Trang chủ »»
Trong cuộc sống của chúng ta hiện giờ, tồn tại rất nhiều hệ thống tín ngưỡng. Những hệ thống tín ngưỡng thế gian này vốn được truyền từ đời này qua đời khác. Qua thời gian lâu dài được tồn tại và ăn sâu vào cuộc sống con người nên đã hình thành một thứ thói quen. Không thể nào trong một thời gian ngắn mà thói quen này sửa đổi ngay được. Con phải rất kiên nhẫn.
Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Sự giải thoát viên mãn chính là biết an trụ trong giác tánh hay trong đại viên mãn
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
“Sự thanh tịnh bổn lai của giác tánh chính là gốc rễ sinh ra những huyễn cảnh nhân duyên tương sinh của luân hồi và niết bàn; và biết cách an trụ trong giác tánh là chỉ giáo cốt tủy, được gọi là ‘ngộ một điều giải thoát tất cả’.” “Ngộ một điều giải thoát tất cả” chính là chứng ngộ Rigpa. Chứng ngộ ra Rigpa thì hành giả được giải thoát rốt ráo, không còn che chướng nào cả.
Khi nói rằng, “đây là biên kiến, kia là trung đạo” thì điều đó cũng không đúng với giác tánh đích thực
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Nói một cách rốt ráo, cái cần chứng ngộ chính là giác tánh bổn lai - đó là đại an bình dứt bặt mọi biên kiến trong tất cả các khía cạnh của tâm, là đại an bình tịch diệt mọi chấp trước về trung đạo và biên kiến.” Như vậy, giác tánh bổn lai, hay Rigpa, là đại an bình tịch diệt mọi biên kiến, bất cứ loại biên kiến nào. Có nhiều cách để hiểu khái niệm “trung đạo” nhưng cách đơn giản nhất là: nếu bạn thấy cái này tốt thì chính vì vậy mà cái kia là...
Tâm không có năng lực để thấy các pháp tồn tại như thế nào mà nó chỉ biết được phần bên ngoài
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Ngài Mipham Rinpoche nói rằng tâm vốn nhị nguyên. Bất cứ loại tâm nào - dù là tâm tiêu cực hay tâm tích cực hay tâm trung dung - chừng nào nó là tâm thì bản chất của nó là nhị nguyên. Chừng nào đó là tâm thì nó là huyễn, không phải là thực tại chân thật. Ở đây có nói rằng tâm nó vốn hư huyễn. Bất cứ loại tâm nào cũng đều hư huyễn. Vậy nên tâm vốn tự nó hư huyễn, ô nhiễm, sai lạc, bất tịnh.
Dzogchen phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và tuệ giác, tức bản tâm không phải là tâm
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Chúng ta luôn luôn dùng tâm để thấy, nghe, nghĩ và chúng ta nói: “Ồ tôi nghĩ như thế này”, “tôi thấy điều đó”, “tôi nghe điều đó”. Nhưng để giải thoát thì chúng ta cần phải hiểu sự thật về bản tánh của tâm - bản tánh của tâm là Tuệ Giác. Tất nhiên, đôi khi đầu óc thông minh, sắc bén cũng được gọi là có trí thông minh, nhưng trí thông minh này không phải là Trí Tuệ thâm diệu (Wisdom) hay còn gọi là Tuệ Giác.
Chúng ta biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Thầy là một người rất lười biếng và làm việc rất chậm chạp. Đấy là bản tánh của Thầy và sửa tánh tật của mình quả thật rất khó. Thầy biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ (cười). Chúng ta có những thói quen xấu, chúng ta luôn luôn mắc lỗi lầm, chúng ta luôn luôn chậm trễ và chúng ta không thể tiến bộ nhiều
Câu chuyện ngài Dorupchen phá tan những vướng mắc vào kinh nghiệm thiền định tốt đẹp
Tác giả: Tulku Thondup
Trên đường từ Tsāri trở về Taklha Gampo, Tamchö Wangchuk gởi ngài tới một nghĩa địa để thực hành pháp Chö vào ban đêm và nói: “Bất kỳ điều gì xảy ra, đừng bỏ cuộc!” Vì thế Dodrupchen đi tới nghĩa địa và thực hành Chö vào buổi tối.
Hãy để các thí chủ có cơ hội tích lũy công đức – họ phải biết ơn Tam Bảo đã cho họ cơ hội cúng dường
Tác giả: Tulku Thondup
Ngài thường xuyên viếng thăm Đạo sư Rigdzin Kumārādza của ngài để hoàn thiện sự hiểu biết và chứng ngộ. Ngài đã năm lần dâng toàn bộ những sở hữu ít ỏi của ngài cho Đạo sư để tẩy sạch sự bám chấp của ngài vào những đối tượng vật chất. Nhờ danh tiếng của sự uyên bác và chứng ngộ của ngài, ngài có thể dễ dàng xây dựng những tu viện khổng lồ hay những ngôi nhà, nhưng ngài đã tránh những công việc như thế bởi ngài không quan tâm tới việc thiết...
Vô minh khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi mà không có nguyên nhân xác đáng
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Có rất nhiều nỗi sợ hãi trong tâm của chúng ta và chúng ta lo lắng về rất nhiều thứ. Vô minh khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi mà không có nguyên nhân xác đáng. Đôi khi, chúng ta thực sự không cần thiết phải lo lắng nhiều đến như vậy, nhưng bản tính của chúng ta là lo lắng về mọi thứ. Chúng ta thường làm nhiều thứ mà không có một lý do xác đáng và hiểu biết đúng đắn và điều đó dẫn tới nhiều bất ổn trong cuộc sống của chúng ta.
Con người thường dễ có lòng tin mù quáng, không dựa trên lý lẽ tốt đẹp hoặc tư duy đúng đắn
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Con người thường dễ có lòng tin mù quáng, không dựa trên cơ sở của học tập, nghiên cứu, không dựa trên một lý lẽ tốt đẹp hoặc tư duy đúng đắn. Chúng ta cần lòng tin rất trong sáng, lòng tin đến từ những nhân duyên tốt lành như: lắng nghe giáo lý, tư duy, quán chiếu kỹ lưỡng ý nghĩa của Pháp và cố gắng đạt tới ý nghĩa cốt tủy của Pháp, nỗ lực có được những trải nghiệm từ những việc học tập, nghiên cứu của mình.
Bậc Thầy Vĩ đại nhập niết bàn an trụ trong Tịnh quang Nền tảng
Tukdam (ཐུགས་ དམ་) là một thuật ngữ kính trọng để chỉ thực hành và trải nghiệm thiền định thường được sử dụng để chỉ khoảng thời gian khi một bậc thầy vĩ đại nhập niết bàn - trong thời gian ngài trụ trong Tịnh quang. Như Sogyal Rinpoche mô tả trong “The Tibetan Book of Living and Dying”:
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.