Trang chủ »»
Thượng sư trong Kim Cang Thừa là người có những trải nghiệm chân thật
Trong Phật Giáo Kim Cương Thừa, chúng ta thường nói đến Thượng sư và đệ tử, thượng sư là người thầy hướng đạo dẫn dắt đệ tử. Đây là một trong những lý do tại sao Thượng sư cần phải hội tụ đầy đủ những phẩm hạnh.
Nếu bạn luôn lấy Guru Yoga làm cốt tủy cho việc tu hành của bạn thì chỉ mình pháp ấy thôi là đã đủ – ngay cả nếu bạn không thực hành pháp nào khác nữa
Tác giả: Patrul Rinpoche
Pháp tu quy ngưỡng của Bổn Sư Du Già là con đường duy nhất đánh thức được trong bạn trạng thái chứng ngộ như nhiên phi tạo tác. Không phương pháp nào khác có thể đem lại sự chứng ngộ như thế.
Chỉ dẫn cốt tuỷ soạn riêng cho mỗi học trò được truyền từ Guru đến đệ tử trong một truyền thừa không gián đoạn
...thay vì vậy, họ có thể tìm ra một người rất hiểu biết giáo pháp, một bậc thầy của một dòng truyền thừa đích thực, người có thể dạy cho họ điều họ thực sự cần thông qua những lời chỉ dẫn cốt tuỷ được soạn riêng cho mỗi học trò, được truyền từ bậc thầy đến học trò trong một dòng truyền thừa không gián đoạn bắt nguồn từ những vị đại thành tựu giả như Đức Liên Hoa Sinh, Naropa, Atisha (A-đề-sa) và Virupa cho đến những bậc thầy của thời...
Để làm Guru ai đó không dễ dàng và để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào
Chữ “Guru” rất nặng. “Guru” có nghĩa là một ai đó cao hơn tất cả mọi người khác. Cái gì làm cho Guru cao hơn hết thảy mọi thứ? Để làm Guru ai đó không dễ dàng. Để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào. Vì để làm một đệ tử, làm một người tu, thì phải có đủ các phẩm chất: trung thực, hiểu biết, thông tuệ, siêng năng v.v. Những phẩm chất này làm nên người đệ tử đích thực.
Trước khi thiết lập kết nối Pháp người tu phải khảo sát, phải biết rõ về vị thầy. Rồi sau đó mọi thứ mới bắt đầu
Kết nối nghiệp quyết định ai là Guru của bạn. Kết nối nghiệp rất quan trọng. Nói chung, có rất nhiều yêu cầu về một vị Kim cang Thượng sư. Một vị đạo sư phải có nhiều phẩm hạnh. Người đó phải đạt những tiêu chuẩn được mô tả trong kinh sách. Nếu muốn tìm bậc chân sư hãy khảo sát các phẩm hạnh nơi người thầy. Xem người đó có thông tuệ giáo lý không, có từ bi và trung thực hay không. Người đó đối nhân xử thế có đúng Pháp không, hay luôn việc trái....
Bổn sư Du già là pháp tu hàng ngày của người tu Kim Cang Thừa
Nếu bạn không hiểu được rằng suối nguồn quy y vô hạn lưu xuất từ trí tuệ từ bi của Guru giống như những tia sáng từ mặt trời, và mọi thứ đều nằm trọn và chắt lọc trong đạo sư thì bạn sẽ giống như Đạo sư Marpa. Phải lựa chọn giữa Guru Naropa và Bổn tôn Chakrasamvara, Ngài đã cho rằng Bổn tôn quan trọng hơn Guru và kết quả là mặc dù dòng giống Pháp cùa Ngài dài hơn một dòng sông, nhưng dòng giống con người của Ngài chóng tàn hơn một bông hoa.
Bổn sư Du già là pháp tu hàng ngày của người tu Kim Cang Thừa
Nếu bạn không hiểu được rằng suối nguồn quy y vô hạn lưu xuất từ trí tuệ từ bi của Guru giống như những tia sáng từ mặt trời, và mọi thứ đều nằm trọn và chắt lọc trong đạo sư thì bạn sẽ giống như Đạo sư Marpa. Phải lựa chọn giữa Guru Naropa và Bổn tôn Chakrasamvara, Ngài đã cho rằng Bổn tôn quan trọng hơn Guru và kết quả là mặc dù dòng giống Pháp cùa Ngài dài hơn một dòng sông, nhưng dòng giống con người của Ngài chóng tàn hơn một bông hoa.
Do tâm Đại Bi vì lợi lạc chúng sinh chư Phật xuất hiện trong hình tướng chư Đạo Sư
Để đáp ứng một cách phù hợp với tâm của chúng sinh, chư Phật thị hiện sắc thân giả hợp vì lợi lạc của chúng sinh, để mang lại lợi lạc cho họ theo những phương cách phù hợp với nhu cầu cùa họ. Nương theo duyên khởi, các Ngài xuất hiện giống như ánh trăng phản chiếu trong nước, một mặt nhờ sức mạnh của tâm Đại Bi và những lời cầu nguyện của các Ngài, và mặt khác do công đức của chúng sinh.
Guru là hiện thân lưu xuất và hợp nhất tất cả các đối tượng quy y
Tâm của Bổn sư là Pháp thân, khẩu của Ngài là Báo thân, thân của Ngài là Hóa thân, các phẩm tính cùa Ngài là chư Bổn tôn và các hoạt động của Ngài là chư Hộ pháp. Do đó, vị Thầy là suối nguồn quy y vô hạn tất cả phóng chiếu ra và hợp nhất lại. Giống như nguồn gốc cùa tất cả các tia sáng mặt trời là mặt trời, và về cơ bản tất cả được hợp nhất lại trong đó.
Theo truyền thống Dzogchen Đại Viên Mãn bạn phải xem Guru là Phật Pháp Thân
Theo truyền thống Dzogchen, xem Guru là một học giả bình thường, một A La Hán siêu việt, một vị Bồ tát siêu việt, một vị Phật Hóa thân, hoặc thậm chi là một vị Phật Báo thân sẽ không đạt thành tựu rốt ráo: bạn phải xem Ngài là Phật Pháp Thân (Dharmakạya).
Họ dạy Pháp mà chẳng quan tâm: họ có nắm được nền tảng pháp đó và có được truyền thừa hay không
Thời buổi ngày nay là thời buổi của thịnh vượng [vật chất] cho nên các lạt ma, các tulku, các khenpo cứ nói: "Đừng để đầu óc các con quay cuồng vì của cải vật chất" nhưng đầu óc của họ lại cứ bị quay cuồng bởi những thứ ấy. Tình trạng tệ hại này không chỉ có trong Phật giáo Tây Tạng mà cả trong Phật giáo phía nam, Phật giáo Trung quốc, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo phương Tây
Chính duyên nghiệp và nguyện lực đã đưa chúng ta hội ngộ
Nghiệp lực đưa tôi sinh ra ở Tây Tạng - xứ tuyết giàu gió lạnh thấu xương và nghèo ôxy, hơi ấm. Tuổi thơ mãi tới khi lên mười tôi chưa hề thấy một cọng rau. Những năm tháng đó thức ăn tôi chỉ là sữa chua mùa hè, bột tsampa mùa đông. Tôi chỉ là cậu bé du mục bình thường lớn lên ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Về môi trường và giáo dục thì từ nhỏ tôi chỉ là một cậu bé chăn gia súc không có chút hiểu biết gì...
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống có thể ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.