Mục 4: Tám Tương Tự
Bản văn chia thành tám chương, mỗi chương xử lý một trong tám tương tự, kết luận toàn bộ với những câu kệ hồi hướng. Mỗi chương chia thành những phân đoạn của Cái Thấy và Thiền Định. Những phần trong những phân đoạn của Cái Thấy và Thiền Định được ấn định trong bản dịch bởi những hàng để trống.
Phần về cái thấy trong mỗi tám chương của sự tương tự bắt đầu với một nhắc nhở về thực tại bất nhị của tịnh quang của bản tánh của tâm (trạng thái tự nhiên của hiện thể, của cái đang là) trong đó hoàn cảnh mê lầm của kinh nghiệm sanh tử bình thường sanh khởi. Cái trước được gọi là ảo giác như huyễn thuật vô nhiễm và cái sau là ảo giác như huyễn thuật của những khái niệm sai lầm. Sự phân biệt được khảo sát ở đầu chương Giấc Mộng, nơi Longchenpa đưa nó vào như điểm bắt đầu của luận – chúng ta bắt đầu bằng nhận biết ngục tù của những cấu trúc nhị nguyên của chúng ta. Cũng ở đây, trong sự diễn tả của ngài về cái nhìn mê lầm của chúng ta, ngài phân biệt giữa sự mất tỉnh giác sanh ra một cách ngẫu nhiên, đồng thời với mỗi tri giác giác quan và sự mất tỉnh giác đi cùng với hoạt động trí năng khái niệm và ý tưởng hóa tìm cách chọn lựa, tinh lọc và phóng chiếu những khái niệm mà bấy giờ chúng ta xem là huyễn hóa quy ước. Mỗi chương so sánh kinh nghiệm như huyễn của những khái niệm sai lầm của chúng ta với một trong tám tương tự – mộng, huyễn thuật, ảo ảnh, tiếng vang…
Sự khác biệt giữa maya vô nhiễm vốn là trạng thái tự nhiên của hiện thể chúng ta và maya bị ô nhiễm bởi hoạt động trí năng được nhấn mạnh để sự nhận biết cái sau là không gì khác với cái trước có thể giải quyết cái có vẻ là nhị nguyên giữa trạng thái tự nhiên của hiện thể chúng ta và trạng thái vô minh hiện giờ của chúng ta. Sự khác biệt ấy được giới thiệu ở đây như căn cứ của cái hiểu về nhu cầu ‘làm lạnh đàng sau an vui’. Đây là phương tiện thiện xảo của atiyoga và cho phép biện chứng Dzogchen hoàn thành pháp thuật của nó, bắt đầu với khẳng định rằng bởi vì vô minh sanh khởi trong và như là bản tánh nguyên sơ của tâm, nó không bao giờ trở thành cái gì khác hơn là bản tánh của tâm. Ảo tưởng rằng nó trở nên một thực tại tách biệt được chỉ ra bằng sự mê lầm mong manh của tám tương tự. Phần còn lại của những đoạn về cái thấy trong Giấc Mộngcung cấp một cái hiểu mê lầm sanh khởi từ trạng thái tự nhiên vô nhiễm của hiện thể như thế nào giống như kinh nghiệm về sự tương tự tương ứng, tất cả nằm trong những lời dạy dùng mệnh lệnh cách của động từ – ‘hãy nhận biết’, ‘hãy chứng ngộ’, ‘hãy thấy’, v.v… Những dòng cuối của mỗi phân đoạn về cái thấy trở lại một khẳng định về bất nhị.
Phân đoạn về thiền định trong mỗi chương đề cập trước tiên đến yoga của trạng thái thức và rồi yoga giấc mộng. Giáo huấn về những thực hành nền tảng và guru yoga được quy định trong tất cả tám phương diện của phương diện lúc thức của maya yoga được ban cho ở bắt đầu của phần đoạn thiền định trong Giấc Mộng. Sau những sơ bộ này, trong mỗi thiền định của tám cái chúng ta được dạy cần phải khao khát tâm thức maya bằng cách gợi ra bản tánh thực tế của tương tự tương ứng. Sự khao khát này nằm trong hình thức cầu nguyện ra lời, ‘Nguyện con nhận biết mọi kinh nghiệm của con là giấc mộng’. Nó xác nhận hàm ý rằng nội quán của cái thấy thì không tách lìa khỏi thực tiễn của thiền định. Bởi vì cái thấy và thiền định là hai mặt của cùng một đồng xu, điều này là đương nhiên trong Dzogchen. Đó là sự khác nhau, chẳng hạn, giữa mệnh lệnh ‘hãy nhận biết hiện diện vốn sẵn tự hiện hữu’ và giáo huấn ‘hãy để cho tâm chúng ta an định, không biến động, không có hy vọng hay sợ hãi trong không gian như ảo ảnh của mọi kinh nghiệm (Tương tự thứ Tư) hay ‘hãy an trụ trong như nhau, cho phép tâm tri giác bất cứ cái gì sanh khởi giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước (Tương tự thứ Năm)’.
Hơn nữa, rõ ràng ở đây rằng thực tiễn chính yếu của maya yoga là đồng nhất trong cả tám phương diện. Sự khác biệt chỉ nằm ở cánh cửa chúng ta dùng để vào cùng một phòng. Tư tưởng tư biện lan man với nó chúng ta bắt đầu củng cố nội quán rằng mọi kinh nghiệm là giống như một giấc mộng hay rằng khoảnh khắc đặc biệt này của kinh nghiệm thì giống như một giấc mộng, là cửa vào cùng một sự nhận biết mọi maya là vô nhiễm. Sự thực hành yoga giấc mộng được diễn tả dài trong tương tự thứ nhất – Giấc Mộng – và trình bày ngắn hơn trong tương tự thứ hai – Màn Huyễn thuật. Nó chỉ được đề cập thoáng qua trong những chương tiếp bởi vì sự thực hành vẫn cốt yếu như vậy. Ý định của Longchenpa là mỗi tương tự cung cấp một nội quán mới mẻ vào bản tánh của thực tại (dharma ), mọi biến cố và hoàn cảnh (dharma), là maya. Bản toát yếu sau gồm những đặc trưng nổi bật chọn lọc từ văn phong cô đọng và mãnh liệt của Longchenpa.
Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
Chương thứ nhất giới thiệu cái thấy, thiền định và quả của maya yoga. Phần đoạn ngắn về Cái Thấy đưa vào ý niệm căn bản của maya như hai mặt, maya vô nhiễm và maya bị khái niệm hóa, và rồi phân biệt sự đánh mất bên trong tánh giác và vô minh của những dựng lập cấu trúc và khái niệm thuộc trí năng. Những lời dạy về cái thấy xác nhận tánh nhất thể của maya hai mặt là tánh giác giống như bầu trời và nó giống như giấc mộng. Phân đoạn dài về thiền định diễn tả những thiền định làm hiện thực hóa nội quán của cái thấy. Mỗi thời thiền định bắt đầu với nền tảng quy y và Bồ đề tâm và rồi guru-yoga. Thực hành chính trong thời thiền và sau đó được củng cố trong mỗi thời thiền là yoga giấc mộng từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, hai mươi bốn giờ/bảy ngày, không thiền định mà chúng ta kinh nghiệm trong những khoảng giữa của các thời thiền chính thức.
Yoga giấc mộng có hai phần: giấc mộng khi thức và giấc mộng khi ngủ. Trong cả hai, tham thiền là như nhau. Biết tính chất không có chất thể nội tại của mọi hình tướng xuất hiện, mọi hoàn cảnh, thức hay ngủ, chúng ta thư giãn trong sự không thật của mọi kinh nghiệm, trong thực tại của maya bất nhị. Trong giấc ngủ, qua một vắng mặt của sự không bám nắm giấc mộng, chúng ta mộng giấc mộng sáng tỏ. Ở đây sự chuyển hóa và sự nhân lên của lưu xuất, và du hành trong thế giới mộng, cung cấp một khuôn khổ đáp ứng những mục tiêu của hiện diện thanh tịnh bi mẫn. Chương chấm dứt với một chỉ dẫn ngắn không chỉ về tính sáng tạo được sanh ra bởi yoga giấc mộng khi ngủ, mà cũng về kết quả của thực hành không thiền định hai mươi bốn giờ/bảy ngày.
Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
Cần ghi nhận rằng ‘màn huyễn thuật’ có thể có hai nghĩa theo nhấn mạnh chỗ nào. Một màn huyễn thuật là một xe nhỏ của người làm nghề huyễn thuật. Một màn huyễn thuật là một sự phô diễn huyễn thuật, trong trường hợp của chúng ta là một phô diễn của maya khắp các giác quan và nhiều chiều. Cái trước là một tương tự của maya; cái sau là một diễn tả ẩn dụ về nó. Sự so sánh với sự biểu diễn của nhà huyễn thuật là tương tự với màn huyễn thuật qua suốt chương này, trong đó Longchenpa đưa vào bốn thí dụ thích hợp với maya yoga: maya của đời sống hàng ngày, nó là thật tánh của tâm, nhưng vẫn làm chúng ta lầm lẫn; maya là sự lừa gạt được tri giác như cái cần được khử nhiễm; maya là sadhana – thực hành khử nhiễm; và maya như là sự huyễn hóa nguyên sơ của tánh giác nội tại.
Để minh họa tất cả tri giác thuộc sanh tử của chúng ta là những chế tạo quanh co từ tính đơn giản giống như ảo giác của người huyễn thuật xuất hiện nhiều hơn những dụng cụ, Longchenpa gợi ý tri giác của chúng ta về tâm của những người khác. Giống như mình, người khác không có bản chất nội tại và bởi thế không thể nói được là hiện hữu độc lập như là thường hằng hay thậm chí một tia chớp. Chúng ta chỉ biết họ như những phóng chiếu trí năng thêm thắt bằng những tạo dựng và những giả định thoáng chốc, tất cả mọi cái đó xác định nhân cách và thuộc tính của họ. Người ta không gì khác hơn những ảo ảnh của giấc mộng ban ngày.
Để làm mạnh thêm ý niệm lừa dối của maya, chúng ta có thể nói rằng tri giác của chúng ta về người khác là một lời nói dối và tri giác về thế giới chúng ta sống là một lời nói dối tầm mức vũ trụ. Bởi vì sự nhận biết những lời nói dối này cung cấp một cơ hội cho sự khinh khoái của hiện thể, chúng ta cũng có thể gọi nó là một trò đùa – một trò đùa vũ trụ. Longchenpa ám chỉ ý niệm lời nói dối vũ trụ và trò đùa vũ trụ trong phần thiền định.
Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
Cần phân biệt rõ giữa ảo ảnh thị giác và ảo giác. Một ảo ảnh thị giác có từ một đối tượng thị giác được giải thích sai bởi con mắt và trí năng, như một miếng vải đen treo trên xà nhà mà lầm là một con dơi. Một ảo giác là một phóng chiếu của tâm thức độc lập với cái bên ngoài nào. Nó được minh họa theo truyền thống là những mê lầm do loại cây dhatora (táo gai).
Ảo giác cũng có thể dùng như một tương tự của maya nhưng Longchenpa đề cập ở đây trong tương tự thứ ba với ảo ảnh thị giác để xói mòn niềm tin của chúng ta vào thế giới cụ thể bên ngoài. Sự nhấn mạnh ở đây vào thế giới bên ngoài là như huyễn vì nó không có lõi, không có nhân, hay ‘tự ngã’. Môi trường chung quanh của chúng ta chắc chắn được các giác quan thấy nhưng thật ra không hiện hữu, ‘vắng mặt’, bởi vì không nền. Hãy khảo sát nó với con mắt nội quán và giống như ảo ảnh thị giác, nó tan biến và những dè dặt lý trí của chúng ta không tránh khỏi tiêu tan. Quang cảnh thuộc giác quan có vẻ ở ngoài xuất hiện như là thật chỉ bởi vì nhu cầu an toàn của chúng ta trong mỗi sự cố giác quan, một tiến trình trôi chảy tự nhiên từ sự chắc thật của một bản ngã để thoát khỏi sự sợ mất bản ngã. Như vậy, nhận biết bản tánh như bầu trời của tâm là tương thích trực tiếp với sự mất bản ngã của chúng ta.
Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
Trong nghiên cứu về ảo ảnh, Longchenpa khám phá minh họa tốt nhất của maya là vắng mặt nhưng hiển hiện, không hiện hữu nhưng thấy được. Tuy nhiên, vừa lúc tâm lý trí trượt chân và dừng lại, tan biến trong tri giác của ảo ảnh nghịch lý, nhìn thẳng vào maya ô nhiễm như mê lầm tưởng tượng tâm bèn được trở lại trạng thái vô sanh bất nhị của nó. Cái nhìn thấy toàn thể của maya ô nhiễm, có vẻ có chất thể, trụ trên cảm thức một cái tôi và bởi vì không có cái gì như vậy hiện hữu, khi chúng ta nhìn thẳng vào bản tánh của tâm, trí năng bị chặn đứng và trạng thái tự nhiên của niết bàn được phát lộ.
Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
Maya thì giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước, hay giống như một phản chiếu trong một tấm gương. Maya không phải là một phản chiếu của một vật hiện hữu tách biệt. Trong tương tự nổi tiếng khác được atiyoga gợi ra, ảo ảnh giác quan giống như quang phổ cầu vồng do khúc xạ của một tia sáng mặt trời qua một pha lê tạo ra. Maya có thể là một khúc xạ của một tịnh quang, nhưng nó không phải là một phản chiếu của một vật có vẻ cụ thể. Ý nghĩa của sự phản chiếu của mặt trăng trong nước là bản chất huyễn thuật của nó. Nó xuất hiện nhưng không có hiện hữu chất thể. Chúng ta không thể đặt ngón tay lên nó để nắm bắt nó. Cố gắng chạm vào một hình ảnh của mặt trăng trong nước thì sự phản chiếu sẽ tan thành vô số làn sóng sáng lăn tăn. Chúng ta chỉ cần nhận biết nó như là nó.
Trong tánh giác nguyên sơ bình an mà hình ảnh thiền giả ngồi cạnh một ao nước ngắm nhìn sự phản chiếu của mặt trăng tròn đầy trong nước gợi ra, Longchenpa, trong tương tự thứ năm, đưa vào ý niệm tự phát và củng cố thêm lời dạy về không hành động. Trong ngữ cảnh Dzogchen này, từ ‘tự phát’ không diễn tả nhiều về cách thức xuất hiện của một hình ảnh trong bản tánh trong vắt của tâm mà đúng hơn nói về đặc tính của chính hình ảnh. Hình ảnh không phải ‘được sáng tạo tự phát’, hàm ý một người sáng tạo, một sự sáng tạo và hành động sáng tạo, mà đúng ra, nó là một khoảnh khắc không có thời gian của thực tại không thể diễn tả, không được tạo ra trong một tiến trình thời gian cũng không hiện hữu như một vật được kết tinh của sáng tạo. Maya của mọi hoàn cảnh là tính tự phát, thoát khỏi những giới hạn của mọi khái niệm thời gian. Không hành động, mặt khác, là trạng thái tự nhiên của tâm trong đó tính tự phát xảy ra, bao gồm sự đầu hàng của mọi hướng đích và tìm kiếm chiến lược. Bất cứ nơi nào chúng ta được khuyến khích chỉ để cho nó là và thư giãn trong bản tánh của tâm, trong không gian nhất thể, trong trạng thái tự nhiên của cái đang là, đó là không hành động. Tuy nhiên, không hành động không phải là bất động, tĩnh chỉ; nó không kèm theo một sự mất mát hay giảm sút sự nở hoa hay cách thế hiện hữu riêng biệt nào.
Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
Trong quan kiến Dzogchen Longchenpa dùng tương tự của tiếng vang để gợi ra bản tánh của tâm trong mọi kinh nghiệm, trong mọi sự cố. Không phải tri giác về sự nghe được nghiên cứu ở đây mà là sự tương tự của tiếng vang với mọi kinh nghiệm giác quan, khi nó không có chất thể và trống không, không có nguồn gốc rõ ràng, hầu như không có nguyên nhân. Với sự nhận biết này, không có gì để làm nữa. Không có sự phân biệt phải làm giữa cái tuyệt đối và tương đối bởi vì kinh nghiệm của khoảnh khắc thì vượt khỏi trí năng và không có gì chúng ta có thể nghĩ hoặc tin khiến tạo ra bất kỳ khác biệt nào với thực tại của maya vô nhiễm.
Trong phần thiền định, sau khi khuyến khích chúng ta nhận biết mọi kinh nghiệm là trống không như tiếng vang, Longchenpa tập chú vào tánh Không của mọi tiếng vang. Đặc biệt, ngài xem xét tánh Không của lời tán dương và chê trách để minh họa tánh Không của mọi ấn tượng giác quan nào. Khi lấy những lời của những người khác như cơ hội để tự làm quen với kinh nghiệm như là tiếng vang, ngoài việc chứng ngộ bản tánh của tâm chúng ta còn trau dồi đức kham nhẫn. Cũng thế, khi nhìn với nội quán vào một xúc cảm phát sanh, đặc biệt tức giận, lấy nó như một hoàn cảnh ngẫu nhiên, giống như tiếng vang, chúng ta thoát khỏi những hoàn cảnh gây ra những trạng thái xúc cảm thần kinh
Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
Thành phố của các càn thát bà là một xứ huyền thoại. Thành Càn thát bà là một cái nhìn thấy được phóng ra bên ngoài trong bầu trời. Như một cái nhìn thấy bên trong nó là một giấc mộng ban ngày hay một chuyện hão huyền; ở bên ngoài nó là những lâu đài trong không khí, xứ sở trong mây, xứ sở huyền thoại của những nhạc sĩ cõi trời.
Trong tương tự thứ bảy này Longchenpa đi xa hơn trong sự đồng nhất của maya nhiễm ô và maya vô nhiễm. Ngài nhận định bằng khá nhiều lời rằng bản tánh của sanh tử là niết bàn. Chúng ta chỉ cần nhận biết thế giới được giác quan làm hiện ra đặt nền trên hư không và chúng ta thư giãn trong tánh giác nguyên sơ bất nhị của trạng thái tự nhiên của hiện thể.
Ở đoạn chót về cái thấy Longchenpa chỉ ra một thiền định cho những khoảnh khắc (và những tái sanh) khi chúng ta thất bại không nhận biết bản tánh của tâm trong mỗi khoảnh khắc của tại đây và bây giờ. Chúng ta biết một cách trí năng rằng mọi kinh nghiệm giống như một thành càn thát bà, một phóng chiếu của maya, rằng hành động là không hành động trong bản tánh tinh túy của nó và rằng từ bỏ và cam kết giới nguyện đều như huyễn. Nhưng khi có một niềm tin còn sót vào một người thật hay một bản ngã, một chất thể vũ trụ hay một thần linh, chừng đó sự nhận biết không đạp tung cái tôi thì vẫn còn sự khao khát một lý tưởng không thể thực hiện. Trong trường hợp ấy sự giới thiệu là làm việc với những cảm xúc, theo những lời dạy của Đại thừa, Tantra hay Dzogchen.
Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
Longchenpa giả định rằng đọc giả của ngài đã quen với những xuất hiện hay những hiện hình, trong đời họ, hoặc hồn ma, những thần địa phương, hay những nhìn thấy những bổn tôn Phật và vân vân. Sự nhìn thấy xuất hiện như vậy là phần của văn hóa tôn giáo Tây Tạng. Văn hóa Tây phương duy vật của chúng ta có khuynh hướng không khuyến khích kinh nghiệm như vậy và thậm chí còn chế nhạo. Thế nên bài học đầu tiên rút từ Xuất hiện là khoan dung, chấp nhận và cuối cùng thuận theo những hiện tượng của bản thân sự xuất hiện. Lối tiếp cận maya này là ích lợi bởi vì khi hình dung chẳng hạn những con ma, tâm lý trí bị lúng túng, lưỡng lự, và tự nhiên rút vào sự treo lơ lửng, cho phép bản tánh của tâm soi chiếu suốt qua.
Trong chương dài này Longchenpa ôn lại toàn bộ cái thấy Dzogchen của bảy chương trước. Nhưng như một đỉnh điểm của sự tập chú di động từ thế giới bên ngoài nơi những chương đầu, chính những chúng sanh trên bánh xe đời sống mà ngài trước tiên quy chiếu đến sự xuất hiện. Tuy nhiên, những chúng sanh gắn liền với môi trường chung quanh của họ, được hợp thành một ảo ảnh duy nhất giống như một xuất hiện. Toàn thể ảo ảnh bao la này, gồm nội dung xúc cảm của nó, khi để một mình, không có sự can thiệp của trí năng, thì không gì khác hơn thực tại của Phật tánh của chúng ta, biểu lộ như ba thân Phật và các cõi Phật, mở trống vô biên, thanh tịnh và nguyên sơ – bản tánh của tâm.
Với xác tín dựa trên kinh nghiệm rằng toàn thể mạn đà la của kinh nghiệm chúng ta thì giống như một xuất hiện, chúng ta có thể đốt cháy những cây cầu thứ lớp và dần từ bỏ tiến trình giải cấu trúc của trí năng ích kỷ đã đưa chúng ta đến điểm này. Nhị nguyên chủ thể và đối tượng riêng biệt hóa và cụ thể hóa những yếu tố đặc biệt của kinh nghiệm chúng ta không còn vững chắc, thế nên giống như những sừng thỏ, mọi đặt tên tưởng tượng của chúng ta lên tánh Không của thực tại tan biến. Những ý kiến và sở thích của chúng ta trở thành một phần của mê lầm phổ quát, liên chủ thể, và thực tại duy nhất là cái vượt khỏi những khái niệm và cấu trúc của ý tưởng, khỏi những chức năng chọn lựa và giải thoát của tâm hiểu biết. Không có một tạo tác ngôn từ nào có thể đánh giá đúng kinh nghiệm sau khi nó được nhận biết như hình tướng – ánh sáng xuất hiện. Những đặt tên là dành cho chim chóc. Bất kỳ bàn luận nào về bản tánh của thực tại chỉ là không khí nóng tư biện. Thậm chí chức năng ngôn ngữ để chỉ thẳng bản tánh của tâm là huyễn hóa.