di chúc này, Manjushrimitra thoát khỏi cơn ngất xỉu, và, thông hiểu lời dạy, ngài thành người có đức tin từ hiểu rõ chắc chắn. Và vì lý do đó, Upadesha hay giáo huấn bí mật này, được dấu kín trong mạn đà la của trái tim ngài và giữ bí mật với những người khác. Như thế, cam lồ của sự trao truyền ba tuyên bố này, nó là những giáo lý truyền miệng được nhận vào lúc chết của đạo sư, trở thành sáng rõ và tràn lan trong lòng ngài và thật nghĩa của cái thấy hiểu của Dzogchen được phô bày trong lòng ngài như vàng ròng. ÷
Sự cố này xảy ra trên đất đại trà tỳ ở Shitavana Ấn Độ. Sau đó, giáo lý thiêng liêng này được biểu lộ cho thấy được ở nguồn Sông Dan-tig, trở thành con đường rốt ráo đem lại cởi thoát khỏi khổ đau của sanh tử cho tất cả chúng sanh. Upadesha này đem lại một giải thoát tức khắc vào tịnh độ của Phật quả, hoàn tất ở đây. ÷
Dịch bởi Vajranatha Jamestown,
Colorado Tháng Bảy 1987