Trang chủ »»
Vô minh tạo ra tham muốn và tham muốn sinh ra sợ hãi
Tác giả: Gyalwang Drukpa XII
Nếu một ngày nào đó chúng ta đánh mất chiếc xe hơi sang trọng, và chúng ta không thể mua nổi quần áo đắt tiền; hay là chúng ta phát hiện ra rằng hàng xóm của mình có nhà và xe hơi đẹp hơn, chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy khổ đau. Mặc dù chúng ta vẫn còn quần áo để mặc và không thiếu thức ăn hay chỗ ở, và mặc dù nhận thức không phân biệt của chúng ta đang mãn nguyện, nhưng nhận thức phân biệt của chúng ta vẫn thấy xấu hổ và thua kém người khác. Hiển nhiên...
Tu Ngondro là luyện tâm để chuyển biến cái nhìn bất tịnh
Tác giả: Dzongsar Khyentse Rinpoche
Toàn bộ điều này dẫn đến việc luyện tâm. Theo truyền thống Tiểu thừa, ta luyện tâm thông qua giới luật về thân và khẩu; bằng cách cạo đầu, khất thực, khoác y, và từ bỏ các hoạt động thế tục, như cưới vợ hay chồng.
Nếu đủ sức mạnh, tâm chúng ta sẽ giảm bớt giận dữ và tất cả các loại hạnh phúc chân thật sẽ có thể tới
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Nếu tâm chúng ta không đủ mạnh thì ta luôn cảm thấy sợ hãi sự mong manh của vô thường, chúng ta rất dễ tức giận, dễ buồn chán và tuyệt vọng. Còn nếu đủ sức mạnh, tâm chúng ta sẽ giảm bớt giận dữ, buồn rầu, tuyệt vọng và tất cả các loại hạnh phúc chân thật sẽ có thể tới.
Phóng sinh là thực hành thế gian hay xuất thế gian - tất cả do động cơ làm việc đó quyết định
Vậy phóng sinh là kiểu thực hành gì? Điều đó cũng phụ thuộc vào động cơ của chúng ta. Cho dù động cơ là để tái sinh trong cõi trời hay cõi người, hoặc tránh đọa vào ba cõi thấp chứ không phải là mạnh khỏe hay trường thọ trong đời này, phóng sinh cũng chỉ là một hoạt động thế gian. Sử dụng động cơ làm tiêu chuẩn, giải phóng sinh vật vì sự giải thoát của chính mình khỏi luân hồi được xem là một thực hành Tiểu thừa xuất thế gian.
Sự khác biệt quan trọng và then chốt nhất giữa Phật giáo và ngoại đạo nằm ở việc Quy y Tam Bảo
Nói chung tri kiến, thực hành và hành vi của các truyền thống phi-Phật giáo (ngoại đạo) và truyền thống Phật giáo đều khác biệt và kết quả thì cũng vậy. Điểm khác biệt chính yếu nằm ở chỗ liệu người ta có quy y Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng hay không. Người quy y thì thuộc về Phật giáo; nếu không thì là ngoại đạo.
Nếu làm việc gì cũng mong dễ dàng và dễ chịu thì những khó khăn nhỏ bé nhất cũng làm ta sợ hãi, mất can đảm
Theo cách thế thông thường, ta phản ứng phù hợp với những trông đợi của ta. Nếu ta hy vọng mọi sự dễ dàng và dễ chịu, những khó khăn nhỏ bé nhất làm ta mất can đảm. Trái lại, nếu ta biết rằng có những khó khăn và nhiều trở ngại to lớn ở phía trước, ta sẽ không mất can đảm bởi vấn đề đầu tiên mà ta gặp. Những khó khăn dường như nhỏ bé bởi ta đã nghĩ rằng chúng tệ hại hơn!
Đắm chìm trong tiện nghi tầm thường thật nguy hiểm - nó ru chúng ta vào một cảm giác an toàn giả tạo
Tất cả chúng ta đều có một danh sách những việc mà ta trì hoãn tới ngày mai. Điều đó được gọi là lelo trong tiếng Tây Tạng, biểu thị một khuynh hướng mạnh mẽ về sự lười biếng, ngủ muộn, ngủ trưa, và đắm mình trong sự giải trí, xao lãng và tiện nghi tầm thường hàng ngày.
Thay đổi cách nhìn nhận về nhau sẽ chữa lành các mối quan hệ xung đột
Có thể có những xung đột giữa con và người đó một vài lần trước đây, nhưng hiện tại ta muốn con thay đổi cách nhìn của mình và trở nên hòa hợp với cô ấy. Thay đổi cách nhìn của con từ cách nhìn cũ và thay vào đó là một trái tim rộng mở, để thấy cô ấy là “lỗ chân lông của guru”. Cách diễn đạt “lỗ chân lông của guru” là muốn nói đến cách thức mà một người cần nhìn nhận một ai đó như là môt phần không thể tách rời từ guru, nhằm dẫn đến kết...
Khi bạn giúp hành giả thành tựu trong hiện tại, người khác sẽ giúp bạn thành tựu trong tương lai
Các con còn trẻ, đặc biệt tốt bụng và có năng lực. Hãy chỉ đơn giản tập trung vào chăm sóc các thiền giả ở các trung tâm nhập thất, hãy giúp đỡ họ và phục vụ họ, thế là rất tuyệt diệu rồi. Milarepa đã nói với những người phục vụ và chăm sóc các thiền giả: “Các thiền giả thiền định trên các tảng đá và những người cúng dường thức ăn sẽ được đầy đủ phước lực để đạt đến giác ngộ cùng với nhau”
Chúng sinh hành động cư xử theo duyên nghiệp riêng của họ
Giáo pháp của Đức Phật đã giải thích rằng nghiệp cá nhân của chúng sinh không giống nhau. Cùng một sự việc, một số người có thể cảm nhận như sự đau khổ kinh khủng, trong khi một số khác lại cảm thấy niềm vui. Vì vậy, chúng ta phải nhận ra những điều này, chúng ta không thể mong chờ tất cả mọi người đều có duyên nghiệp giống nhau.
Người không có sự nối kết thâm diệu này không phải là một đệ tử của Pháp và Phật
Trước khi gởi trọn niềm tin vào ai, chúng ta phải chắc chắn họ xứng đáng với niềm tin đó, nghĩa là người ấy có năng lực giúp đỡ chúng ta. Chỉ khi chúng ta chắc chắn điều đó, chúng ta hãy tin tưởng. Vậy thì cái gì là “đối tượng” của sự quy y không làm thất vọng chúng ta? Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - là những nơi quy y hoàn hảo và làm điều này là một thực hành của bồ tát.
Bởi tâm bám chấp vào những cảm giác nên ta luôn phóng đại những nỗi khổ của bản thân
Hỏi: Chúng con có thể tu hành tâm thức ra sao để tâm không bị ảnh hưởng bởi những nỗi khổ và những vấn đề của thân xác? Đáp: Thân thể chúng ta là kết quả của những hành động trước đây của ta và tâm ta phụ thuộc vào chúng. Tư tưởng “tôi mệt” do tâm tạo ra. Khi ta già đi, ta mắc bệnh và ta nghĩ “Tôi đau yếu,” điều này làm những đau khổ của ta tăng trưởng. Bởi ta bám chấp vào những kinh nghiệm, ta phóng đại những nỗi khổ của ta. Nếu một hành giả...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.