Trang chủ »»
Tâm giác ngộ là một trạng thái vô cùng an lạc mà không bị phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài
Tâm giác ngộ là thật tính của tâm và nó vốn là vậy. Đó là trạng thái tâm vô cùng an bình, hỷ lạc và thông suốt, thoát khỏi các điều kiện tự giới hạn của phân biệt nhị nguyên và cảm xúc phiền não. Nó là bản tính tối thượng của tâm và của mọi chúng sinh.
Rigpa còn được gọi là “con đường bí mật của tất cả chư phật”, của đại Phổ Hiền Như Lai bậc thường trụ trong giác tánh
Rigpa còn được gọi là “con đường bí mật của tất cả chư Phật”. Con đường bí mật này được khai mở bởi đức Đại Phổ Hiền Như Lai. Ngài là bậc thủy tổ đã chứng Tánh, Giác tánh, bậc thường trụ trong Tánh. Ngài lúc nào cũng thiện và cái gì cũng thiện. “Đại Phổ Hiền” có nghĩa là “cái gì cũng thiện và lúc nào cũng thiện”. Chúng ta đôi khi cũng có bản tánh đó, nhưng rồi vô minh lại che mờ nó đi. Chúng ta không thể “lúc nào cũng thiện” vì chúng ta...
Trí tuệ siêu việt là trí tuệ thấu tỏ bản chất đích thực của mọi sự vật hiện tượng
Nếu bạn nhìn tất cả mọi đối tượng nhận thức của bạn theo cách này, bạn sẽ hiểu được rằng tất cả những gì xuất hiện đều là hư ảo vì bản tánh đích thực của chúng (là tánh Không). Khi bạn nhìn vào chân tánh của cái « chủ thể » đã nhận ra đựơc những đối tượng này – tức là nhìn vào chính tâm của bạn – thì những đối tượng xuất hiện trong tâm của bạn sẽ không ngừng xuất hiện, nhưng những « khái niệm» cho rằng những đối tượng này thực...
Chừng nào mà bạn không tiêu diệt hết nội ma là bám chấp vào cái “tôi” thì việc cố gắng tiêu diệt ngoại ma sẽ không làm chúng biến mất
Như thế tất cả các pháp thực hành Chod là để chặt đứt ma chấp ngã, chặt đứt niềm tin vào bản ngã, vì cái ngã là gốc rễ của mọi vô minh và mọi tri kiến lầm lạc. Đây là điều được nói tới qua câu “Chod tối thượng là chặt đứt gốc rễ một lần và mãi mãi.”
Cái thấy của Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn
Chẳng có ngọc báu nào vĩ đại hơn, chẳng có gì có thể quý giá hơn viên bảo châu yêu thương. Vì thế chúng ta cần phải hứa nguyện với bản thân rằng sẽ không bao giờ từ bỏ bảo châu là tình yêu thương. Nếu bạn hiểu chỉ mình điều này thì bạn đã thực sự hiểu được Cái thấy của Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn và bạn sẽ phát khởi tình yêu thương chân thật một cách tự nhiên.
Đại bi chính là hoạt động bi mẫn của Trí tuệ tỏa khắp
Bi mẫn là trí tuệ nguyên sơ bao trùm khắp. Khi bạn nhận ra bản tâm thì một cách tự nhiên bạn sẽ phát khởi bi mẫn cho mọi chúng sinh thường phàm chưa nhận ra được bản tâm ấy.
Khi không có bám luyến hay chấp trước thì bạn sẽ được “Giải Thoát”
Trong bản thân Phật tánh, không có sự bám chấp vào hạnh phúc và không có sự chán ghét khổ đau. Khi không có bám luyến hay chấp trước thì bạn sẽ được giải thoát. Khi đó chẳng có gì có thể ràng buộc được tâm. "
Bản tâm thì không do duyên hợp
Không có bất kì một hiện tượng nào trong luân hồi hay niết bàn là không do duyên hợp; vạn pháp trong luân hồi và niết bàn là duyên hợp và do đó mang bản chất vô thường. Nhưng "bản tâm thì không do duyên hợp". Trong bản tâm này không thể tìm thấy sự nhị nguyên; không thể nói nó là 'một' cũng không thể nói nó là 'nhiều'. Đó là trạng thái thường hằng không sinh khởi từ các "nhân" và nó cũng không thể bị hủy diệt bởi các "duyên".
Hòa tan thân tâm vào tim đức A Di Đà và trụ trong tâm giác ngộ của Ngài chính là thực hành vô ngã
"Vô ngã chính là tri kiến Phật độc nhất vô nhị. Chúng ta phải hiểu điều đó. Nhưng chúng ta vẫn thấy: “Kia là tôi. Kia là thân tôi. Kia là tâm tôi.” Chúng ta luôn thấy như vậy. Tại sao chúng ta lại thấy như vậy? Đó không phải là trí tuệ. Đó không phải do cái ngã thực sự tồn tại mà chỉ do vô minh của chúng ta tạo ra tất cả."
Cách duy nhất chúng ta biết về Phật, hiểu về Phật là nhìn vào chính tâm mình
"Chúng ta cần biết rằng thực sự Phật nằm bên trong chúng ta. Mọi phẩm tánh của Phật nằm trong tâm chúng ta, và cách duy nhất chúng ta có thể biết về Phật, hiểu về Phật là như thế nào, là thông qua việc nhìn vào chính tâm mình. Bởi vì chính nơi tâm ấy chứa mọi phẩm tánh."
Khuôn mặt của Pháp thân
"“Nếu chúng ta có thể nhận ra điều đó - nhận ra rằng các con sóng không khác biệt với đại dương - thì mọi niệm tưởng cũng chỉ là sự hiển lộ, là sự phô diễn sinh động của bản tâm, và chúng không khác với bản tâm. Nếu chúng ta không thể nhận biết điều đó và không nhận biết bản tánh của chúng thì đó là sinh tử. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận biết được điều đó thì Pháp thân trở nên sáng tỏ, đó là sự chứng ngộ và thấy khuôn mặt của Pháp thân."
Sợi dây giải thoát là giới nguyện của tình yêu thương
Khi chúng ta bám chấp và tri giác theo cách nhị nguyên thường phàm về tôi và bạn, thì những niệm tưởng tiêu cực như là tức giận đố kỵ sẽ sinh khởi. Rồi thì chúng ta phá vỡ giới nguyện của mình. Chúng ta đi tin vào thực tại của các cảm xúc như sân hận của mình, và điều này cắt đứt sợi dây giải thoát của chúng ta - đó là giới nguyện về tình yêu thương. Nếu bạn mong muốn đạt được giải thoát thì bạn cần phải trì giữ giới nguyện về tình yêu thương.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.