CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
Hơi thở: Năng lượng chữa lành, chất nuôi dưỡng sự sống, năng lượng, nguồn cảm hứng và sự liên lạc. Đối lập với nó là cái chết, điểm yếu, sự cô lập, tắc nghẽn và ngưng trệ.
Tỉnh giác: Tâm thức của sự chữa lành, tỉnh táo, chánh niệm, giác ngộ. Đối lập với nó là vô thức, lầm lẫn mê muội và xao lãng.
Bốn sức mạnh chữa lành: Hình ảnh, lời nói, cảm giác và niềm tin tích cực. Đây là chìa khóa, là trọng tâm của pháp thiền chữa lành được trình bày trong cuốn sách này.
Chấp vào mặt tích cực: Một lựa chọn hữu ích thay cho việc chấp vào mặt tiêu cực. Nếu chúng ta đã tạo dựng các thói quen chấp vào những thứ và tư tưởng tiêu cực và không thể hoạt động mà thiếu chúng thì sẽ có ích hơn nếu chấp vào những thứ và tư tưởng tích cực. Các nguồn tích cực sẽ mang đến cho chúng ta sức mạnh và an bình, và rồi chúng ta có thể buông lỏng bám chấp vào những thứ tích cực. Sẽ hữu ích nếu sử dụng các đối tượng tích cực làm bàn đạp để dần dần giải phóng sự kìm kẹp của chấp trước.
Chấp ngã: Nguồn gốc của mọi căn bệnh tinh thần, cảm xúc phiền não và bệnh tật thể chất. Chính sự bó buộc đến từ việc chấp ngã là “tôi”, “của tôi” và chấp cái khác là “cái này”, “cái kia”, “anh ta”, “cô ta”, vân vân. Khi đến lúc sự kìm kẹp của việc bám chấp trở nên chặt hơn thì nỗi đau và hỗn loạn của chúng ta trở nên trầm trọng và lớn hơn. Khi đến mức độ bám chấp được nới lỏng, chúng ta sẽ được chữa lành và cảm thấy thoải mái. Hoàn toàn buông bỏ bám chấp là hoàn toàn giải thoát chứng Phật quả.
Năng lượng chữa lành: Những đặc tính có thể làm phương tiện chữa lành. Trong cuốn sách này, các năng lượng chữa lành quan trọng nhất là nhiệt và hỷ lạc. Nhưng các phương tiện chữa lành cũng có thể là các đặc tính của ánh sáng, hư không, nước, gió, đất và ý niệm tích cực.
Các động tác chữa lành: Các hoạt động chữa lành, những di chuyển tích cực từ bên trong cho đến các sóng chữa lành và sự thay đổi. Các động tác chữa lành liên quan đến hành vi sống, giao tiếp, nối kết và tiến triển. Đối lập với nó là sự thiếu linh hoạt, yếu ớt, ngu đần, thụ động, ngưng trệ và cái chết.
Nhiệt hay hơi ấm: Năng lượng chữa lành, cần cho sự sống, lửa, sức khỏe, sức mạnh và niềm vui. Đối lập với nó là lạnh, đông lạnh, chết, buồn rầu hoặc đau ốm.
Hỷ lạc: Năng lượng chữa lành, năng lượng tích cực, nguồn cảm hứng, sức mạnh và sự chữa lành. Đối lập với nó là tiêu cực, yếu ớt, đau đớn, buồn rầu, ngu đần và đau khổ.
Nhất nguyên: Sự hợp nhất với kết quả thiền định. Vào cuối mỗi bài tập, và khi mọi bước thiền đã xong, chúng ta hợp nhất với cảm giác an bình, hỷ lạc hoặc bất kể cảm giác nào bạn có, giống như nước hòa với nước vậy, và an trú trong cảm giác đó một lúc. Đây là cách ta gieo hạt giống thiền định ở tầng sâu hơn trong tâm thức.
Tuy nhiên, một thiền giả Phật giáo tu thành công có thể dành toàn bộ thời gian thiền định để đi vào cảnh giới vô nhị.
Sự rộng mở: Bầu không khí hoặc thái độ chữa lành, giác tỉnh, an bình, vô biên. Đối lập với nó là hạn chế, ngưng trệ, tắc nghẽn, thiên vị, tham luyến, bám chấp và ích kỷ.
An lạc: Mục tiêu của việc chữa lành. Niềm an bình là việc nhận biết các cảm nghiệm an bình và nhận biết những biểu hiện của tâm trí chúng ta. Nó không phải chỉ đơn giản là một trạng thái trung tính của phần còn lại hay sự vắng bặt suy nghĩ hay hành động theo kiểu say thuốc hay buồn ngủ, cũng như không phải chỉ là sự vắng mặt của những cảm xúc tiêu cực và thiếu hòa hợp về thể chất. Không có niềm vui nào lớn hơn sự tỉnh giác về an bình; không gì có thể khiến ta lo âu nữa nhờ sức mạnh đến từ sự tỉnh giác này.
Đối tượng tích cực: Bất kỳ đối tượng nào mang đến niềm an lạc trong ta. Đối tượng này là một nguồn chữa lành thực sự.
Hơn nữa, những nguồn gốc có đặc tính tâm linh sẽ có sức mạnh chữa lành lớn hơn các hình ảnh tích cực thông thường, nếu chúng ta tin vào sức mạnh của chúng, bởi vì các nguồn gốc tâm linh được sinh ta từ các đặc tính sâu hơn và mạnh hơn.
Các nguồn tâm linh có thể là các vật có thật hoặc là các hình ảnh, âm thanh, cảm giác do quán tưởng, những nơi linh thiêng, các chất được ban phước, những vị thần thánh hoặc thiền.
Chúng ta sử dụng sức mạnh của họ làm nguồn và phương tiện chữa lành như thể sức mạnh chữa lành đến từ họ. Trên thực tế, sức mạnh chữa lành đến từ chính tâm thức chúng ta, và ta đang sử dụng các nguồn bên ngoài đơn thuần là để hỗ trợ việc chữa lành.
Nguồn sức mạnh: Sự hiện diện tích cực. Đó có thể là một vị Phật, một vị thần, và hình ảnh, lời cầu nguyện, cảm nghiệm hoặc ý tưởng. Hoặc đó cũng có thể là một hình ảnh thế tục, thí dụ như một bông hoa đẹp, bầu trời cao rộng, một âm thanh êm dịu hay một cảm giác an lạc. Bất kỳ đối tượng thật hoặc đối tượng tinh thần sẽ là một nguồn chữa lành có sức mạnh lớn lao nếu nó có các đặc tính tích cực và được tâm nhìn nhận là tích cực.
Chuyển hóa: Chuyển những vấn đề của chúng ta thành tích cực bằng cách khéo sử dụng các hình ảnh, lời nói, cảm xúc và niềm tin. Chẳng hạn nếu chúng ta đối mặt với nỗi đau, chúng ta có thể nhớ lại một trải nghiệm hạnh phúc và an bình trong quá khứ làm tác nhân chữa lành hay điểm tập trung tâm linh. Sau đó chúng ta nghĩ và cảm nhận rằng nỗi đau đã thâm nhập vào cảm nghiệm an bình này và cảm nhận nỗi đau đã trở thành niềm an lạc, như muối hòa vào nước vậy. Ngài Dorupchen Đệ Tam nói về sự chuyển hóa này như sau: “Điều quan trọng là đạt được cảm nghiệm với một tác nhân chữa lành trước.” Sau đó, với tác nhân chữa lành này, việc chuyển hóa các vấn đề của bạn sẽ đạt hiệu quả cao.