Chương IV: Những dòng truyền thừa của ba Tantra nội chính yếu dòng Nyingma
MAHĀYOGA
Trong tất cả các tantra nội, những người đã được khai tâm thực hành cả hai giai đoạn hay sự hợp nhất của hai giai đoạn, đó là giai đoạn phát triển và giai đoạn toàn thiện (thành tựu). Nhưng đôi khi ba tantra nội cũng được mô tả là thuộc về giai đoạn phát triển, giai đoạn toàn thiện, và đại viên mãn. Tuy nhiên, có những dị biệt trong việc nhấn mạnh vào cái thấy (kiến) và thiền định và sự nhanh chóng của kết quả.
Trong Mahāyoga, những người đã được khai tâm chủ yếu chú trọng tới giai đoạn phát triển, sự quán tưởng mạn đà la Bổn Tôn. Nhờ quán tưởng các sự hiện hữu có tính chất hiện tượng như các Bổn Tôn và các cõi tịnh độ, thân thể, các yếu tố (các đại), và năng lực của các ngài, họ tịnh hóa năm năng lực (hay khí) của năm yếu tố và chuyển hóa các hiện tượng mê lầm thành Cõi Phật. Kết quả là họ đạt được trí tuệ của đại lạc, quang minh, và thoát khỏi các ý niệm. Họ đạt được giải thoát cho bản thân họ ngay trong đời này và có thể đáp ứng những nhu cầu của chúng sinh.
Trong Mahayoga có hai phạm trù giáo lý: tantra và sādhana.
TANTRA
Như Đức Phật đã tiên tri, nhờ năng lực gia hộ của các luận thuyết Kim Cương thừa của Vajrapāni (Kim Cương Thủ) cho năm bậc lỗi lạc, Vua Ja, Vyākaranavajra, người đang thực hành các tantra ngoại, có bảy giấc mơ. Sau đó, nhiều bản văn mật thừa được viết bằng mực khoáng chất ma-la-chít trên giấy vàng và một hình tượng của Vajrapāni cao 0,6m và được làm bằng những viên ngọc quý từ không trung hạ xuống mái cung điện của Vua. Nhà vua thực hiện những lễ cúng dường và cầu nguyện các đối tượng thiêng liêng. Điều này đánh thức nghiệp của Vua là kinh nghiệm trước đây về tantra, và nhà vua thấu hiểu ý nghĩa của chương có tựa đề là Dorje Sempa Zhalthong (Nhận ra Khuôn Mặt của Vajrasattva). Sử dụng chương này và hình tượng của Vajrapāni, Vua thực hành trong sáu tháng. Nhà vua nhìn thấy một linh kiến thanh tịnh về Vajrasattva và nhận từ ngài một giáo huấn tiên tri, phù hợp với tiên tri này Vua đã thực hiện sự tịnh hóa thân xác nhờ giai đoạn phát triển. Vua Ja nhìn thấy Vajrapāni, nhận các giáo lý và những gia hộ, và thấu suốt tất cả những bản văn Mật thừa đã nhận. Sau đó Vajrapāni ban cho nhà vua quán đảnh ý nghĩa tuyệt đối của các giáo lý, và Vajrapāni khuyên Vua nhận những giáo lý truyền khẩu từ Licchavi Vimalakīrti. Sau đó nhà vua tới gặp Vimalakīrti và nhận mười tám tantra32 Mahāyoga, và Vua Ja truyền những giáo lý này cho đại thành tựu giả Kukkurāja.
Vua Ja được các sử gia nhận dạng theo những cách khác biệt. Một số vị nói Vua Ja và Vua Indrabhūti vĩ đại là một người, và một số thì nói vua Ja là con trai của Vua Indrabhūti. Những người khác nói Vua là người thứ hai trong ba Indrabhūti, một nhận định mà Dudjom Rinpoche đã nói trong tác phẩm Lịch sử Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng của ngài có lẽ là nhận định đúng đắn nhất.
SĀDHANA
Phạm trù sādhana cũng có hai phần: kama, Kinh điển, và terma, những kho tàng ẩn dấu được khám phá.
Kama, Các Sādhana Kinh điển
Năm kama (bKa’ Ma), các sādhana Kinh điển, là những sādhana của thân, ngữ, tâm, đức hạnh, và hành động. Chúng được khám phá bởi năm Đạo sư vĩ đại, là những bậc đã đạt được những thành tựu nhờ thực hành các giáo lý này.
Sādhana thân, Jampal Trowö Sang-gyü, và những tantra khác của Đức Văn Thù Phẫn nộ (Yamāntaka) thuộc Phật bộ Tỳ Lô Giá Na, được Đạo sư Manjushrīmitra nhận lãnh. Tantra ngữ, Hayagrīvalīlā, và những tantra Hayagrīva khác thuộc Phật bộ A Di Đà được Nāgārjuna nhận lãnh. Tantra tâm, Herukakalpo, và những tantra Vajraheruka khác (Shrīheruka hay Yang Dag) của Phật bộ Bất Động được Đạo sư Hūmkara nhận lãnh. Tantra đức hạnh, Vajrāmrita của Phật bộ Bảo Sanh, được Vimalamitra nhận lãnh. Tantra hành động, Vajrakīla của Phật bộ Bất Không Thành Tựu được Đạo sư Prabhāhasti nhận lãnh. Guru Rinpoche đã nhận tất cả các tantra từ các Đạo sư đó và đạt được những thành tựu, đặc biệt là Vajraheruka và Vajrakīla, và đưa các giáo lý đó về Tây Tạng.
Terma, các Sādhana của Những Kho tàng Ẩn dấu
Phạm trù terma (gTer Ma) của nhóm sādhana thuộc các tantra Mahāyoga được khởi đầu như sau:
NƠI CHỐN: Trong cõi tịnh độ vô song.
ĐẠO SƯ: Đức Samatabhadra (Phổ Hiền) hiển lộ trong thân tướng an bình là Vajrasattva và trong thân tướng phẫn nộ là Mahottaraheruka.
CÁC ĐỆ TỬ: Sự tự-tỉnh giác của ngài xuất hiện như hội chúng các đệ tử.
THỜI GIAN: Trạng thái bình đẳng vô thủy hoặc vô chung.
GIÁO LÝ: Các tantra nói chung của Kim Cương thừa được giảng dạy bởi âm thanh-kim cương tự nhiên của Pháp tánh.
Guhyapati Vajradharma đã biên soạn năm tantra tổng quát, mười tantra đặc biệt, và nhiều tantra nhánh và sắp xếp chúng trong hình thức những văn bản.35 Ngài phó chúc các giáo lý này cho dākinī Mahākarmendrāni (Las Kyi dBang Mo Ch’e). Bà đặt chúng trong những chiếc hộp và cất dấu tại chaitya (điện thờ, bảo tháp) Shankarakūta (bDe Byed brTsegs Pa) trong mộ địa Shītavana.
Về sau nhờ năng lực thấu thị, tám Đạo sư vĩ đại của Ấn Độ biết rõ về việc cất dấu, và các ngài tụ hội tại mộ địa Shītavana. Dākinī Mahākarmendrānī xuất hiện và trao cho tám Đạo sư tám cái hộp đựng tám tantra đặc biệt. Hộp đựng tantra Yamāntaka được phó chúc cho Manjushrīmitra; hộp đựng tantra Hayagrīva được phó chúc cho Nāgārjuna; Shrīherukā (Yang Dag) cho Hūmkara; Mahottara (Ch’e mCh’og) cho Vimalamitra; Vajrakīla cho Prabhāhasti, Mātarah (Ma Mo) cho Dhanasamskrita, Lokastotrapūja (‘Jigs rTen mCh’od bsTod) cho Rambuguhya, và Vajramantrabhīru (Drag sNgags) cho Shāntigarbha. Mỗi Đạo sư thực hành tantra được chỉ định của mình và nhờ đó đạt được thành tựu. Chiếc hộp đựng Deshek Düpa được phó chúc cho Guru Rinpoche. Guru Rinpoche cũng nhận tất cả các tantra, sādhana, và giáo huấn từ mỗi Đạo sư và đạt được những thành tựu của tất cả các giáo lý đó. Về sau, ngài trao truyền các giáo lý này cho chín đệ tử chính yếu của ngài và hai mươi lăm đệ tử chính ở Tây Tạng.
Dưới đây là dòng của các giáo lý kama và terma chính yếu của Mahāyoga từ Đức Phật Nguyên thủy xuống tới Thầy tôi:
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Các Bồ Tát thuộc ba bộ, Hóa thân.
4. Licchavi Vimalakīrti cùng với bốn bậc lỗi lạc khác.
5. Vua Ja, Vyākaranavajra (hay Indrabhūti Giữa).
6. Kikkurāja, cùng với hội chúng một trăm ngàn đệ tử.
7. Shakraputra, Indrabhūti trẻ với hội chúng mười ngàn đệ tử.
8. Simharāja với hội chúng một ngàn đệ tử.
9. Uparāja với một hội chúng năm trăm đệ tử.
10. Công chúa Gomadevī với hội chúng một trăm đệ tử.
11. Kikkurāja.
12. Līlāvajra, Vetālasukhasiddhi, Rishi Bhāshita, và Nāgārjuna.
13. Līlāvajra trao truyền giáo lý cho Buddhaguhya; Sukhasiddhi truyền cho Vajrahāsya và Hūmkara.
14. Līlāvajra và Buddhguhya truyền cho Vimalamitra, và Buddhaguhya cũng truyền cho Guru Rinpoche. Rishi Bhāshita và Vajrahāsya truyền cho Prabhāhasti. Vajrahāsya cũng truyền cho Shrīsimha, và Prabhāhasti truyền cho Guru Rinpoche. Guru Rinpoche cũng nhận giáo lý Mahāyoga từ chính Vua Ja.
Ở Tây Tạng:
15. Ma Rinchen Chok và Nyak Jnānakumāra nhận sự trao truyền từ Vimalamitra. Nyak cũng nhận sự trao truyền từ Guru Rinpoche.
16. Ma truyền cho Tsuk-ru Rinchen Zhönu và Kyere Chokyong. Nyak truyền cho Sokpo Palkyi Yeshe; Ma và Nyak truyền cho Khu Changchup Ö.
17. Khu, Tsuk-ru, và Kyere trao truyền cho Zhang Gyalwe Yönten.
18. Sokpo và Zhang trao truyền cho Nupchen Sangye Yeshe. Nupchen trở thành vị hộ trì của tất cả những dòng truyền thừa chính của giáo lý Mahāyoga.
19. Nupchen truyền cho Nup Yönten Gyatso và So Yeshe Wangchuk.
20. Cả hai vị trên truyền cho Nyang Sherap Chok.
21. Nyang Sherap Jungne và Yeshe Jungne.
22. Yeshe truyền cho Zurpoche Shākya Jungne vĩ đại.
23. Zurchung Sherap Trakpa (1014-1074).
24. Bốn vị Thukse Kawa (bốn đệ tử chính của Zurchung).
25. Zur Shākya Senge (còn được gọi là Dro-phukpa Chenpo, 1074-?).
26. Tsaktsa Shakdor.
27. Tsak Shākya Jungne.
28. Lantön Dorje Ö.
29. Lan Sönam Gyaltsen.
30. Palden Chökyi Senge.
31. Lan Sangye Pal.
32. Lan Sönam Gönpo.
33. Drölchen Samdrup Dorje (1295-1376).
34. Zur Gendün Bum.
35. Zur Shākya She-nyen.
36. Trao Chöbum.
37. Könchok Zangpo.
38. Lama Dorje Zangpo.
39. Trülzhik Dorje Namgyal.
40. Chatang Matishrī.
41. Karmaguru.
42. Künzang Paljor.
43. Rigdzin Thrinle Lhündrup (1611-1662).
44. Lochen Chögyal Tendzin.
45. Minling Terchen Gyurme Dorje (1646-1714).
46. Minling Gyalse Rinchen Namgyal.
47. Minling Drubwang Shrīnatha.
48. Künkhyen Jigme Lingpa (1730-1798).
49. Dodrupchen Jigme Thrinle Özer Đệ Nhất (1745-1821).
50. Dola Jigme Kalzang (hay Chökyi Lodrö).
51. Dzogchen Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?).
52. Dzogchen Khenpo Pema Vajra (còn được gọi là Damcho Özer).
53. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).
Hoặc sau Minling Terchen:
46. Minling Lochen Dharmashrī.
47. Minling Jetsün Mingyur Paldrön.
48. Minling Gyalse Rinchen Namgyal.
49. Minling Pema Tendzin.
50. Minling Thrinle Namgyal.
51. Minling Jetsün Thrinle Chödrön.
52. Minling Trichen Sangye Künga.
53. Jamyang Khyentse Wangpo.
Dòng kama sau Khyentse Wangpo:
54. Kathok Situ Chökyi Gyatso (1880-1925).
55. Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959).
56. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh năm 1927).
Dòng terma sau Khyentse Wangpo:
54. Zhechen Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal Đệ Tam (1871-1926).
55. Zhechen Kongtrül Pema Tri-me Lodrö (1901-1960?).
56. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh năm 1927).
Hoặc:
54. Kongtrül Yönten Gyatso (1813-1899) của Tu viện Palpung.
55. Dzogchen Rinpoche Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935).
56. Gyarong Namtrül Drodül Karkyi Dorje.
57. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh năm 1927).
ANUYOGA
Trong Anuyoga, toàn thể thế giới được nhìn như Phật trong chân tánh của nó, Pháp giới tối thượng, nhưng không chú trọng nhiều tới giai đoạn phát triển. Anuyoga tập trung vào những giai đoạn toàn thiện trong việc phát triển trí tuệ đại lạc, sự quang minh, và thoát khỏi những ý niệm nhờ tu tập các kinh mạch, năng lực (khí), và tinh túy của thân kim cương của ta. Sau khi chuẩn bị thân thể ta như một phương tiện thiện xảo, đại lạc của bốn niềm vui (dGa’ Ba bZhi) cũng được phát triển với sự hỗ trợ của mạn đà la của mudrā (thủ ấn). Kết quả là hành giả sẽ đạt được giác ngộ.38
Trong thực tế Vua Ja đã nghiên cứu ý nghĩa của toàn bộ tantra từ Vajrapāni (Kim Cương Thủ). Nhưng từ Licchavi Vimalakīrti ngài thọ nhận những tantra của Anu, là những giáo lý được Vajrapāni tiết lộ cho năm bậc lỗi lạc và sau này được Rākshasa Matyaupāyika ghi lại.
DÒNG TRUYỀN THỪA ANUYOGA TANTRA
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Năm bộ Phật, Báo thân.
3. Ba bộ Bồ Tát, Hóa thân.
4. Licchavi Vimalakīrti, Đạo sư đầu tiên trong loài người.
5. Vua Ja, Vyākaranavajra (còn được gọi là Indrabhūti Giữa).
6. Uparāja và ba nam tử của Vua Ja là Shakraputra, Nāgaputra, và Guhyaputra. Shakraputra cũng được gọi là Indrabhūti Trẻ và Kambalapāda (Lva Ba Pa, Người Áo Rách).
7. Kukkurāja sau này nhận các giáo lý này từ Indrabhūti trẻ.
8. Vetālasukha, Zombie (Xác chết sống lại) Đại lạc.
9. Vajrahāsya.
10. Prabhāhasti (còn được gọi là Shākyaprabha).
11. Shākya Senge.
12. Dhanarakshita.
13. Đạo sư Hūmkara.
14. Sukhoddyotaka (bDe Ba gSal Byed).
15. Dharmabodhi ở Magadha, Dharmarājapāla ở Tu viện Nālandā, Vua Vasudhara xứ Nepal, và Tusklak Palge.
16. Chetsen Kye của xứ Trusha (Bru Sha, Gilgit?) nhận các tantra và giáo lý từ bốn vị Thầy trước.
17. Nupchen Sangye Yeshe xứ Tây Tạng nhận giáo lý từ Dharmabodhi và Vasudhara, và đặc biệt từ Chetsen Kye.
Sự trao truyền trực hệ các tantra của Anuyoga, sau Nupchen Sangye Yeshe, thì hầu như giống hệt trao truyền trực hệ của Mahāyoga.
ATIYOGA (Dzopa Chenpo)
Atiyoga nhấn mạnh sự chứng ngộ và viên mãn trí tuệ nguyên sơ trong trẻo hiện diện tự nhiên, bản tánh tối thượng của tâm ta và của thế giới, không bị trói buộc bởi bất kỳ ý niệm, thiên kiến, chiều kích, và những phân loại là đa hay thù. Kết quả là không chỉ có tâm của hành giả hợp nhất với Phật quả, bản tánh tối thượng, mà ngay cả thân của hành giả cũng tan biến thành thân ánh sáng trí tuệ.
Giáo lý Dzopa Chenpo trong 6.400.000 câu kệ, tột đỉnh của các thừa, đã được Đức Vajrasattva tiết lộ cho Prahevajra, Đạo sư Dzopa Chenpo đầu tiên trong loài người. Prahevajra đã biên soạn những câu kệ này thành văn bản và phổ biến chúng.
DÒNG TRUYỀN THỪA ATI YOGA
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje, Kim Cương Hỉ), Hóa thân, Đạo sư đầu tiên trong loài người.
4. Manjushrīmitra. Ngài đã phân chia 6.400.000 câu kệ của Dzopa Chenpo thành ba phạm trù: Semde, Longde, và Me-ngagde. Ngài chia Me-ngagde thành những tantra khẩu truyền (sNan rGyud) và những tantra có tính cách giải thích (bShad rGyud).
5. Shrīsimha. Ngài chia Me-ngagde thành bốn giáo khóa: giáo khóa nội, ngoại, bí mật và bí mật thâm sâu.
6. Jnānasūtra và Guru Rinpoche. Vairochana nhận giáo lý Semde và Longde của Dzogpa Chenpo từ Shrīsimha.
7. Jnānasūtra đã truyền cho Vimalamitra. Vimalamitra cũng trực tiếp nhận sự trao truyền từ Shrīsimha và từ Garab Dorje trong linh kiến thanh tịnh.
Semde và Longde chủ yếu được đưa vào Tây Tạng nhờ Vairochana và Vimalamitra, và Me-ngagde được đưa vào Tây Tạng chủ yếu là nhờ Vimalamitra và Guru Rinpoche.
SEMDE
Semde, giáo khóa về tâm, giảng dạy rằng mọi sự xuất hiện là tâm, tâm là tánh Không, tánh Không là giác tánh nội tại, tánh Không và giác tánh nội tại thì hợp nhất.
Để giảng dạy rằng những sự xuất hiện là tâm, Semde đã phân loại những sự xuất hiện (các hình tướng) như ba đặc tính của tâm: năng lực (rTsal), sự phô diễn (Rol Ba), và các thuộc tính (rGyan). Năng lực của tâm là phương diện của sự đơn thuần nhìn thấy hay tỉnh giác về các sự việc, là điều mà đối với những người bình thường đã trở thành nền tảng để mê lầm thành ra samsāra (luân hồi sinh tử). Sự phô diễn của tâm là sự xuất hiện của ý thức-tâm-bị-ô nhiễm và những tâm thức khác. Các thuộc tính là sự phô diễn của những sự hiện hữu có tính chất hiện tượng, núi non, nhà cửa, thân thể, và v.v.. Sự phô diễn và những thuộc tính đều xuất hiện từ hoặc bởi năng lực của tâm.
Khi đã nhận ra rằng các hiện hữu có tính chất hiện tượng chỉ đơn thuần là sự phô diễn của tâm ta, các thiền giả Semde đã tới được chỗ không còn vướng kẹt vào những gì họ phải thoát khỏi, nhưng họ vẫn chưa thoát khỏi việc bám chấp vào phương tiện của sự tự do đó, là sự tỉnh giác và quang minh của tâm.
Sự tỉnh giác được trình bày trong Semde là một phương diện của sự quang minh và tỉnh giác của tâm, nhưng nó không phải là giác tánh nội tại sâu xa và viên mãn một cách tự nhiên của Me-ngagde.
LONGDE
Longde, giáo khóa về Pháp giới tối thượng,43 dạy rằng phương diện tỉnh giác và quang minh của tâm là tánh Không. Các thiền giả Longde vẫn còn giữ chút ít bám chấp vào tánh Không. Vì thế họ không bị trói buộc trong những điều mà họ thoát khỏi lẫn những phương tiện nhờ đó họ đạt được sự tự do, nhưng vẫn không vượt lên việc ôm giữ tánh Không; vì thế Longde không dẫn ta tới trí tuệ nguyên sơ trần trụi, là cái siêu việt tâm thức.44
SỰ TRAO TRUYỀN TRỰC HỆ CỦA SEMDE VÀ LONGDE
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje, Kim Cương Hỉ), Hóa thân.
4. Manjushrīmitra.
5. Shrīsimha.
6. Vairochana.
7. Nyak Jnānakumāra, Pang-gen Mipham Gönpo, Yudra Nyingpo, Sangtön Yeshe Lama, và Liza Sherap Drönma.
8. Pang-gen trao truyền cho Ngenlam Changchup Gyaltsen. Nyak trao truyền cho Sokpo Palkyi Yeshe.
9. Ngenlam trao truyền cho Zatam Rinchen Yik và Sokpo truyền cho Nupchen Sangye Yeshe.
10. Zatam truyền cho Khugyur Salwe Chok.
11. Nyang Changchup Trak.
12. Nyang Sherap Jungne.
13. Yölmowa Bagom Yeshe Changchup.
14. Dzeng Dharmabodhi.
15. Dzengkar Chose và Kyetse Yeshe Wangchuk.
16. Kyetse truyền cho Zik Yeshe Wangpo.
17. Khenchen Ngurpa.
18. Tutön Vajreshvara.
19. Sönam Gyaltsen.
20. Sherap Gyaltsen.
21. Zhönu Sherap.
22. Zhönu Trakpa.
23. Sangye Zangpo.
24. Tsöndrü Wangchuk.
25. Thazhi Trakpa Rinchen.
26. Shākya Gyalpo.
27. Gölo Zhönu Pal (1392-1481).
28. Chen-ngawa Chökyi Trakpa (1453-1525).
29. Sheltrakpa Chökyi Lodrö.
30. Khyungtsangpa Lodrö Palden.
31. Pangtön, Karmaguru.
32. Pangtön Chöwang Lhündrup.
33. Chöwang Künzang.
34. Pangtön, Künzang Chögyal.
35. Minling Terchen Gyurme Dorje (1646-1714).
36. Minling Lochen Dharmashrī (1654-1717).
37. Minling Jetsün Mingyur Paldrön.
38. Minling Gyalse Rinchen Namgyal.
39. Minling Pema Tendzin.
40. Minling Thrinle Namgyal.
41. Minling Jetsün Thrinle Chödrön.
42. Minling Trichen Sangye Künga.
43. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).
44. Kathok Situ Chökyi Gyatso (1880-1925).
45. Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959).
46. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh năm 1927).
ME-NGAGDE
Me-ngagde, giáo khóa về những giáo huấn tối thượng,45 giảng dạy sự chứng ngộ chân tánh, như nó là, mà không rơi vào những cực đoan hay tạo tác điều gì mới. Chân tánh là sự hợp nhất của ba nguyên lý; tinh túy của tánh Không (sự mở trống), tính chất quang minh, và lòng bi (năng lực) của mọi hiện diện trùm khắp.
Me-ngagde có bốn giáo khóa giáo lý và tu tập: Ngoại, Nội, Bí mật, và Bí mật Thâm sâu. Tất cả những giáo khóa này giống nhau ở điểm là những giáo lý về bản tánh thuần tịnh nguyên sơ (Ka Dag), là giáo lý được gọi là “cắt đứt” (Khregs Ch’od) mọi sự bám chấp. Tuy nhiên, giáo khóa Bí mật Thâm sâu tập trung vào những tu tập viên mãn tự nhiên của các sự xuất hiện (Lhun Grub), là giáo lý được gọi là “tiếp cận trực tiếp” (Thod rGal).
Giáo khóa Ngoại giảng dạy tường tận bản tánh của nền tảng nguyên sơ. Giáo khóa Nội giảng dạy những cách giới thiệu bản tánh với những biểu tượng, ý nghĩa, và tầm quan trọng. Giáo khóa Bí mật giảng dạy bốn phương pháp thiền định tự nhiên (Chog bZhag). Giáo khóa Bí mật Thâm sâu giảng dạy tất cả những chủ đề sau: bản tánh nguyên sơ, sự giải thích những biểu tượng, ý nghĩa, và tầm quan trọng đối với việc giới thiệu chân tánh, sự xuất hiện của bốn thị kiến về các ánh sáng (sNang Ba bZhi) trong con đường, những sự xuất hiện của ánh sáng trong trạng thái trung ấm, và sự thành tựu giải thoát trong pháp giới tối thượng của sự viên mãn tự nhiên.
Trong khi có nhiều tantra và những bản văn hướng dẫn của Me-ngagde, mười chín giáo lý trong số này tạo thành những bản văn gốc của Bí mật Thâm sâu của Me-Ngagde.46
Có nhiều giáo lý Nhánh hay Hướng dẫn (Man Ngag). Các giáo lý hướng dẫn được giảng rõ và cô đọng trong hai truyền thống Nyingthig chính yếu. Truyền thống thứ nhất là những giáo lý chi tiết dành cho/của các học giả (rGya Ch’e Ba Pandita), được Vimalamitra mang về Tây Tạng và được gọi là Vima Nyingthig. Nó chủ yếu được dựa trên Mười bảy tantra và tantra Troma. Truyền thống thứ hai là những giáo lý sâu xa dành cho/của các hành khất (Zab Pa Ku Sa La), do Guru Padmasambhava mang sang Tây Tạng và được gọi là Khandro Nyingthig. Nó chủ yếu được dựa trên tantra Longsal Barma.
Ngoài các tantra nguyên thủy của Nyingthig, các giáo lý Bí mật Thâm sâu của Me-ngagde được dịch sang tiếng Tây Tạng, nhiều giáo lý Nyingthig khác được mang về Tây Tạng chủ yếu là nhờ Vimalamitra và Guru Rinpoche (và cả Vairochana). Một số giáo lý được trao truyền trong những linh kiến thanh tịnh cho những Đạo sư thành tựu vĩ đại bởi những thành tựu giả sống trước đó nhiều thế kỷ. Một số do các Đạo sư khám phá trong trạng thái chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ của các ngài. Một số được các Đạo sư khám phá như các terma,47 là những giáo lý mà các ngài được các Đạo sư giác ngộ trao truyền trong những đời trước và được đánh thức trong đời này để những người khác phát lộ. Các giáo lý đó gồm có Vima Nyingthig, Khandro Nyingthig, Chetsün Nyingthig, Gongpa Zangthal, Katak Rangjung Rangshar, Gongpa Yongdü, Yangti Nakpo, Ati Zaptön Nyingpo, Karma Nyingthig, Longchen Nyingthig, Ösal Nyingthig, Dorsem Nyingthig, và Tsogyal Nyingthig.
Trong tất cả các giáo lý đó có bốn giáo lý trội vượt đối với việc nghiên cứu và thực hành Nyingthig. Các giáo lý này được gọi là hai giáo lý mẹ và hai giáo lý con. Hai giáo lý Nyingthig mẹ là giáo lý được gọi là Vima Nyingthig do Vimalamitra mang về Tây Tạng và giáo lý Khandro Nyingthig do Guru Rinpoche mang về. Hai giáo lý con là những phát hiện của Longchen Rabjam liên quan tới hai giáo lý mẹ. Đó là Lama Yangtig về Vima Nyingthig, và Khandro Yangtig về Khandro Nyingthig, cũng như Zabmo Yangtig về cả hai giáo lý Nyingthig mẹ.
Tuy nhiên, trong hơn hai thế kỷ qua, Longchen Nyingthig, là giáo lý bao gồm tinh túy của tất cả những giáo lý Nyingthig lúc ban đầu, đã trở thành những giáo lý phổ thông và mạnh mẽ nhất về Nyingthig để nghiên cứu và thực hành ở Tây Tạng.
Vì thế, trong quyển sách này, ý định chính yếu của tôi là trình bày một tập hợp ngắn gọn nhưng hàm xúc về tiểu sử của những Đạo sư dòng Longchen Nyingthig. Nhưng trước đó là danh tánh của các Đạo sư dòng truyền thừa Vima Nyingthig và Khandro Nyingthig. Dòng các Đạo sư của những trao truyền này có nguồn gốc từ Đức Phật nguyên thủy xuống tới vương miện cao quý của tôi, Dodrupchen Rinpoche hiện tại.
TRAO TRUYỀN TRỰC HỆ CỦA Vima Nyingthig
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje, Kim Cương Hỉ), Hóa thân, Đạo sư Dzopa Chenpo đầu tiên trong loài người.
4. Manjushrīmitra.
5. Shrīsimha ở Trung quốc.
6. Jnānasūtra.
7. Vimalamitra, người đưa dòng truyền thừa từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Ngài đã trao truyền ba giáo khóa đầu tiên của giáo lý Me-ngagde với những bản văn cho Nyang và bốn người khác ở Tây Tạng. Ngài trao truyền giáo khóa Bí mật Thâm sâu cho nhà Vua, Thái tử Mu-ne Tsepo, Kawa Paltsek, Chok-ro Lü’i Gyaltsen, và Nyang, nhưng đã cất dấu các bản văn ở Kekung tại Samye Chimphu.
8. Nyang Tingdzin Zangpo (thế kỷ thứ 9), người đã cất dấu ở chùa Zha’i trong Thung lũng Drikung những bản văn của ngài thuộc ba giáo khóa đầu tiên và sự khẩu truyền. Ngài đã trao truyền những giáo lý khẩu truyền cho Dro Rinchen Bar.
9. Dro Rinchen Bar.
10. Be Lodrö Wangchuk.
11. Neten Dangma Lhüngyal (thế kỷ 11) khám phá các bản văn do Nyang cất dấu tại chùa Zha’i.
12. Chetsün Senge Wangchuk (thế kỷ 11-12), khám phá các bản văn do Vimalamitra cất dấu tại Kekung ở Samye Chimphu.
13. Zhangtön Tashi Dorje (1097-1167).
14. Se Nyima Bum (1158-1213).
15. Guru Chober (1196-1255).
16. Trülzhik Senge Gyapa (thế kỷ 13).
17. Drupchen Melong Dorje (1243-1303).
18. Rigdzin Kumārādza (1266-1343).
19. Künkhyen Longchen Rabjam (1308-1363). Ngài trở thành Đạo sư quan trọng nhất của truyền thống Nyingma. Sự trao truyền của Khandro và Vima Nyingthig đổ vào ngài, và sau đó ngài đã phổ biến cả hai truyền thống bằng cách khám phá Lama Yangthig về Vima Nyingthig của ngài, Khandro Yangtig về Khandro Nyingthig, và Zabmo Yangtig về cả hai Nyinghthig, và bằng cách kết hợp chúng lại với nhau thành Nyingthig Yabzhi, bốn quyển sách về Nyingthig.
20. Khedrup Khyapdal Lhündrup (thế kỷ 14).
21. Tülku Trakpa Özer.
22. Trülzhik Senge Önpo (thế kỷ 14).
23. Gyalse Dawa Trakpa.
24. Drupchen Künzang Dorje.
25. Künga Gyaltsen Palzang (1497- 1568).
26. Tülku Natsok Rangtröl (1494-1560).
27. Sungtrül Tendzin Trakpa (1536-1597).
28. Tülku Do-ngak Tendzin (1576-1628).
29. Rigdzin Thrinle Lhündrup (1611-1662).
30. Minling Terchen Gyurme Dorje (1646-1714).
31. Minling Gyalse Rinchen Namgyal.
32. Minling Khenchen Ogyen Tendzin Dorje.
33. Dzogchen Rinpoche Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?).
34. Gyarong Namtrül Künzang Thekchok Dorje.
35. Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima Đệ Tam (1865-1926).
36. Gekong Khenpo Künzang Palden.
37. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh 1927).
Hoặc:
32. U Chörap?
33. Minling Drubwang Shrīnatha
34. Rigdzin Jigme Lingpa (1730-1798).
35. Dodrupchen Jigme Thrinle Özer Đệ Nhất (1745-1821).
36. Dzogchen Rinpoche Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ và Dola Jigme Kalzang.
37. Từ cả hai Gyalse Zhenphen Thaye (1800?).
38. Khenchen Pema Dorje của Tu viện Dzogchen.
39. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).
40. Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima Đệ Tam (1865-1926).
41. Gekong Khenpo Künzang Palden (1872-1943).
42. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo Đệ Tứ (sinh 1927).
SỰ TRAO TRUYỀN TRỰC HỆ CỦA Khandro Nyingthig
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje, Kim Cương Hỉ), Hóa thân.
4. Shrīsimha.
5. Guru Rinpoche (Padmasambhava, Liên Hoa Sanh), người mang giáo lý tới Tây Tạng.
6a. Khandro Yeshe Tsogyal, Chögyal Trisong Detsen, và Lhacham Pemasal. Yeshe Tsogyal giúp Guru Rinpoche cất dấu giáo lý Khandro Nyingthig như một terma.
6b. Pema Ledreltsal (1291-1319?). tái sinh của Lhacham Pemasal và là người khám phá giáo lý Khandro Nyingthig như một terma.
7. Gyalse Lekpa (1290-1366/7).
8. Longchen Rabjam (1308-1363).
9. Yeshe Rabjam.
10. Khedrup Samten.
11. Jinpa Zangpo.
12. Sönam Rinchen.
13. Ngawang Pema.
14. Sönam Wangpo.
15. Rigdzin Chökyi Gyatso.
16. Dzogchen Rinpoche Pema Rigdzin Đệ Nhất (1625-1697).
17. Namkha Ösal.
18. Dzogchen Gyurme Thekchok Tendzin Đệ Nhị (1699-?).
19. Nyila Pema Tendzin.
20. Tendzin Dargye.
21. Dzogchen Rinpoche Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
22. Dzogchen Gyarong Namtrül Künzang Thekchok Dorje Đệ Nhị.
23. Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima Đệ Tam (1865-1926).
24. Gekong Khenpo Künzang Palden.
25. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzang Đệ Tứ (sinh 1927).
Hoặc:
13. Zablung Tülku.
14. Sönam Rinchen.
15. Karmaguru.
16. Künzang Paljor.
17. Tülku Do-ngak Tendzin (1576-1628).
18. Rigdzin Thrinle Lhündrup (1611-1662).
19. Minling Terchen Gyurme Dorje (1646-1714).
20. Minling Gyalse Rinchen Namgyal.
21. Minling Drubwang Shrīnatha.
22. Rigdzin Jigme Lingpa (1730-1798).
23. Dodrupchen Jigme Thrinle Özer Đệ Nhất (1745-1821).
24. Dola Jigme Kalzang.
25. Dzogchen Gyalse Zhenphen Thaye (1800?).
26. Dzogchen Khenpo Pema Dorje.
27. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).
28. Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima Đệ Tam (1865-1926).
29. Gekong Khenpo Künzang Palden (1872-1943).
30. Dodrupchen Thupten Thrinle Palzang Đệ Tứ (sinh 1927).