Trang chủ »»
Bạn sẽ tiếp tục nới rộng tầm nhìn của bạn để bao gồm tất cả hữu tình chúng sinh
Từ cái nhìn của Phật giáo, mục đích tối thượng là đạt được Phật quả để có được khả năng giúp đỡ cho vô lượng vô số chúng sinh; tuy nhiên, ở mức độ trung bình của sự thành đạt ấy là tự giải thoát bạn ra khỏi chuỗi luân hồi của sinh, già, bệnh, chết; còn ở mức độ thấp hơn, tuy là thấp hơn nhưng vẫn là một mức độ thành đạt đáng giá, là làm cho các đời tương lai được cải thiện, tốt lành hơn.
Bồ đề tâm là vì lợi lạc tất cả chúng sinh nên bồ đề tâm có liên hệ đến các phẩm tánh thiện lành cũng như các lỗi lầm tiêu cực
Con phải luôn khấn nguyện: ‘Nếu gặp thuận duyên và con thực hành cúng dường thì nguyện cho việc đó tích lũy công đức. Nếu gặp nghịch duyên, nếu con bị đánh đập, bị giết hại hoặc bị tước đoạt mạng sống, nguyện cho điều đó không mang lại nguy hại’. Bồ tát phải trở nên tịnh hóa.
Bồ đề tâm ở tận sâu thẳm trái tim đích thực là viên ngọc quý mãi theo con đời đời, kiếp kiếp
Nhưng nếu con có được Bồ đề tâm ở tận sâu thẳm trái tim thì nó sẽ mãi theo con đời đời, kiếp kiếp. Con không thể đánh mất Bồ đề tâm ngay cả khi con lìa đời, do đó, Bồ đề tâm đích thực là viên ngọc quý.
Con đường đạo tiêu trừ sự ích kỷ, chấp ngã và tạo ra Bồ đề tâm vị tha được gọi là chính đạo
Vì thế, con đường đạo tiêu trừ sự ích kỷ, chấp ngã và tạo ra Bồ đề tâm vị tha được gọi là chính đạo. Sự ích kỷ và từ bi như bóng đêm và ánh sáng, giống như khi đã có ánh mặt trời thì không thể còn bóng đêm. Khi chúng ta có tâm nguyện thiện lành thì không còn sự ích kỷ. Theo chiều ngược lại, ở đâu có sự ích kỷ thì không thể có tâm nguyện thiện lành. Biết được vậy, chúng ta cần luôn kiểm chứng bản thân.
Khi Cái Kiến Của Ta Đạt Tới Một Tầm Cao Thì Các Thứ Như Danh Vọng, Của Cải Trở Thành Như Món Đồ Chơi Của Trẻ Nhỏ
"Rồi khi cái kiến của chúng ta đạt tới một tầm cao, thì danh vọng, của cải, quan hệ, tất cả những thứ đó trở nên giống như món đồ chơi. Các bậc hiền thánh thấy chúng ta chỉ là những đứa trẻ; chúng ta chơi đùa như con trẻ. Đó là về kiến. Khi kiến của chúng ta thay đổi thì vạn pháp đều thay đổi. Không có gì thực sự ở đó mãi mãi, theo một cách y như vậy, tình huống, giá trị y như vậy, mà mọi thứ thay đổi tùy thuộc vào cách ta hiểu, ta nhìn."
Bể giới nguyện Bồ Tát nếu bên trong bạn bỏ rơi dù chỉ một người
Ngài Atisha, Bậc Thầy vĩ đại người Ấn Độ từng nói rằng cả đời Ngài chưa từng bị bể giới nguyện của hàng Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni, nhưng cũng cho biết đôi khi Ngài bị bể giới nguyện Bồ tát. Bồ tát giới bị bể ví dụ như khi có người nào đó, cho dù bạn đối xử rất tốt với họ, rất trân trọng họ, thế nhưng họ chẳng hề biết tri ân bạn, đến nỗi bạn phải nói rằng bạn đã quá mệt mỏi và đã đến lúc bỏ rơi người này,… thế là giới Bồ tát của...
Thực hành tuyệt vời nhất
"Do bởi bồ đề tâm mà Phật pháp là một giáo lý quý báu và thiêng liêng. Bồ đề tâm là xương sống, trọng tâm, của Phật pháp. Không có nó, Phật pháp không có gì đặc biệt. Bồ đề tâm là tâm phổ quát, thái độ mà ta phát triển để mọi chúng sinh, bất luận là ai, có thể đạt được Phật quả, tâm toàn giác. Đây là điều riêng biệt quan trọng nhất cần lưu giữ trong tâm. Nó là thực hành tuyệt vời của Phật pháp."
Phải có tâm rất trong sáng, rất tốt lành thì mới làm được việc thiện, cử chỉ đẹp
"Hành động phải luôn luôn an hòa, đó là lời Phật dạy. Vì vậy, chúng ta phải có một phương cách tốt để tạo nên hành bất bạo động. Cũng lại [phải đề cập tới] động cơ ở trong tâm. Để có thiện hạnh thì tâm phải thiện lành. Phải có tâm rất trong sáng, rất tốt lành thì mới làm được việc thiện, tạo được cử chỉ đẹp."
Giác ngộ, an bình nội tại chính là nơi nương tựa tối hậu của chúng ta
Tác giả: Tulku Pema Wangyal
Khi chúng ta nói đến “quy y”, ở mức độ tương đối, điều đó có nghĩa là một chỗ nương dựa ở bên ngoài chúng ta, nhưng ở mức độ tuyệt đối, chỗ nương dựa chính là niềm tự do nội tại. Ví dụ khi người ta ở cạnh biển hay sông lớn, để thoát khỏi mối nguy bị chết đuối, người ta nương dựa vào một người dạy chúng ta biết bơi. Thế rồi, một khi người ta đã biết bơi, người ta tự lập, người ta tìm thấy sự tự do giải thoát ngay trong mình và người ta...
Giúp đỡ mọi người theo cách lợi lạc nhất
Bồ đề tâm có hai mục tiêu hay mục đích: ước muốn làm lợi ích chúng sinh và sự cần thiết phải thành tựu lợi lạc của riêng ta. Nếu tiêu điểm chính yếu của ta chỉ là để giúp đỡ người khác và ta hoàn toàn đặt sang một bên những nhu cầu của ta để cố gắng giúp đỡ họ, ta sẽ không thể thực sự làm lợi lạc họ. Bao giờ mà bản thân ta vẫn ở trong sinh tử thì ta không thể thực sự giải thoát bất kỳ ai khỏi đau khổ. Khi hiểu rõ điều này, ta nên cảm thấy...
Bất cứ hành động nào hãy gắng làm một cách dịu dàng, vui vẻ và không mong chờ đền đáp
Bất cứ hành động nào bạn làm bằng thân, hãy gắng làm một cách dịu dàng và vui vẻ, cố gắng không làm hại người khác mà là để giúp đỡ họ. Lời nói của bạn không nên biểu lộ những thái độ như khinh miệt, chỉ trích hay ghen tị. Hãy làm sao để mỗi lời bạn nói đều vui vẻ và chân thật. Đối với thái độ của tâm, khi bạn giúp đỡ người khác, chớ mong chờ bất kỳ sự đền đáp tốt đẹp nào. Đừng làm một kẻ đạo đức giả và cố làm cho người khác coi...
Hãy phát tâm trả món nợ ân nghĩa cho tất cả các bậc cha-mẹ-chúng-sinh
"Suốt từ vô thủy vô chung, không có một chúng sinh nào trong biển luân hồi đau khổ mênh mông này chưa từng là cha hay mẹ của chúng ta [trong một kiếp nào đó]. Khi là cha là mẹ của chúng ta, ý tưởng duy nhất mà họ canh cánh bên lòng là nuôi nấng ta với lòng nhân từ to lớn nhất mà họ có thể có được, bảo vệ chúng ta với tình yêu thương vĩ đại và ban phát cho ta những gì tốt lành nhất trong số thực phẩm và áo quần của họ."
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.