Trang chủ »»
Câu chuyện ngài Dorupchen phá tan những vướng mắc vào kinh nghiệm thiền định tốt đẹp
Tác giả: Tulku Thondup
Trên đường từ Tsāri trở về Taklha Gampo, Tamchö Wangchuk gởi ngài tới một nghĩa địa để thực hành pháp Chö vào ban đêm và nói: “Bất kỳ điều gì xảy ra, đừng bỏ cuộc!” Vì thế Dodrupchen đi tới nghĩa địa và thực hành Chö vào buổi tối.
Hãy để các thí chủ có cơ hội tích lũy công đức – họ phải biết ơn Tam Bảo đã cho họ cơ hội cúng dường
Tác giả: Tulku Thondup
Ngài thường xuyên viếng thăm Đạo sư Rigdzin Kumārādza của ngài để hoàn thiện sự hiểu biết và chứng ngộ. Ngài đã năm lần dâng toàn bộ những sở hữu ít ỏi của ngài cho Đạo sư để tẩy sạch sự bám chấp của ngài vào những đối tượng vật chất. Nhờ danh tiếng của sự uyên bác và chứng ngộ của ngài, ngài có thể dễ dàng xây dựng những tu viện khổng lồ hay những ngôi nhà, nhưng ngài đã tránh những công việc như thế bởi ngài không quan tâm tới việc thiết...
Vô minh khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi mà không có nguyên nhân xác đáng
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Có rất nhiều nỗi sợ hãi trong tâm của chúng ta và chúng ta lo lắng về rất nhiều thứ. Vô minh khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi mà không có nguyên nhân xác đáng. Đôi khi, chúng ta thực sự không cần thiết phải lo lắng nhiều đến như vậy, nhưng bản tính của chúng ta là lo lắng về mọi thứ. Chúng ta thường làm nhiều thứ mà không có một lý do xác đáng và hiểu biết đúng đắn và điều đó dẫn tới nhiều bất ổn trong cuộc sống của chúng ta.
Con người thường dễ có lòng tin mù quáng, không dựa trên lý lẽ tốt đẹp hoặc tư duy đúng đắn
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Con người thường dễ có lòng tin mù quáng, không dựa trên cơ sở của học tập, nghiên cứu, không dựa trên một lý lẽ tốt đẹp hoặc tư duy đúng đắn. Chúng ta cần lòng tin rất trong sáng, lòng tin đến từ những nhân duyên tốt lành như: lắng nghe giáo lý, tư duy, quán chiếu kỹ lưỡng ý nghĩa của Pháp và cố gắng đạt tới ý nghĩa cốt tủy của Pháp, nỗ lực có được những trải nghiệm từ những việc học tập, nghiên cứu của mình.
Bậc Thầy Vĩ đại nhập niết bàn an trụ trong Tịnh quang Nền tảng
Tukdam (ཐུགས་ དམ་) là một thuật ngữ kính trọng để chỉ thực hành và trải nghiệm thiền định thường được sử dụng để chỉ khoảng thời gian khi một bậc thầy vĩ đại nhập niết bàn - trong thời gian ngài trụ trong Tịnh quang. Như Sogyal Rinpoche mô tả trong “The Tibetan Book of Living and Dying”:
Là Phật tử chân chính thì ta phải có tâm rộng mở để học hỏi những điều hay từ các tôn giáo khác
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Trên đường đi từ Kargil tới Bokharbu tôi thấy có rất nhiều cây xanh, cây ăn trái được trồng ở các vùng đất của đạo Hồi. Nhưng khi tới vùng của đạo Phật thì thấy cây cối ít được trồng. Không phải vì chúng ta có Pháp nên không cần phải chăm lo việc trồng cây. Quý vị phải chăm lo đến việc nuôi sống bản thân, việc làm giàu cho đất đai.
Đức tin
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Đoạn kinh trích từ Phúc Âm của Thánh Gio-an theo tôi có lẽ là một đoạn quan trọng của Kinh Thánh. Điều đầu tiên làm tôi xúc động, vì nó gần giống với một đoạn văn đặc biệt của Kinh Phật trong đó Đức Phật tuyên bố người nào thấy được nguyên lý nhân duyên sinh người ấy nhìn thấy Pháp và người nào nhìn thấy Pháp, người ấy thấy được Phật Như Lai (Tathagata)
Tinh túy của ba lần chuyển pháp luân của Đức Phật được làm thành một pháp tu hoàn chỉnh – đó là ngondro
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Nói chung, có hai phẩm chất chính yếu của Tâm. Phẩm chất thứ nhất là Tánh Không. Phẩm chất thứ hai là Quang Minh. Để độ cho chúng sinh chứng ngộ hai phẩm tánh này, Đức Phật đã trao truyền Tứ Diệu Đế trong lần chuyển Pháp Luân thứ nhất. Lần chuyển Pháp Luân thứ nhất chính là nền tảng để nhận ra những ý nghĩa thâm diệu được dạy trong lần chuyển Pháp Luân thứ hai và thứ ba.
Hai khía cạnh cuối cùng quan trọng nhất của pháp tu tịnh hoá là chí tâm sám hối và phát nguyện
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Chính vì thế khi quán tưởng dòng cam lồ tuôn xuống từ đức Kim Cương Tát Đỏa, thì đó chính là cam lồ của Chư Phật, Bồ tát, A La Hán, Hoá Thần, Yogi và Yogini khắp mười phương, cùng với bậc Thầy Căn bản Thượng sư đang tịnh hoá cho bạn. Dòng cam lồ này tuôn tràn khắp các nơi và thấm từ đỉnh đầu của bạn, bạn cần quán rất rõ ràng.
Cam lồ tuôn xuống từ đức Kim Cương Tát Đỏa chính là cam lồ của Chư Phật
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ là: Đức Kim Cương Tát Đỏa, Căn bản Thượng sư, mười phương Chư Phật, chư Bồ tát và trọn vẹn ngôi Tam Bảo lúc này hợp nhất làm một, bất khả phân. Đây gọi là tâm chí thành mà chúng ta cần phải có đặc biệt khi tu tập Kim Cương Thừa.
Chúng ta chỉ muốn tìm cầu cái gì đó ở bên ngoài chứ không phải là Phật pháp
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Tại sao chúng ta không có đức tin vào Phật, không có đức tin vào sự giải thoát, vì chúng ta không hiểu biết gì về sự giải thoát, không hiểu biết gì về đức Phật. Phật là gì? Giác ngộ là gì? Giải thoát là gì? Chúng ta đều không biết.
Khi lễ lạy hãy nghĩ tưởng tới công đức của Tam bảo và nuôi dưỡng tâm chí thành, chí tín
Tác giả: Garchen Rinpoche
Khi lễ lạy, hãy nghĩ tưởng tới cây Quy y, quán tưởng cây Quy y. Đôi lúc hãy nghĩ tới tất cả những nhiễm ô của mình và thành tâm sám hối với mong muốn mãnh liệt được tịnh hóa hoàn toàn. Đôi lúc hãy nghĩ tưởng tới công đức của Tam bảo. Và điều quan trọng nhất là hãy nuôi dưỡng tâm chí thành, chí tín với Tam bảo.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.