Trang chủ »»
Chấp ngã là nguyên nhân khiến chúng ta liên tục tích lũy ác nghiệp
Nguồn gốc của nhị nguyên bắt nguồn từ cái “tôi”, từ tâm chấp ngã. Khi bị chấp vào cái tôi thì sẽ sanh khởi ra nhiều dính mắc khác. Từ chữ “tôi” mà hình thành chữ “của tôi”. Từ “của tôi” mà có nhiều thứ lôi thôi khác như là “bố của tôi”, “mẹ của tôi”, “anh của tôi” v. v.
Chỉ khi có tri kiến thanh tịnh ta mới đủ khả năng tu tập những Pháp tu cao cấp như pháp Yab-yum
Nếu tâm ta thanh tịnh thì các hình tướng bất tịnh lại là cơ hội tu tập và tăng trưởng Bồ Đề Tâm. Như Pháp tu Yab-yum (tu phối ngẫu), theo cách nhìn thế gian là bất tịnh. Nhưng với tri kiến thanh tịnh và sự hiểu biết về nó một cách đầy đủ, đúng đắn thì đó lại là một Pháp tu mãnh liệt.
Hiểu rằng mình là nguyên nhân chính đem khổ đau hay hạnh phúc cho mình thì ta mới có trách nhiệm với chính mình
Tác giả: Gyalwang Drukpa
Con người thường yếu đuối, không tự tin ở khả năng của chính mình, nên có cảm giác phải nương tựa vào Trời, Phật, thần thánh. Vì chúng ta chưa hiểu được và chưa tin vào tiềm năng của con người. - Ước nguyện của tôi là giúp con người có tự tin vào khả năng của mình.
Cần ý thức về những gì chúng ta gặp bây giờ, cả tốt lẫn xấu, đều là quả báo nghiệp mà ra
Tất cả mọi điều xảy ra trong cõi Ta bà đều do ngũ độc trong tâm chúng sinh gây ra. Nếu các con quan sát thì sẽ thấy khi xảy ra động đất có người chết, có người không chết. Những người chết, hoặc bị thương trong trận động đất là vì họ đã tạo ác nghiệp quá lớn.
Mọi hiện tượng xảy ra người ta chỉ thấy nguyên nhân gần mà không thấy nguyên nhân xa
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Hãy lấy ví dụ về một con sâu bướm. Bạn có biết tại sao bất cứ khi nào một con sâu bướm thấy lửa, nó sẽ bay thẳng vào lửa dù biết rằng chắc chắn sẽ bị thiêu cháy? Liệu nó có cố tình muốn tự sát?
Phước báu như trường thọ, thần thông lại có thể tạo duyên cho hành giả phạm nhiều ác nghiệp hơn
Tác giả: Khenpo Tsultrim Lordo
Nói chung, mọi người đều mong mỏi của cải, trường thọ hay sức mạnh diệu kỳ nào đó. Nhưng, về mặt dài hạn, thật khó để nói xem những điều này có thực sự tốt lành với một hành giả hay một cá nhân bình phàm hay không. Các bạn đều đã quen thuộc với câu chuyện của Đề Bà Đạt Đa.
Trong cuộc sống của chúng ta hiện giờ, tồn tại rất nhiều hệ thống tín ngưỡng. Những hệ thống tín ngưỡng thế gian này vốn được truyền từ đời này qua đời khác. Qua thời gian lâu dài được tồn tại và ăn sâu vào cuộc sống con người nên đã hình thành một thứ thói quen. Không thể nào trong một thời gian ngắn mà thói quen này sửa đổi ngay được. Con phải rất kiên nhẫn.
Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Sự giải thoát viên mãn chính là biết an trụ trong giác tánh hay trong đại viên mãn
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
“Sự thanh tịnh bổn lai của giác tánh chính là gốc rễ sinh ra những huyễn cảnh nhân duyên tương sinh của luân hồi và niết bàn; và biết cách an trụ trong giác tánh là chỉ giáo cốt tủy, được gọi là ‘ngộ một điều giải thoát tất cả’.” “Ngộ một điều giải thoát tất cả” chính là chứng ngộ Rigpa. Chứng ngộ ra Rigpa thì hành giả được giải thoát rốt ráo, không còn che chướng nào cả.
Tâm không có năng lực để thấy các pháp tồn tại như thế nào mà nó chỉ biết được phần bên ngoài
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Ngài Mipham Rinpoche nói rằng tâm vốn nhị nguyên. Bất cứ loại tâm nào - dù là tâm tiêu cực hay tâm tích cực hay tâm trung dung - chừng nào nó là tâm thì bản chất của nó là nhị nguyên. Chừng nào đó là tâm thì nó là huyễn, không phải là thực tại chân thật. Ở đây có nói rằng tâm nó vốn hư huyễn. Bất cứ loại tâm nào cũng đều hư huyễn. Vậy nên tâm vốn tự nó hư huyễn, ô nhiễm, sai lạc, bất tịnh.
Dzogchen phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và tuệ giác, tức bản tâm không phải là tâm
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Chúng ta luôn luôn dùng tâm để thấy, nghe, nghĩ và chúng ta nói: “Ồ tôi nghĩ như thế này”, “tôi thấy điều đó”, “tôi nghe điều đó”. Nhưng để giải thoát thì chúng ta cần phải hiểu sự thật về bản tánh của tâm - bản tánh của tâm là Tuệ Giác. Tất nhiên, đôi khi đầu óc thông minh, sắc bén cũng được gọi là có trí thông minh, nhưng trí thông minh này không phải là Trí Tuệ thâm diệu (Wisdom) hay còn gọi là Tuệ Giác.
Chúng ta biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ
Tác giả: Hungkar Dorje Rinpoche
Thầy là một người rất lười biếng và làm việc rất chậm chạp. Đấy là bản tánh của Thầy và sửa tánh tật của mình quả thật rất khó. Thầy biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ (cười). Chúng ta có những thói quen xấu, chúng ta luôn luôn mắc lỗi lầm, chúng ta luôn luôn chậm trễ và chúng ta không thể tiến bộ nhiều
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.