Trang chủ »»
Khi thấy người này quan trọng còn người khác thì không, bạn sẽ hành xử theo cách đó
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Khi các bạn thấy người này là quan trọng, còn người khác không quan trọng, bạn sẽ hành xử theo lối suy nghĩ đó. Những người bạn nghĩ không quan trọng sẽ không hài lòng và tìm cách chỉ trích bạn; và bạn cũng sẽ không vui vẻ. Những người mà bạn cho là gần gũi thì bạn sẽ cố gắng hết sức mình để giúp đỡ và vì vậy họ rất hài lòng; nhưng sau đó họ có thể gây nhiều chướng ngại cho bạn.
Tình thương yêu với đồng loại là mảnh đất tốt lành để phát triển Bồ Đề tâm
Tác giả: Sonam Rinpoche
Qua đó ta thấy, tâm Bồ-đề rất cần một mảnh đất vững chắc để có thể phát triển - đó là tình thương yêu đối với đồng loại, với những người bất hạnh cần che chở. Từ tình thương yêu đó ta sẽ phát khởi được tâm từ bi, rồi từ tâm từ bi ta sẽ phát khởi được tâm Bồ-đề. Từ tâm Bồ- đề tương đối là mong muốn tất cả chúng sinh được thành quả Phật cho đến tâm Bồ-đề viên mãn tức là tâm Bồ-đề của một vị Phật.
Tích lũy Bồ Đề tâm là nhân CỐT YẾU ĐỂ THÀNH TỰU Phật quả
Tác giả: Sonam Rinpoche
"Đối với một hành giả Mật tông, phương tiện để đạt tới Phật quả là gì? Nếu chúng ta không biết rõ phương tiện của mình thì không thể “lên đường” đúng cách. Phương tiện của hành giả Mật Tông chính là thân, khẩu, ý. Hành giả Mật tông trước hết phải nỗ lực tinh tấn – nghĩa là dùng hết khả năng của thân, khẩu, ý để hành trì – và điều đó còn được gọi là thực hành Pháp.
Hãy quán chiếu hết thảy hữu tình đều là mẹ của ta để vun bồi Bồ Đề tâm
Tác giả: Sonam Rinpoche
"Đức Phật từng dạy rất nhiều phương pháp để phát triển tâm Bồ-đề. Trong đó có một cách rất hữu hiệu là quán chiếu tất cả chúng sinh hữu tình đều đã từng là mẹ của ta.
Cần phát động cơ với tâm Bồ Đề khi làm bất cứ việc gì
Tác giả: Sonam Rinpoche
"Động cơ tu tập là điều quan trọng nhất đối với một người tu, vì động cơ quyết định hết thảy. Động cơ cần phải trong sáng. Các con phải luôn quán chiếu tâm mình. Ta làm việc ấy với động cơ gì? Có phải với tâm Bồ-đề hay không?
Nếu chúng ta đi tìm hạnh phúc cho bản thân thì chính ý nghĩ này là nguyên nhân dẫn đến khổ đau
Tác giả: Garchen Rinpoche
Chữ Bồ tát trong tiếng Tạng là ‘Jangchup Sempa.’ Âm tiết thứ nhất ‘Jang’ chỉ sự tịnh hoá tất cả các loại vô minh, nghĩa là sự tịnh hoá các ý nghĩ như ‘tôi muốn sự an bình và hạnh phúc cho chính bản thân tôi.’ Âm tiết thứ hai ‘Chub’ chỉ sự huân tập các phẩm hạnh giác ngộ diệu kỳ. Khi chúng ta từ bỏ ý nghĩ ‘bản thân tôi muốn có được sự an bình và hạnh phúc’ thì chúng ta đã có chủ định và ước nguyện mang lợi lạc đến cho tất cả chúng sinh.
Bồ đề tâm bảo vệ bạn cả khi đau khổ và lúc hạnh phúc
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Khi bạn hạnh phúc và mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên thực hành Bồ Đề tâm, bởi vì nó sẽ bảo vệ bạn không bị khoa trương bởi bản ngã và không chê bai hoặc xúc phạm những người khác.
Bồ đề tâm với sự phát khởi và trợ giúp của tứ vô lượng tâm sẽ được hướng tới tất cả chúng sinh của toàn bộ không gian vô tận
Tác giả: Tai Situpa XII
Nhìn từ quan niệm hạnh phúc, hay là khổ đau, bồ đề tâm vượt ra khỏi sự hạnh phúc nhất thời. Bồ đề tâm bao gồm một chuỗi liên tục của những trải nghiệm từ hạnh phúc nhất thời, tương đối cho tới thành quả tối thượng của việc làm tích cực, sự tỉnh thức, và giác ngộ. Chúng ta mong muốn chúng sinh được hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh.
Xuyên qua các hiện tượng ở bề mặt thì mọi đau khổ đều do tâm bám chấp mà ra
Tác giả: Tai Situpa XII
Giai đoạn đầu tiên, lòng từ của bạn xuất hiện khi nhìn thấy ai đó bị khổ sở bởi đói khát, đau ốm, mất người thân, hay là do bất hạnh khác. Điều đó là tốt, nhưng đây là lòng từ bi giới hạn. Bạn cần phải nhìn vào nguyên nhân đau khổ của họ. Một người sẽ không bị đau khổ trừ phi có một nhân trong quá khứ, và sự đau khổ đó là quả.
Dù chúng sinh hữu tình có như thế nào thì đều có thể đạt được hạnh phúc thật sự thông qua phát triển bồ đề tâm
Tác giả: Tai Situpa XII
Trong thực tế, tứ vô lượng tâm nhằm trợ giúp và phát triển bồ đề tâm là những tư tưởng cực kỳ khát vọng. Chúng ta mong muốn chúng sinh hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau, đó là một trạng thái hạnh phúc. Điều này có vẻ như không phải là một quan điểm thực tế, nhưng nó không phải là một giấc mơ huyễn ảo.
“XẢ” là lòng từ bi và hỷ lạc mà bạn nuôi dưỡng là để ban tặng đều cho tất cả chúng sinh – đó là sự vô tư không giới hạn
Tác giả: Tai Situpa XII
Buông xả vô hạn là tư tưởng thứ tư, nghĩa là lòng từ và lòng bi, và hỷ lạc mà bạn nuôi dưỡng là được ban tặng đều cho tất cả chúng sinh. Những tư tưởng và quan điểm này không nên chỉ giới hạn tới những đối tượng đặc biệt, như là bạn bè, họ hàng mà bạn quí mến, hay là những người mà bạn ngưỡng mộ, mà nên bao gồm tất cả chúng sinh. Tất nhiên là bất kỳ hành động tốt nào nên bắt đầu từ trong gia đình của bạn trước.
Hỷ lạc GAWA là niềm vui tự nhiên khi bạn có lòng từ bi và là cách chuyển hoá tâm đố kị
Tác giả: Tai Situpa XII
Niềm hỷ lạc và buông xả là những trợ giúp cho lòng từ và bi. Gawa, hỷ lạc là niềm vui tự nhiên khi bạn có lòng từ và bi, bởi vì khi đó không chỉ bao gồm hạnh phúc của bạn, mà hạnh phúc của người khác cũng có thể khiến bạn hạnh phúc. Niềm hỷ lạc này xuất phát từ tình cảm tốt đẹp dành cho bất kỳ chúng sinh may mắn và làm những điều thiện.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.