CHÚ THÍCH VỀ NHỮNG BẢN DỊCH
Mục đích của tôi trong khi dịch những bản văn này là để truyền đạt ý nghĩa và sự nhịp nhàng của câu chuyện, hơn là thực hiện một bản dịch từng chữ một. Trước tiên một bản dịch thô sơ được thực hiện với những người Tây Tạng khác nhau ở Nepal và Ấn Độ, luôn luôn dưới sự hướng dẫn của một Lạt ma có thể làm sáng tỏ những đoạn khó hiểu. Sau đó khi tôi trở về Italy tôi rà soát lại mọi sự cùng với Namkhai Norbu Rinpoche để bảo đảm là chúng không có những sai lầm.
Việc chuyển tự tiếng Tây Tạng thì luôn luôn khó hiểu bởi những từ ngữ thường không được viết ra như chúng được phát âm. Vì thế tôi quyết định đưa ra một bản trình bày về ngữ âm trong bản văn và sự chuyển tự đúng đắn trong một bản thuật ngữ ở cuối sách.
Sự chuyển tự Tây Tạng được thực hiện theo hệ thống Wylie (T.V. Wylie, “Một Hệ thống Kiểu mẫu của cách phiên âm tiếng Tây Tạng”, Tập san Havard về những Nghiên cứu về châu Á, quyển 22, 1959, trang 261-267). Hệ thống này không dùng những dấu phụ, vì thế những từ ngữ xuất hiện đầy đủ. Cần lưu ý rằng ‘ tượng trưng cho chữ a ngắn trong cách chuyển tự Wylie. Bảng chữ cái đầy đủ thì như sau: k, kh, g, ng, c, ch, j, ny, t, th, d, n, p, ph, b, m, ts, tsh, dz, w, zh, z, ‘, y, r, l, sh, s, h, a.
Trong việc chuyển tự tôi viết hoa chữ đầu tiên được phát âm trong mỗi từ để làm cho dễ hiểu cách phát âm những từ. Nói chung tôi đã cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt những thuật ngữ Tây Tạng trong bản văn và đã đặt những sự chuyển tự của tiếng Tây Tạng trong những chú thích trong trường hợp những bản liệt kê dài các giáo lý và v.v.. để không làm trở ngại cho các độc giả không quen thuộc với ngôn ngữ Tây Tạng .
Tôi cũng thường dùng Phạn văn để thay cho tiếng Tây Tạng, vừa để làm cho bản văn dễ dàng hơn trong việc phát âm, và vì nhiều thuật ngữ đang trở nên quen dùng khi các học giả Tây Tạng thường sử dụng những thuật ngữ chuyên môn bằng Phạn văn như Dharmakaya, Sambogakaya và Nirmanakaya, khi không tìm được từ Anh ngữ tương đương bao hàm.
Thay vì sử dụng một bản dịch Anh ngữ không hoàn chỉnh tôi cho rằng tốt hơn là nên dùng thuật ngữ tiếng Phạn với một định nghĩa; đối với những khái niệm được diễn tả thường không có từ tương đương trong ngôn ngữ Tây phương, và vì thế mặc dù một từ Anh ngữ được sử dụng, nó sẽ phải được hoàn toàn định nghĩa lại.
Hy vọng của tôi trong khi thực hiện những bản dịch là làm cho những giáo lý và ý nghĩa đến được với các độc giả trong chừng mực có thể mà không hy sinh sự nguyên vẹn của truyền thống triết học và tâm linh từ đó các tiểu sử xuất hiện.
Trong mọi trường hợp những bản dịch được thực hiện chủ yếu bởi những người Tây Tạng, với sự hiện diện của một Lạt ma để làm sáng tỏ những đoạn khó; tôi đã trợ giúp bằng sự hiểu biết còn giới hạn của mình khi có một vấn đề về ý nghĩa của một từ hay câu. Bản văn Machig Lapdron được Phuntsog chuyển dịch dưới sự hướng dẫn của Lạt ma Tsewang Gyurme, tiểu sử của Nangsa Obum được dịch bởi Gelek Namgyel và Phoebe Harper dưới dự hướng dẫn của Gegyen Khentse, tiểu sử của Drenchen Rema và Machig Ongjo được Thrinley Chodron dịch dưới sự hướng dẫn của Gegyen Khentse, bản văn Jomo Memo do Phuntsog Tobjhor dịch dưới sự hướng dẫn của Lạt ma Ralu, và tiểu sử A-Yu Khadro được Nam khai Norbu dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Ý và Barrie Simmons dịch từ tiếng Ý sang Anh ngữ. Tôi đã biên tập, chú thích và rà soát tất cả các bản dịch dựa vào nguyên bản bất kỳ lúc nào có thể được.