Chú thích
1. Phi-nhân trong trường hợp này biểu thị người vượt quá con người trung bình, không phải không phải người hay dưới-con người, mà đúng hơn là siêu nhân. Bà mẹ trong trường hợp này ám chỉ người không chỉ sinh con và nuôi dưỡng con cái, mà còn sinh ra trí tuệ, Thai Tạng siêu việt.
2. Dakini Trí tuệ: xem Dẫn nhập.
3. Kim Cương bộ: xem Dẫn nhập.
4. Những giới nguyện Upaseka bao gồm năm giới luật: (i) không sát sinh, (ii) không nói dối, (iii) không trộm cắp, (iv) không dùng chất gây say, (v) không tà dâm.
5. Việc ban cho một danh hiệu có nghĩa là một thay đổi quan trọng trong tính cách của một con người. Một sự thay đổi danh hiệu có nghĩa là sự tái sinh của một người vào một trạng thái mới. Trong truyền thống Tây Tạng một danh hiệu mới được ban cho bất kỳ khi nào đệ tử bước một bước đáng kể chẳng hạn như thọ những giới nguyện hay nhận lãnh những quán đảnh quan trọng.
6. Xem chú thích 10 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
7. Vinaya: bộ luật về cách hành xử xuất phát từ những lời dạy của Đức Phật, mô tả hành vi của một sư cô hay tăng sĩ. Một loạt những điều luật được Đức Phật lập ra để dẫn dắt cộng đồng tu viện hướng tới sự giác ngộ.
8. Abhidharma: phần chính yếu của giáo lý của Đức Phật được mô tả là tâm lý học hay siêu hình học hoặc thuyết về nguồn gốc vũ trụ của Phật Giáo. Các giáo lý mô tả bản tánh của tâm. Xem Trungpa, Đại cương Abhidharma.
9. Bốn Tantra: (i) Bya (Phạn: Kriya), (ii) sPyod (Phạn: Carya), (iii) rNal.’byor’ (Phạn: Yoga), (iv) Bla.na.med (Phạn: Anuttara). Cái đầu tiên, Kriyayoga, được đặt nền trên sự tịnh hóa qua những hành động nghi lễ bên ngoài chẳng hạn như cúng dường, trì tụng, những nghi lễ và tắm rửa tẩy tịnh, mặc quần áo trắng và ăn những thực phẩm rau củ trắng. “Carya Yoga” là một sự quân bình của những hành động bên ngoài với yoga bên trong. Cái thứ ba, “Tantra Yoga,” nhắm tới sự hợp nhất đại lạc và tánh Không, cùng với việc gia thêm tác dụng cho những thực hành bên trong. Các “Tantra Anuttara” đem lại một phương pháp để giữ “sems” (tâm) dưới sự kiểm soát. (Xem Tucci, Các Tôn giáo của Tây Tạng.)
10. Xem chú thích 74 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
11. Xem chú thích 80 về bốn quán đảnh trong tiểu sử Nangsa Obum.
12. Xem chú thích 67 trong tiểu sử Nangsa Obum.
13. Dorje Den: Bodhgaya, “Tòa Kim Cương,” (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật đạt được Giác ngộ cuối cùng. Bây giờ thuộc một làng nhỏ gần Gaya, trong tỉnh Bihar, Ấn Độ.
14. Nghĩa địa là nơi gợi lên nỗi sợ sự chuyển tiếp từ sự sống sang sự chết. Việc gặp các dakini trong những tình huống biểu thị sự chuyển tiếp là một chủ đề thông thường. Một nỗi sợ hãi của sự bám chấp được Dakini bày lộ và hẳn là điều phải đối phó để tiến trình tâm linh có thể tiếp tục, và việc chạm trán này được tạo nên bởi sự xuất hiện của một dakini.
Trong trường hợp này vị dakini được điều phục và trở thành người hầu cận của ông. Khi một cuộc chạm trán như vậy được tiến hành thành công, kinh nghiệm sẽ cung cấp nhiên liệu cho sự tiến bộ xa rộng hơn. Phương pháp của Monlam Drub là không tham dự trận chiến nhưng an trụ trong một trạng thái thiền định vô ngã. Phương pháp này thì tương tự như điều được mô tả trong ngôi sao sáu cạnh “Chọc thủng phòng tuyến” trong I Ching: “Nếu điều xấu ác được ghi khắc thì nó sẽ nghĩ tới các vũ khí, và nếu ta hằng nhớ tới nó thì thiên hướng chống lại nó sẽ bùng phát mạnh mẽ, và cuối cùng thì ta thất bại, bởi theo cách đó chúng ta bị vướng kẹt trong sự sân hận và ham muốn. Do đó điều quan trọng là hãy bắt đầu ngay tại nhà mình, cảnh giác trong con người của chính mình việc đối kháng với những lỗi lầm mà ta đã ghi khắc. Theo cách này, không tìm ra đối thủ, những vũ khí sắc nhọn của điều xấu ác sẽ trở nên cùn lụt. Bởi cùng lý do đó, chúng ta không nên chiến đấu trực tiếp với những lỗi lầm của mình. Chừng nào mà ta còn vật lộn với chúng, chúng vẫn tiếp tục là kẻ chiến thắng. Cuối cùng thì cách tốt nhất để chiến đấu với sự xấu ác là phát triển mạnh mẽ điều tốt lành” (I Ching, bản dịch của Wilhelm và Baynes, trang 167).
15. Damena: vị phối ngẫu của Hevajra, đừng lầm với Damena là vợ của dịch giả Marpa. Từ này có nghĩa đen là “Người đàn bà Vô ngã.”
16. Một cách chạy rất nhanh không thực sự chạm vào mặt đất, được thành tựu nhờ việc kiểm soát hơi thở du già. Bà Alexandra David-Neel mô tả hiện tượng này trong quyển sách của bà Huyền thuật và điều Thần bí của Tây Tạng, trang 146. Cũng xem “Cuộc Gặp gỡ Dhampa Sangje,” Một Trăm ngàn Bài Ca của Milarepa, trang 606.
17. Những thành tựu thông thường bao gồm năng lực đi qua tường, biến đá thành vàng, đi trên nước mà không chìm, đi vào lửa không bị cháy, làm tan chảy tuyết bằng thân nhiệt trong thời tiết cực kỳ lạnh lẽo, du hành tới một vũ trụ ở xa trong vài giây, bay trên trời và đi xuyên qua những tảng đá và núi non, những khả năng phi thường để đọc được tâm và biết được tương lai, và sự phát triển của tất cả các giác quan vượt xa những khả năng thông thường. Người ta cũng có thể phóng ra những tia sáng từ thân và đứng trong nắng mà không in bóng, làm thân biến mất và những điều được gọi là thần diệu khác.
18. Xem Dẫn nhập.
19. rTa.mgrin và sDo.rje Phag.mo (Hayagriva và Vajra Varahi).
20. Năm Tây Tạng được thiết lập theo âm lịch. Chu kỳ bắt đầu với trăng thượng tuần vào tháng Hai. Mỗi tháng bắt đầu với trăng thượng tuần vào ngày mồng một và trăng tròn vào ngày mười lăm. Những ngày tốt thay đổi nhưng ngày mồng mười được dâng hiến cho Đức Padmasambhava, ngày hai mươi lăm cho dakini và ngày hai mươi chín cho những vị Bảo Trợ và Hộ Pháp. Ngày mồng tám là ngày của Tara và Mahakala.
21. Khatvanga: xem Dẫn nhập.
22. Xem Dẫn nhập.
23. Tách sọ người: xem Dẫn nhập.
24. Ở đây chúng ta thấy nguyên lý dakini trong một phương diện có vẻ gây hấn, hủy diệt, là việc thực sự dẫn tới điều tốt lành lớn lao hơn. Không phải là hủy diệt mà đúng hơn là chuyển hóa một cách tích cực. Nó là một năng lực khách quan tấn công người nhận lãnh một cách mãnh liệt, cả ở đây cũng như trước đó với Monlam Drub, chống lại ý chí của họ, tạo nên một sự chuyển hóa dường như có vẻ tiêu cực theo quan điểm của ý thức duy lý, nhưng ở đây chúng ta thấy nó sinh ra một thị kiến và đại lạc lớn lao hơn và làm cho bà mẹ có thể nhận lãnh năng lực dakini mạnh mẽ của Machig Lapdron.
25. Một con ốc xà cừ xoắn qua bên phải: những vỏ ốc xoắn qua bên phải được coi là rất linh thiêng đối với người Tây Tạng bởi chúng khác thường và những Phật tử luôn luôn đi nhiễu từ bên phải (theo chiều kim đồng hồ).
26. “A” được coi là âm thanh biểu lộ trạng thái nguyên sơ của sự thấu suốt. Nó là chữ cuối cùng của bảng mẫu tự Tây Tạng và chữ đầu tiên của bảng mẫu tự Phạn ngữ. Chữ “A” trắng tượng trưng cho sự chói sáng nguyên sơ, mà bản tánh nền tảng của mọi sự là ánh sáng.
27. Bốn đại lục bao quanh Núi Tu Di ở giữa, núi này ở trung tâm thế giới. Ở phía Đông là Videha, có hình dạng trăng lưỡi liềm; ở phương Nam là Jambuvipa, có hình nón, đầu nhọn hướng xuống dưới; ở phía Tây là Godaniya, hình tròn; ở phía Bắc là Uttarakuru, có hình vuông. Ngọn núi ở giữa (Tây Tạng: Rirab Lhunpo) được bao quanh bởi bảy hồ nước và bảy rặng núi vàng; vượt lên những rặng núi này là bốn đại lục, và thế giới mà ta biết chính là Jambuvipa (Dsambu Ling, Nam Thiệm Bộ Châu). Vươn lên qua trung tâm của ngọn núi là một thân cây nở đầy hoa và trái ở trên ngọn. Những vị trời và bán-thần cư ngụ trên ngọn núi, mỗi vị trong số đó chăm sóc đại lục mà họ quay mặt về đó.
28. Lá cờ cầu nguyện là những lá cờ bằng vải đủ màu, treo dọc theo những sợi giây nằm ngang, hay một lá cờ dài được treo thẳng đứng trên một cái cột. Các thần chú và những lời cầu nguyện được in lên đó bằng mực từ bản khắc gỗ. Chúng được đặt khắp những nơi người ta cần tới sự động viên khích lệ và bảo vệ, chẳng hạn như xung quanh bất kỳ những nơi chốn linh thiệng hay tâm linh, những con suối và đèo núi, nhà cửa v.v.. Người ta cho rằng những lời cầu nguyện bay theo gió và đem theo những sự ban phước và bảo vệ.
29. HA RI NI SA: những chủng tự của các dakini vây quanh Dorje Phagmo (Vajra Varahi).
30. Bởi người Tây Tạng tự coi mình như thường xuyên chịu sự đe doạ từ những cuộc tấn công của tinh linh có thể xảy ra, họ có nhiều vị trời và phương pháp khác nhau để bảo vệ mình. Xem Tucci, Những Tôn giáo của Tây Tạng.
31. “Bija” hay chủng tự của Vajra Yogini và Avalokitesvara. Xem chú thích 5 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
32. Con mắt thứ ba là con mắt nhìn siêu vượt sự phân hai, có nghĩa là siêu vượt cái thấy nhị nguyên. Con mắt thứ ba nằm giữa trán, ở giữa hai con mắt. Nó được kết hợp với những năng lực tâm linh và thị kiến rộng lớn hơn. Mọi truyền thống bí truyền thừa nhận sự hiện hữu của trung tâm này, là nơi phải được mở ra nhờ những thực hành thiền định khác nhau.
33. Những dấu hiệu của dakini được coi là bí mật và không được công bố. Tuy nhiên, chúng là những dấu hiệu thực sự trên thân của một phụ nữ, ví dụ như những nốt ruồi ở những chỗ nào đó. Trong The Blue Annals (Biên niên sử Xanh), bản dịch của Roerich, trang 220-221, có một miêu tả về những dấu hiệu của một dakini Padma mà tôi sẽ gộp lại ở đây bởi chúng đem lại một ý niệm về các loại dấu hiệu là: “Trên rốn bà có một hình hoa sen đỏ với ba gốc; giữa ngực bà, một hình những chuỗi hạt bằng đá quý, xuống tới tận rốn, và trên mỗi vai bà – những hình swastika (chữ Vạn). Sau tai bà có những vòng tương tự như những vòng xoắn của ốc xà cừ hay hoa sen. Dưới lưỡi có hình một thanh gươm có màu hoa utpala (hoa sen xanh) có khắc chạm chữ TAM (tượng trưng cho chữ đầu tiên của danh hiệu Tara). Giữa hai lông mày có hình một lá cờ với Mặt Trời và Mặt trăng trên đó.” Cũng xem Dẫn nhập.
34. OM MA NI PADME HUM là thần chú của Avalokitesvara, OM TARE TUTARE TURE SWA HA là thần chú của Arya Tara, OM GATE GATE PARA GATE PARA SAM GATE BODHI SWA HA là thần chú của Đức Phật.
35. Những người Tây Tạng tin rằng quần áo thâu nhặt được những rung động của người mặc và những địa điểm họ mặc và vì thế y phục của bất kỳ vĩ nhân nào cũng được tôn kính. Đây là lý do tại sao các bạn thấy người Tây Tạng mặc những áo choàng len và những áo choàng mùa đông khổng lồ trong những chuyến hành hương tới Ấn Độ. Những quần áo được cho là để thâu nhặt những sự gia hộ của địa điểm và vì thế họ muốn mặc ở Ấn Độ những gì họ mặc ở nhà trong những núi non.
36. Những giáo lý về bản tánh của Bát Nhã Ba La Mật.
Xem chú thích 10 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
37. Thập Địa của con đường Bồ tát: Hoan Hỉ địa, Ly Cấu địa, Quang địa, Diệm Huệ địa, Nan Thắng địa, Hiện Tiền địa, Viễn Hành địa, Bất Động địa, Thiện Huệ địa, Pháp Vân địa. Đây là những cấp độ mà Bồ Tát vượt qua trước khi đạt được sự Giác ngộ viên mãn. Xem sGampopa, Pháp Bảo của sự Giải thoát.
38. Năm Con Đường: (i) chuẩn bị, (ii) áp dụng, (iii) thấy, (iv) thực hành, (v) hoàn thành. (Xem sGampopa, Pháp Bảo của sự Giải thoát.)
39. Tây Tạng: ngo-shes
40. Người tụng đọc chuyên nghiệp: đó là một truyền thống trong Phật Giáo qua đó người thế tục hay một tu viện mời thỉnh một tu sĩ hay một nhóm tu sĩ tới nhà họ hay tu viện để đọc một lần hay một số lần một bản văn nào đó. Mục đích là làm cho gia chủ ghi nhớ giáo lý khiến họ tích tập công đức.
41. Cõi trời của dakini: một chiều kích kết hợp năng lực dakini vào đó hiện thân các dakini đi qua vào lúc chết, và từ nơi đó họ xuất hiện khi được sinh ra.
42. Thân có thể biến mất vào lúc chết theo hai cách: sGyu.lus (Thân Huyễn hóa) và ‘Ja’.lus (Thân Cầu vồng). Khi khảo sát dòng truyền thừa mà Bumme tu học thì rất có khả năng là cô sử dụng Thân Huyễn hóa. Trong trường hợp này sự quang minh và prana (khí) được hợp nhất trong Ye.shes (trí tuệ), và trong khi hành giả vẫn còn ở trong thân thể nghiệp lực bị ô nhiễm thì thân này có thể tiến hành nhiều điều huyền diệu vì sự tốt lành của người khác. Cuối cùng vào lúc chết prana vi tế của trí tuệ hợp nhất với sự quang minh (‘Od.gsal), và thân kim cương (rDo.rje sKu) được thành tựu. Vào lúc này thân nghiệp lực, được tạo nên bởi những yếu tố thô nặng, biến mất và tử thi biến thành cái có thể gọi là “những hạt vũ trụ.” Trái lại, Thân Cầu vồng được thành tựu bằng phương tiện của “sự chuyển di vĩ đại.” Những thực hành Thod.rgyal tiếp theo sau ‘Khregs.chod được tiến hành trước sự chuyển di này. Vào giai đoạn thứ tư và sau cùng của Thod. Rgyal chất thể của thân, là một sự kết hợp của những yếu tố, được tinh chế và chuyển di thành hình thức vi tế của những yếu tố này, đó là ánh sáng có màu sắc chói lọi. Chỉ có tóc và móng tay, là những thứ bất tịnh của thân, là còn để lại. Tuy nhiên người ấy không thực sự chết, nhưng chuyển di thành một thân ánh sáng, hay thân cầu vồng. Thân này tích cực và có thể được nhìn thấy bởi những người có thị kiến trong sáng. Thân cầu vồng chỉ có thể được hiển lộ bởi những hành giả của các trường phái Dzogchen (những truyền thống Nyingma lẫn Bonpo), trong khi sGyu.lus (Thân Huyễn hóa) được hiển lộ trong những dòng truyền thừa khác. Để hiểu rõ hơn xin xem Tucci, Những Tôn giáo của Tây Tạng.
43. Ở Tây Tạng, địa vị của một người được biểu thị bởi số tấm nệm được mang lại để ngồi lên. Người càng quan trọng thì chỗ ngồi hay ngai tòa càng cao. Đây là lý do tại sao ngai tòa của những Lạt ma “cao cấp” thì thật cao, đôi khi vượt quá đầu một người đứng trên sàn nhà. Một chỗ ngồi có ba tấm nệm được coi là rất tôn kính.
44. Pha.dam.pa Sangs.rgyas: xem chú thích 24 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
45. Sadhu: một từ Ấn Độ để chỉ một nhà khổ hạnh hay yogi tâm linh, người đã bỏ lại phía sau những mối quan tâm của cuộc sống một gia chủ để theo đuổi con đường tâm linh. Những sadhu thường không ở một chỗ nhất định và mặc quần áo rách hay áo choàng màu vàng nghệ, hoặc thậm chí họ có thể trần truồng.
46. Đây là cách những người ngang hàng chào hỏi nhau để diễn tả sự tôn kính và quý mến lẫn nhau.
47. Những giáo lý bí truyền thường xuyên nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự hiểu biết tri thức và sự hợp nhất cá nhân với ý nghĩa của giáo lý. (Xem Cuộc đời và giáo lý của Naropa, bản dịch của Guenther, trang 24-25, về một đoạn rất giống ngoại trừ việc kẻ thách thức là một dakini.)
48. Đoạn này kết hợp những nguyên tắc căn bản của triết học đứng sau thực hành Chod, đó là nếu ta ngừng việc bám chấp, thì từ bên dưới sự dính mắc dễ bị kích động, trạng thái hỉ lạc tươi mới đã hiện diện của tâm sẽ xuất hiện.
49. Dag.med rTogs.pa, sự nhận thức vững chắc rằng không có một linh hồn hay bản ngã thường hằng.
50. Đoạn này biểu thị những nguyên tắc đằng sau những lối sống của các môn đồ của Machig Lapdron, các “chodpa” là những hành giả lang thang, sống trong những nghĩa địa và những nơi ghê rợn. Những chodpa không sợ bị ô uế bởi điều mà xã hội coi là “xấu.” Họ cũng không dính mắc vào những gì mà tất cả những người khác coi là “đáng ao ước.” Họ được mời tới để xử lý những xác chết khi có các bệnh dịch ở Tây Tạng bởi họ được miễn trừ đối với sự nhiễm bệnh.
51. Xem chú thích 60 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
52. Chos Nyid kyi dByings: toàn bộ câu này có nghĩa là: “Không gian của các pháp như chúng là,” hay “không gian của sự như thị.” Không gian (dByings) của những khoảnh khắc trong tiến trình của sự tri giác (các pháp) như chúng là (ta).
53. Lạt ma Sonam: xem chú thích 24 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
54. Một miếng thịt yak lớn. Bởi Tây Tạng ở một độ cao như thế, thời gian để tăng trưởng rất ngắn ngủi và có ít rau củ phát triển ở đó, vì thế thức ăn thường ngày của những người Tây Tạng luôn luôn rất phụ thuộc vào thịt như một nguồn chất đạm. Đức Phật cũng không dạy phải ăn rau quả một cách nghiêm nhặt, mà đúng hơn tất cả những thịt mà ta ăn nên qua tay ít nhất ba người trước khi các Phật tử dùng nó. Một Phật tử không bao giờ nên ăn bất kỳ thịt thú vật nào được giết vì họ, hay cổ vũ cho việc giết bất cứ con vật nào. Sự tiếp cận Kim Cương thừa, là điều được đề cập tới ở đây, là nếu một hành giả Kim Cương thừa ăn thịt một con vật với sự tỉnh giác và sự nội quán siêu việt vào chân tánh của thực tại, thì điều này tạo nên một mối liên kết giữa con vật và vị yogi, và vì thế con vật sẽ có một cơ hội tốt hơn nhiều để đạt được một tái sinh cao hơn là nếu nó không bị giết và được cúng dường cho vị yogi hay yogini. Cũng thế, từ thời của Tantra Ấn Độ việc dùng thịt và rượu là, và luôn luôn là, một phần không thể thiếu của tiệc cúng dường Phật Giáo Kim Cương thừa. Nó tượng trưng cho việc siêu vượt lên những giới hạn của giới nguyện và “sự tốt lành” theo quy ước, và sự chuyển hóa độc chất và những chất liệu nguy hiểm thành một phương tiện của sự giác ngộ. Do đó một miếng thịt lớn sẽ là một vật cúng dường thích hợp trong một lễ nhập môn Kim Cương thừa.
55. Lệ phí quán đảnh là một phương pháp có tính chất truyền thống để biểu lộ lòng biết ơn với vị Thầy của ta. Nó không phải là một số lượng được ấn định sẵn theo truyền thống, nhưng đó là sự giả định rằng một sự cúng dường khá lớn sẽ được thực hiện như một cử chỉ của việc thừa nhận giá trị vô biên của các giáo lý. Về mặt lý thuyết thì nó được hiến cúng không phải vì vị Thầy ham muốn của cải vật chất, mà như một hành động đem lại lợi lạc cho người cúng đường. Ví dụ, khi Marpa cúng dường Naropa số vàng mà ngài phải khó khăn lắm mới kiếm được, Naropa nói: “‘Ta không cần nó; ở đây tất cả đều là vàng’, và dùng ngón chân cái chạm vào mặt đất, biến toàn bộ nó thành vàng” (trang
15, Cuộc đời và Giáo lý của Naropa, bản dịch của Guenther).
56. Chos.dbang Sems la bsKur.ba ba’I Zab.pa’i Ting.nge.’dzin.gyis dBang.bzhi: sự nhập môn vào bốn trạng thái của sự thiền định là cái đưa ta tới trạng thái của Dharmadhatu (Chos.dByings, Pháp Giới). Không gian (dhatu) của những khoảnh khắc trong tiến trình của tri giác (các pháp).
57. Nam.mKha’ sGo.’byed bya ba’i Shin tu Byin.rLabs che ba’i Byin.rLabs.kyis dBang.bskur: theo nghĩa đen, “Sự Nhập môn vào Cánh Cửa dẫn vào Pháp Giới, sự Gia hộ của Gia hộ vĩ đại.”
58. sGyu.’Phrul Chen. mo. dBang.
59. Ye.shes.dBab.
60. Theo Giáo sư Namkhai Norbu điều này đôi khi thực sự xảy ra vào thời điểm này trong lễ nhập môn bởi năng lực đi vào từ vị guru và chư Phật và Bồ Tát kích hoạt năng lực bên ngoài của người được nhập môn. Những vũ điệu này là những chuyển động của năng lực giác ngộ trong hình thức an bình của nó.
61. Chos.nyid la rTogs.pa Med.pa rDo.rje lTa.bu’i Ting nge ‘dzin.
62. Nếu chúng ta hiểu rằng những Naga (rồng) sống dưới nước thuộc loài rắn như một hiển lộ của sự vô thức của Machig, là một bộ phận của tâm thức của riêng bà, sự giả định này được đặt nền trên ý niệm môi trường của chúng ta là một sự hiển lộ của nghiệp và sự phóng chiếu của chính ta, thì việc gặp gỡ này với đặc điểm địa ngục của Naga thì rất thú vị. Phản ứng sợ hãi lẫn giận dữ của Naga thì giống phản ứng của sự vô thức đối với một cuộc thăm viếng không được mời thỉnh. Sự vô thức, nó tràn đầy tính chất giận dữ mãnh liệt và nỗi sợ bị mất mát, đã tấn công ý thức xâm lăng. Cây cối điển hình, được những quái vật bảo vệ, được Esther Harding mô tả như sau trong Những Điều Bí ẩn của Phụ nữ: “Cây mặt trăng thường được miêu tả như được canh chừng hay tấn công bởi những thú vật hay quái vật.. Tuy nhiên loài rắn được kết hợp với mặt trăng vì lý do khác. Những con rắn sống trong những hang tối, chúng có máu lạnh và đối với cảm xúc của con người thì khó tới gần được. Bởi những lý do này chúng luôn luôn được coi là có liên hệ với địa ngục, và với vong hồn của người chết” (trang 63). Cây cối là một biểu tượng của sự cá tính hóa trong tâm lý học của Carl Jung, và bởi cô bay (sự siêu việt) trên ngọn cây, thì nếu được hiểu theo tâm lý học thì điều đó có thể có nghĩa là vào thời điểm này cô đã hoàn tất tiến trình cá tính hóa của mình. Sự truyền dạy trực tiếp nơi thân cây là một bước ngoặt trong đời cô, sự trưởng thành tâm linh của cô. Từ trước cho tới thời điểm này cô đang ở trong sự tu hành nhưng sau lúc này cô trở nên tỉnh giác về tương lai của cô như một vị Thầy và cô sẽ không sống một mình, mà sẽ gặp một vị phối ngẫu và có con cái. (Xem chú thích 13 trong tiểu sử của Nangsa Obum.)
63. Bởi những quỷ ma (một phóng chiếu của bản ngã) chỉ có thể làm hại người có cái gì đó để phòng vệ, chúng không thể quấy rầy người không có phạm vi (có nghĩa là bản ngã) để bảo vệ. Đây là nền tảng triết học của giáo lý Chod.
64. Những Bổn Tôn này hiện hữu không phụ thuộc vào sự tin tưởng của chúng ta, và vì thế khi một người được chuẩn bị đúng đắn và rộng mở, một sự truyền dạy trực tiếp có thể xảy ra thay vì qua một guru. (Xem chú thích 80 trong tiểu sử của Nangsa Obum.)
65. Đây là cách ám chỉ hôn nhân của một yogini và một yogi. Trí tuệ sâu xa (prajna) tượng trưng cho nữ, và phương tiện thiện xảo (upaya) tượng trưng cho nam.
66. Trạng thái trần trụi của tâm thức trong sự tỉnh giác của chính nó, không bị che phủ bởi sự mê lầm, đôi khi được biểu lộ bằng sự trần trụi theo nghĩa đen của một yogini hay yogi. Điều này cũng biểu lộ việc vượt lên những giới hạn quy ước vươn tới trí tuệ tự nhiên với những hành động siêu vượt những khuôn mẫu quen thuộc và vì thế đôi khi được gọi là trí tuệ điên, một tính ngữ của nhiều đại thành tựu giả (sDrub Tobs). Tuy
nhiên sự điên khùng này không được lẫn lộn với sự điên cuồng của những người đau khổ, vô minh, lầm lạc, bởi nó là một biểu lộ của sự quang minh: “Thân trần trụi tượng trưng cho chân lý, chân lý thì thấm sâu hơn phong tục xã hội. Các bà Phù thủy tôn thờ sự trần trụi bởi một vài lý do: như một cách thiết lập sự thân thiết và đánh rơi những mặt nạ xã hội, bởi năng lực hầu như dễ dàng được phát triển theo cách đó, và bởi thân thể con người tự nó thì thiêng liêng. Sự trần trụi là một dấu hiệu cho thấy một sự trung thành của bà Phù thủy là để nhắm tới chân lý, trước bất kỳ ý thức hệ hay ảo tưởng có tính chất an ủi nào” (Starhawk, Vũ điệu Xoắn ốc, trang 83). Machig đã tiến bộ từ một sư cô trẻ thơ phi thường tới một yogini trần trụi, là người đã siêu vượt những bó buộc của các đòi hỏi tập thể.
67. Những sự lễ lạy, hoặc lạy dài toàn thân, hay chỉ có đầu, bàn tay và đầu gối chạm vào sàn nhà, là một cách biểu lộ lòng sùng mộ và chiến thắng tánh tự phụ.
68. Skandas (Phung.po) cấu tạo nên thân ngũ uẩn, hay theo nghĩa đen “những đống.” Có năm uẩn: (i) sắc (gZugs), (ii) tri giác thuộc cảm giác (thọ, Tshor), (iii) sự khái niệm hóa (tưởng, ‘Du.shes), (iv) sự thúc đẩy thường lệ (hành, ‘Du.byed), (v) thức (rNam.shes).
69. Tám thức: (i) A lại da thức, tạng thức, là kẻ chủ mưu của mọi hoạt động trong tâm thức, Alaya Vijnana (Kun.gzhi); (ii) Nyon.yi (Mạt na thức) thức tiềm ẩn là thức có một sự dính líu tích cực hơn A lại da thức; (iii) sáu thức khác là năm thức thuộc các giác quan cộng thêm ý thức là cái giác biết về năm giác quan.
70. Một lễ cúng dường mạn đà la là sự cúng dường có tính chất biểu tượng một mạn đà la thế giới. Nó có thể được thực hiện bằng những vật tượng trưng hay chỉ bằng trí tưởng tượng. Ở đây có ba cấp độ mạn đà la được cúng dường: bên ngoài, bên trong và bí mật.
71. Năm Pháp của Maitreya được Asanga biên soạn (Phái
Yogacara “Duy Thức”).
72. Bodhicitta (Bồ Đề tâm) – tư tưởng giác ngộ vì tất cả chúng sinh, nền tảng của các giáo lý Đại thừa.
73. sGra ‘gyur sKor: một thực hành sử dụng âm thanh như phương pháp của nó.
74. rDzog.chen.poi sKor: xem chú thích 28 trong phần tiểu sử của Nangsa Obum.
75. Phyag.rgya Chen.po brDa. Để đệ tử có thể thấu hiểu chân tánh của tâm sau sự chuẩn bị, vị guru ban cho đệ tử một giáo huấn trực chỉ, hay một sự biểu hiện. Nó có thể là một cái thổi, một nụ cười mỉm, một nhận xét, sự đưa ra một đồ vật, một cử chỉ v.v.. Theo cách này trạng thái tự nhiên của tâm được thấu suốt.
76. Sáu pháp Du già của Naropa: một giáo thuyết có ý nghĩa đặc biệt với phái Kagyu, xuất xứ từ vị yogi Ấn Độ Naropa. Những giáo thuyết này đi vào Tây Tạng nhờ đệ tử người Tây Tạng của ngài là Marpa. Đó là: (i) gTum.mo; yoga hiển lộ kết quả của nó trong một sự tăng trưởng thân nhiệt quan trọng tới nỗi hành giả có thể sống ở những độ cao trong mùa đông mà không có quần áo hay hơi ấm, (ii) rGyu.lus, thân huyễn, (iii) rMi.lam, yoga giấc mộng, (iv) ‘Od.gsal, tịnh quang, (v) ‘Pho.ba, sự chuyển di sang những hình thức khác của sự hiện hữu, (vi) Bar.do, yoga sau cái chết.
77. Kalachakra có nghĩa đen là “Bánh Xe Thời gian,” một Tantra nổi tiếng được khám phá lần đầu tiên tại dPal.lda ‘Bras Spungs (Sri Dhanyakataka ở miền Đông Ấn Độ) và được nhấn mạnh bởi phái Jo.nang.pa. Nó là một giáo lý huyền diệu được giữ gìn ở Shambhala, một vương quốc tâm linh ở đông bắc Ấn Độ, nó coi chiều kích thời gian như một thực hành Kim Cương thừa, và được cho rằng do Đức Phật giảng dạy ở Kapala, thủ đô của Shambhala.
78. Một doha (bài ca chứng đạo) là một loại bài hát hay thi ca huyền bí có nguồn gốc từ những thành tựu giả Ấn Độ. Chúng là những bài kệ bí ẩn khó hiểu, mô tả giáo thuyết và những kinh nghiệm thiền định. (Xem Bài Ca Vương giả của Saraha, bản dịch của Guenther, gồm nhiều doha và những bình giảng của Guenther, và những luận giảng được chuyển dịch.)
79. Tantra Maha Yoga, Tantra Anu Yoga và Tantra Ati Yoga (Xem Tucci, Những Tôn giáo của Tây Tạng.)
80. Ngôi điện này có lưu giữ pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được nói là do hoàng hậu Trung Hoa của vua Songtsen Gampo mang qua Tây Tạng vào thời kỳ truyền bá lần đầu tiên ở Tây Tạng (thế kỷ thứ bảy). Nó được người Tây Tạng hết sức tôn kính và được cho là tạo nên nhiều điều kỳ diệu.
81. Bốn Prajna, trí tuệ sâu xa từ (i) lắng nghe (văn), (ii) suy nghĩ (tư), (iii) thiền định (tu), (iv) thấu suốt.
82. Ba cánh cửa dẫn tới những sự giải thoát: (i) Tánh Không (Sunyata, sTong.pa.nyid), (ii) Tuyệt đối (mTshan.ma.Med.pa), (iii) Vô Dục (sMon.pa Med.pa)
83. Chos dbang Sems, sự giảng dạy khẩu truyền những kinh nghiệm sơ bộ (Nyams) của ý nghĩa đích thực của Quán đảnh Pháp (Chos.dbang).
84. Phương pháp lìa bỏ thân qua đỉnh đầu vào lúc chết
(Nam.mkha’sGo.’byed kyi Ngo.sprod ‘Pho.ba).
85. Lap.sgron.Mai Zhi byed.
86. gCod.tshogs.drug.gi gDams.pa.rnams.
87. Zhi.byed Hum sKor.
88. dMar.khrid sKor.gsum.
89. Phat.chos sKor.gsum
90. Authapall’i brda.chos.
91. sGyu. ‘phrul Chen.mo.
92. Jo.mo Zhal.gnyid.ma.
93. bKa’.bryud Bla.ma’i rNal.’byor Zab.lam’Phoba Grong. ‘jug.gi gDams.pa rLung.sems ‘Dren pa’i.gnad.kyi. Lhag.pa’i.lam.
94. sGyu.lus rMi.lam.dang Bar.do ‘Byongs Cig.char.du sTon pa’i Phra.thig.gis Man.nag.gi.gNad.
95. ‘Phrul.gcod bKa’.rgya.ma’iMan.ngag Dur.khrod Chen.mo’i dMigs Bya gDan.thog gCig.hu gCod pa’i gDams.pa b’rGyad.
96. ‘rDo.rje bDud.’dul Chen.mo.
97. Maha Sukha
98. Kali Yuga: thời đại hay kỷ nguyên suy hoại hiện nay.
Chúng ta suy hoại từ Thời đại Vàng qua Thời đại Bạc và Thời đại Đồng, và hiện nay là Thời đại Sắt suy thoái nhất của chúng ta (về tâm linh và đạo đức), là thời đại sẽ trở nên càng lúc càng tệ hại hơn với những sự việc trở nên mỗi lúc một nhanh chóng hơn cho tới cuối Yuga khi mà cái xấu lan rộng tới độ tràn tới vương quốc linh thánh Shambhala, vào lúc đó các vị vua của Shambhala sẽ tập hợp một đạo quân và thủy triều sẽ bị đảo ngược. Điều này xảy ra khoảng ba trăm năm nữa kể từ bây giờ.
99. Những Bổn Tôn trẻ trung và phẫn nộ; ‘Jam.dpal ‘rTsa.ba’rGyud.kyi rGyal.po.
100. sKye.med sNying.po.
101. Lam.’bras: được đặt căn bản trên những giáo lý của Virupa, một tuyển tập của các Anutara Tantra, được đặc biệt nối kết với Bổn Tôn Kim Cương thừa Hevajra, được gọi là rDo.rje Tshig.rkang. Lamdre là một bình giảng về Bổn Tôn và giáo lý này, nó có nghĩa đen là “con đường và quả,” là nền tảng của dòng Sakya.
102. Phag.rgya Chen.po’i brDa. Trạng thái tự nhiên thường được đề cập tới trong giáo lý Mahamudra. Như được nói trong “Bài ca Mahamudra” của Tilopa:
Tánh Không không cần nơi nương tựa, Mahamudra không an trụ nơi đâu. Không một chút dụng công,
Mà vẫn lơi lỏng và tự nhiên, Ta có thể bẻ gãy cái ách,
Do đó đạt được Giải thoát. (C.C. Chang, Các Giáo lý Yoga Tây Tạng, trang 25.)
103. Khi những thực hành có hiệu quả thì có những dấu hiệu nào đó xuất hiện trong thân thể, chẳng hạn như nội hoả, những cảm giác hỉ lạc, cảm xúc rất nhẹ nhàng.
104. Một cách ám chỉ sự tính giao giữa một yogini (Trí tuệ Sâu xa) và một yogi (Phương tiện Thiện xảo).
Đây là sự giao tiếp tính dục, được coi là một phần quan trọng của con đường. Nó là năng lực luân chuyển nhờ sự tính giao, đặc biệt là sự kích hoạt của rTsa, rLung và Thig.le [những kinh mach vi tế, sự rung động sinh lực và những tinh chất của nam (tinh dịch) và nữ (máu huyết)], chúng mở ra những khu vực của tâm thức trước đây bị đóng lại đối với hành giả. Trong tiểu sử của Yeshe Tsogyel sự cần thiết trong việc tìm kiếm một người vợ (hay chồng) thích hợp được giảng nghĩa như sau: “Như thế là con gái mà không có một phối ngẫu, một người chồng là phương tiện thiện xảo, thì không làm sao con có thể kinh nghiệm những sự huyền nhiệm của Tantra. Đúng hơn là như thế này: nếu một cái bình không được nung chín thì nó sẽ không thể đem ra sử dụng; trong một miền không có gỗ thì lửa không thể cháy; nếu không có độ ẩm để duy trì sự tăng trưởng thì việc trồng một cây giống thật vô ích.” (Keith Dowman Vũ công trong Pháp Giới).
Để kích hoạt năng lực và kiểm tra sự phát triển của ta, đôi khi ta cần tham dự vào mối liên hệ với một người vợ (chồng) bên ngoài. Đây hoàn toàn là sự đảo ngược của tiến trình thông thường trong đó chúng ta tham dự vào một cuộc hôn nhân trước khi ta có may mắn chuẩn bị bản thân một cách tâm linh, như trường hợp của Nangsa Obum. Machig có những nghi ngờ như thế khiến cô tìm kiếm một vài sự xác nhận từ các vị thầy của cô trước khi cô quả quyết sẽ tiến hành sự phối hợp này. Machig cũng nuôi con cái và cô trải qua một loạt thai nghén liên tiếp và mau chóng trong những điều kiện rất thô sơ. Sự hiểu biết thông tuệ của cô trong việc từ bỏ những tham muốn ích kỷ của hành giả vì lợi lạc của những người khác, mà hành giả phải làm với tư cách là một bà mẹ, hẳn là được kiểm tra nghiêm nhặt trong thời gian này. (Đây cũng là căn bản của sự cúng dường thân thể trong pháp Chod.) Không có kinh nghiệm này có thể cô sẽ không trở nên một phụ nữ trưởng thành hay bi mẫn như cô là.
105. dGe.shes là một danh hiệu chỉ cấp bậc cao nhất trong việc tu học ở Tây Tạng. Nó là danh hiệu Tây Tạng tương đương với một Tiến sĩ Thần học. Nó có nghĩa đen là “sự thấu suốt đức hạnh,” và phải mất từ mười cho tới hai mươi lăm năm nghiên cứu để đạt được cấp bậc này.
106. Bổn Tôn của sự Thông tuệ và Học tập, ngài mang một thanh kiếm chặt đứt tà kiến và tính đa cảm thiếu tự chủ.
107. rThen.’Brel Yan.lag bCu.gnyis, mười hai giai đoạn trong tiến trình của một hành động thuộc về nghiệp (thập nhị nhân duyên), bắt đầu với khái niệm của nó và trải qua tiến trình củng cố tư tưởng và hành động và cuối cùng là cái chết của nó. Tiến trình này thường được minh họa xung quanh mép Bánh xe Đời Sống của Tây Tạng. Mười hai giai đoạn là: (i) vô minh, (ii) hành, iii) thức, (iv) danh và sắc, (v) lục nhập (năm giác quan và ý thức của các giác quan), (vi) xúc, (vii) thọ, (viii) ái, (ix) thủ, (x) hữu, (xi) sinh, (xii) lão và tử.
108. Đây là sự hợp nhất của giọt trắng (Thig.le) (nam) và giọt máu đỏ (Thig.le) (nữ) tại tim. Sự thiền định phát triển về những giọt này theo một kiểu mẫu tương tự như kiểu mẫu của bốn Quán đảnh: vào lúc cuối hai giọt hợp nhất với nhau, đó là giây phút quan trọng nhất, là sự kích hoạt hay ‘Od.gsal (ánh sáng), tự nó tỏa chiếu ra và siêu vượt sự nhị nguyên, một sự chói lọi vô hạn, tánh Không chói ngời. Hiển nhiên là qua những thực hành du già chúng đã chuyển hóa năng lực của chúng thành tinh chất đỏ và trắng và đã hiển lộ quang minh nhờ sự phát triển Bốn Quán đảnh.
109. Bản văn đã rất vắn tắt trong việc giải thích quyết định quan trọng này nhưng ở đây một lần nữa chúng ta thấy rằng cô đuợc các dakini dẫn dắt trong việc thực hiện sự chuyển dịch từ một giai đoạn trong đời cô sang giai đoạn kế tiếp. Hình như cô không muốn tiếp tục vai trò làm mẹ của cô vượt quá thời gian mà những đứa con của cô tuyệt đối cần phải có mẹ (cô ra đi khi đứa con nhỏ nhất lên bốn, sau mười năm chung sống với Topabhadra). Về sau khi cô nối kết với họ một lần nữa thì đó là trong vai trò của một vị Thầy chứ không phải của một bà mẹ. Có lẽ cần phải sinh ra những đứa con này để dòng truyền của cô có thể được chúng tiếp nối như guru của cô đã nói với cô, nhưng đối với cô thì không cần nuôi nấng chúng nếu không cô sẽ không có sự dẫn dắt này từ các dakini. Ta được thúc đẩy xem Topabhadra xử sự với tình huống này ra sao. Khi ông đem chúng trở lại, thay vì buộc tội lẫn nhau, ông tặng cho cô sự thấu hiểu mà ông có được trong những năm tháng họ sống xa nhau và cô nhận lãnh vai trò ban cho chúng một sự giáo dục tâm linh.
Sự biểu lộ đáng quan tâm khác ở đây là cô “có vẻ” nhàm chán những chu trình luân hồi (Samsara, sinh tử). Điều này hàm ý rằng cô không thực sự nhàm chán nhưng để lộ ra điều đó như cái cớ của cô, bởi lý do đích thực của cô, có nghĩa là sự truyền thông với dakini, hoặc không thể được phơi bày hay thấu hiểu hoặc không được phơi bày. Điều này nêu lên toàn bộ vấn đề của sự bí mật liên quan tới nguyên lý dakini. Cái mốt trong xã hội chúng ta lúc bấy giờ là sự “trung thực,” có nghĩa là thuật lại mọi chuyện mà bạn suy nghĩ hay kinh nghiệm cho hầu như bất kỳ ai. Trong mối quan hệ với dakini hay khi xử sự với những thực hành tâm linh thì không phải thế. Nhiều sự chuyển hóa tâm linh sâu xa chỉ có thể được phát triển trong sự im lặng. Đây là lý do tại sao hầu hết tất cả những tài liệu được đặt nền trên sự truyền thông của dakini đều bí mật. Khám phá những bí mật là tạo nên sự phẫn nộ của các dakini, nó hiển lộ như những chướng ngại trong sự phát triển tâm linh. Nguyên lý này được lập lại bởi M.L. Von Franz trong bài nói chuyện của ông về Giống Cái trong những Chuyện Thần tiên: “Có những sự việc thậm chí không được thảo luận bởi chính ta – chúng phải bị bỏ lại trong sự mù mờ và không được nhìn quá chính xác. Chúng là những điều bí mật của linh hồn chỉ có thể phát triển trong bóng tối – mặt trời trong trẻo của ý thức thiêu rụi cuộc đời. Trong thần thoại học có những bà tiên, những người khổng lồ như thế v.v.. thậm chí cả những người tốt, bị một tia nắng mặt trời chạm vào và đứng sững như đá. Họ phải sống trong sự mờ tối, và nếu họ bị điểm bởi một tia mặt trời thì họ biến thành đá.” (trang 90).
Lý do của sự bí mật của giáo lý Kim Cương thừa không phải là cố gắng tạo nên một “xã hội bí mật” mà bởi nếu cái vung nồi được mở ra thì hương thơm sẽ thoát đi mất. Chính vì lý do đó mà dakini thoát khỏi sự định hình, xuất hiện trong nhiều hình thức và phải an trụ trong phạm vi mù mờ cùng với những giáo lý “bí mật” mà các dakini chịu trách nhiệm.
110. Phag.mo Thugs.sgrub Lha.lnga.
111. Siddha (Drub.Thob): Thành tựu giả, một vị đã thành tựu những năng lực thông thường lẫn phi thường, một yogi hay yogini thành tựu.
112. Vajrapani (Kim Cương Thủ) là một vị Bảo Trợ Kim Cương thừa.
113. Upadesha (Man.ngag.sde): giáo lý Dzogchen cao cấp nhất. Nó được phân chia thành Khregs.chod ở đó hành giả nhận ra giác tánh bẩm sinh (Rig.pa) được theo sau bởi Thod.rgal, là pháp sử dụng những tư thế đặc biệt và kỹ thuật thiền định, và chỉ duy nhất những thực hành Thod.rgal phát triển khả năng để kinh nghiệm trí tuệ (Ye.shes) là ánh sáng thuần tịnh. Kết quả tối hậu của những thực hành này là sự hiển lộ của thân ánh sáng vào lúc chết, khi những không gian vật lý và tinh thần tan hòa vào ánh sáng. Xem Tucci, Những Tôn giáo của Tây Tạng, trang 85-87.)
114. Nếu Yogi thành công trong việc đưa prana (khí)
vào kinh mạch trung ương, tư tưởng lan man sẽ ngừng lại, và người ấy đi vào trạng thái thiền định. (xem chú thích 6, tiểu sử Nangsa Obum.)
115. gTum.mo: thực hành nội hỏa được đặt nền trên việc kiểm soát prana (khí), nó cho phép ta sống ở những nơi rất lạnh với ít hay không có quần áo.
116. Yantra Yoga: những chuyển động vật lý với sự kết hợp của hơi thở tháo gỡ những nút thắt trong những dây thần kinh vi tế, khiến cho prana (khí) lưu chuyển êm ả, và điều quan trọng nhất là làm cho ngay cả hơi thở cũng sâu hơn để đưa vào thiền định. Nó cũng chứa đựng những bài tập cho sự phát triển nội hỏa và có thể được sử dụng để chữa trị sự mất quân bình gây nên bệnh tật. Namkhai Norbu đã xuất bản một bản văn của Vairocana về vấn đề này kèm theo một bình giảng gọi là Khrul.’khor Nyi.zla Kha.sbyor.
117. Pranayama: những thực hành hít thở đem lại prana (khí) và vì thế tâm thức (là cái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi prana) được kiểm soát.
118. Ma.rgyud mKha’.’gro gNas.’gyur, một sadhana dakini của dòng Tantra Mẹ.
119. Mngon.pa’i bZhad.pa rCyas.pa mDzad.
120. Phyag.fgya Chen.po sNyen.rgyud Dri.med Me.long sKor.gsum.
121. Chos Phyag.rgya Chen.po’i gCod.
122. Xem Dẫn nhập.
123. Xem Dẫn nhập.
124. Tripitaka – Sutra (Kinh), Vinaya (Luật) và Abhidharma (tâm lý học Phật Giáo), các giáo lý Tiểu thừa.
125. Xem Dẫn nhập.
126. Một cõi trời nơi Đức Phật được cho rằng đã an trụ trước khi sinh ra tại Lumbini, Ấn Độ.
127. Bốn Mudra (Ấn) là một con đường tiến triển hướng tới ấn thứ tư được gọi là Mahamudra (Phyag.rgya Chen.bo) Đại Ấn của sự Chuyển động Vĩ đại. Ấn thứ nhất là “Mudra của Pháp,” là sự thấu hiểu những gì vị Thầy nói khi giảng dạy Pháp, sự thấu hiểu về bản tánh của thực tại (các pháp). Ấn thứ hai, “Karmamudra,” phải làm với những thực hành bao gồm sự tiếp xúc vật lý, những thực hành tính dục. (Xem Cuộc Đời và Giáo lý của Naropa, bản dịch của Guenther). Ấn thứ ba, “Samayamudra,” bao gồm việc giữ gìn những hứa nguyện, hay giới nguyện, trong việc thực hiện những sự quán tưởng và thần chú được ban cho trong thời gian những lễ quán đảnh. Cuối cùng là “Mahamudra,” sự hợp nhất mọi sự trong một trạng thái của Sunyata (Phyag, Tánh Không) và sự giải thoát khỏi tính chất thế tục (rGya); Chen.po có nghĩa là sự hợp nhất của hai chức năng này trong một trạng thái. (Xem Những Giáo lý của Yoga Tây Tạng, bản dịch C.C. Chang; Wang Chug Dorje, Kinh nghiệm Đại Ấn: Sự Giải trừ Bóng tối của Vô minh.)
128. Arya Deva – đệ tử của Nagarjuna, vị sáng lập phái
Trung Đạo của triết học Đại thừa.
129. “Dewa Ngodrub,” một dakini.
130. rDo.rje rNam.rgyal.
131. Một Bổn Tôn tịnh hoá phẫn nộ.
132. Thugs.rje Chen.po Kha.sal.pa. : Khi Bồ Tát Avalokitesvara đạt được giác ngộ và rời khỏi thế giới, Ngài quay đầu nhìn xuống và thấy quá nhiều đau khổ tới nỗi đầu Ngài vỡ ra thành nhiều mảnh và Ngài mọc một ngàn cánh tay và sử dụng những đầu và tay này để cứu giúp chúng sinh.
133. Rin.po.che’i.sGron.me.
134. sGrol tshogs Drug gDams.pa Lhag Lus.med.pa.
135. gTor.ma – đây là những vật cúng dường làm bằng bột lúa mạch nướng hay gạo trộn với bơ được nặn thành những hình dạng tượng trưng cho những châu báu hay thuốc tiên. Chúng được dùng trong những nghi lễ để làm an dịu những năng lực đối kháng và làm hài lòng những Bổn Tôn được khẩn cầu. Nghệ thuật làm torma và những nghi lễ đi kèm theo việc cúng dường chúng bao gồm một phần chính yếu những nghi lễ Tây Tạng, và có hàng trăm loại torma và những nghi lễ có liên quan với việc cúng dường chúng.
136. Cỏ kusha: loại cỏ mà Đức Phật đã ngồi trên đó khi Ngài đạt được Giác ngộ. Cỏ này cũng được ban cho vào đêm trước một vài lễ nhập môn và được đặt dưới gối và những giấc mơ của người nhập môn được thuật lại cho vị Lạt ma vào ngày hôm sau trước lễ nhập môn.
137. Xem chú thích 38 trong tiểu sử của Nangsa Obum.
138. Rigpa là sự thông tuệ thuần tịnh, nó là sự thể nhập tánh Không chói ngời không bị tạo tác không có lúc khởi đầu nhưng đang hiện hữu.
139. Con đường của cái thấy Tawa (lTa.ba) thì rất quan trọng trong các giáo lý Dzogchen. l.Ta.ba là phương diện quan trọng nhất của giáo lý, bởi thực hành mà không có cái thấy (kiến) đúng đắn là một hoạt động vô ích. Khi cái thấy được đưa vào hành động thì đây là con đường của hành (sPyod).
140. Ringsel là những xá lợi nhỏ hình cầu, thường có màu trắng, mặc dù đôi khi hiển lộ năm màu, xuất hiện từ tro của những vị Thầy vĩ đại sau khi các ngài mất hay từ những thánh địa chẳng hạn như những tượng Phật hay các stupa (tháp). Người ta nói rằng chúng được sinh ra bởi lòng sùng mộ của các đệ tử, và thậm chí khi một hành giả thượng thặng mất, nếu không có những đệ tử sùng mộ thì cũng sẽ không có ringsel. Cũng có những trường hợp ringsel xuất hiện sau khi tro hay những mẩu xương được thâu thập và giữ gìn trong một thời gian nào đó. Một vài người có thể có một vài di vật và giữ gìn chúng rất cẩn trọng và sùng mộ, và sau một thời gian được chiêm ngắm chúng có thể biến thành ringsel. Ringsel cũng có thể có khả năng sinh sôi nảy nở. Một viên trong số ringsel lớn lên và những chỗ u xuất hiện trên mặt ringsel và sau đó những chỗ u lên trở thành ringsel nhỏ. Năm 1970 tháp Swayambhu ở Kathmandu phát sinh ringsel trên mặt phía đông của tháp. Có hàng ngàn viên khắp mặt đất và khắp tu viện, kể cả những Lạt ma cao cấp nhất, là những vị hầu như không bao giờ ra khỏi phòng, đã ra ngoài để thâu nhặt chúng.
141. Pho.ba; thực hành này bao gồm việc phóng tâm thức ra khỏi đỉnh đầu vào lúc chết và hướng nó tới nơi nào bạn muốn tới – tới một cõi Phật hay Pháp Thân, v.v…